Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạnh Phú

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 37 - 40)

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Thạnh Phú là huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nằm trên cù lao Minh; Bắc giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri; Nam giáp sông Cổ Chiên; ngăn cách với tỉnh Trà Vinh; Tây giáp huyện Mỏ Cày Nam; Đông giáp biển. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Thạnh Phú và 17 xã là: Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Thới Thạnh, Quới Điền, Mỹ Hưng, Mỹ An, Hòa Lợi, Bình Thạnh, An Thạnh, An Điền, An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Hải, Thạnh Phong.

Thạnh Phú nằm ở tận cùng của cù lao Minh, hai mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển. Đây là nơi khởi đầu cho chuyến hành trình vượt biển ra miền Bắc của nữ tướng Nguyễn Thị Định vào năm 1946 nhằm mở đường chi viện của Trung ương cho chiến trường miền Nam. Thạnh Phú cũng là nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307. Trong những năm 1954 - 1975, xã Thạnh Phong, Thạnh Phú lại một lần nữa trở thành đầu cầu tiếp nhận vũ khí chi viện cho chiến trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển [43].

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thạnh Phú được hình thành từ đất phù sa của sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ và hiện nay, bãi biển Thạnh Phú vẫn lấn dần ra phía biển Đơng. Nhiều cồn cát nhơ lên ngồi khơi báo hiệu diện tích tương lai của huyện sẽ còn mở rộng [43].

Thạnh Phú là một trong ba huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối cù lao Minh, giáp mặt biển Đông chạy dài 25 km tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng. Ở ven biển, ven sông là những dải rừng ráng, chà là, dừa nước, bần, mắm, đước, vẹt v.v... Diện tích chung tồn huyện là 41.180 ha, bao gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn ven biển. Phần lớn đất đai Thạnh Phú chịu tác động thủy triều biển Đông bị nhiễm mặn, còn lại các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện Mỏ Cày Nam thuộc vùng nước lợ [43].

3.1.2 Kinh tế

Thế mạnh kinh tế của Thạnh Phú là nông - lâm - ngư nghiệp. Những năm gần đây, huyện đang chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển ngư nghiệp. Diện tích đồng lúa bị thu hẹp dần lại, nhường chỗ cho các đầm nuôi tôm. Con nghêu, một đặc sản của vùng biển Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng là nguồn lợi quan trọng, nuôi sống hàng ngàn người dân ven biển. Đến nay, huyện đã hình thành được 3 tiểu vùng chuyên sản xuất:

Tiểu vùng 1: gồm 9 xã phía Tây của huyện giáp với huyện Mỏ Cày Nam (Phú Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Thới Thạnh, Hồ Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân Phong và một phần thị trấn Thạnh Phú) là vùng lúa 2 vụ/năm, có diện tích hơn 6.000 ha.

Tiểu vùng 2: tức vùng giữa của huyện gồm các xã An Thạnh, Mỹ An, An Qui,

An Thuận, An Điền và một phần của thị trấn Thạnh Phú, xấp xỉ 7.000 ha, được quy hoạch luân canh một vụ tôm vào mùa nắng và một vụ lúa vào mùa mưa, đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Tiểu vùng 3: vùng ven biển, gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong,

Thạnh Hải là vùng chuyên nuôi tơm. Diện tích đầm, ao ni tơm đến năm 1999 chiếm khoảng 5.000 ha. Khả năng có thể mở rộng diện tích ni tơm lên gấp đơi trong những năm tiếp theo.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 10,3%. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng tăng năng suất chất lượng và hiệu quả, mơ hình trồng xen, nuôi xen tiếp tục được nhân rộng, ni thủy sản được duy trì và phát triển. Tồn huyện có 564 cơ sở sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 1.630 lao động. Các sản phẩm chủ yếu của huyện là thảm các loại, chiếu xuất khẩu, xay xát lúa gạo, sản phẩm cơ khí,… đều tăng so cùng kỳ năm trước. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được triển khai xây dựng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng ước đạt 120 tỷ đồng. Các chợ trên địa bàn được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân kinh doanh và phục vụ tốt nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên, kinh tế huyện vẫn cịn nhiều khó khăn hạn chế như tốc độ tăng trưởng đạt thấp so với cùng kỳ năm trước, nuôi thủy sản còn tự phát nhất là những đối tượng mới như tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá bống tượng,…chưa có quy hoạch vùng ni cụ thể. Môi trường nuôi không ổn định, quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, năng suất chưa cao. Giá cả hàng nơng sản tuy có diễn biến tích cực nhưng giá đầu vào tăng cao nên LN còn thấp [43].

3.1.3 Xã hội

Là huyện vùng sâu của tỉnh Bến Tre, đất đai phần lớn bị nhiễm mặn, việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của dân gặp khơng ít khó khăn. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, hạ tầng xã hội và đời sống nhân dân huyện Thạnh Phú đã phần nào được cải thiện [43].

Về giáo dục: năm học 1999 - 2000, tồn huyện có một trường phổ thơng trung học lớn, một trường tiểu học bán công, 15 trường trung học cơ sở. Mỗi xã đều có trường trung học hồn chỉnh. Tồn huyện có khoảng 500 phịng học, khơng còn hiện tượng học 03 ca, 73% trường được ngói hóa. Cứ 4,5 người dân có một người đi học, so với tỷ lệ 04 người dân có một người đi học của toàn tỉnh.

Về y tế: năm 2000, tồn huyện có 18 trạm xá trên 16 xã, với 17 bác sĩ. Y tế huyện có khả năng khống chế được những dịch bệnh thông thường. Từ năm 2001 đến nay, huyện Thạnh Phú luôn thực hiện nghiêm túc “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010”, trong năm 2008 Thạnh Phú có 03 đơn vị (thị trấn Thạnh Phú, xã An Qui, xã An Nhơn) đã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 37 - 40)