Một số khái niệm trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 30 - 33)

1.3.1 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chia ra các quan hệ về lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích

kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không tăng hiệu quả.

1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật

Với sự phát triển của ngành NTTS trong những năm gần đây nhằm giúp cho nơng hộ có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và học hỏi kỹ thuật nuôi từ các nhà khoa học, từ đó có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật này sẽ đạt được một số kết quả nhất định cho người nuôi TCX cũng như toàn bộ ngành Thủy sản.

1.3.3 Hiệu quả xã hội

Trong những năm gần đây nghề NTTS phát triển củng tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tham quan học hỏi kiến thức, củng như được sự hỗ trợ của các ban ngành, các chương trình khuyến ngư, các phương tiện truyền thông (sách, báo, đài, nhịp cầu nhà nơng) tích cực đóng góp những cơng trình khoa học tạo điều kiện cho người nông dân nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học tiên tiến vào thực tế góp phần phát triền kinh tế vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng nước lợ. Từ đó tạo điều kiện cho các Sở, ban ngành cải tạo và nâng cao các hệ thống kênh thủy lợi, đê bao và ngân hàng cũng góp phần cho vay vốn phục vụ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả xã hội phục vụ trong sản xuất.

Sự phát triển của ngành NTTS nói chung và nghề ni TCX nói riêng khơng chỉ có nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của con người mà còn cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nền kinh tế, đồng thời góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống và tạo công ăn việc làm (tận dụng lao động gia đình, diện tích mặt nước có sẵn và lao động nhàn rỗi …), giảm sức ép về lực lượng lao động thất nghiệp, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện mức sống cho nơng hộ và góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả sử dụng các tiềm năng diện tích đất và nước.

Tác động với mơi trường: phát triển NTTS nói chung và ni TCX nói riêng sẽ làm giảm mơi trường nước. Đặc biệt là chất thải do thức ăn thừa, do vật ni bài tiết, do các hóa chất và thuốc sử dụng để phịng trị bệnh cho tơm cá, các chế phẩm sinh học

sử dụng trong ao nuôi đã gây ô nhiễm và làm suy giảm chất lượng môi trường nước ……Trái lại phong trào NTTS phát triển thì các tuyến kênh nội đồng được nạo vét, nâng cấp làm cho lượng nước lưu thông hơn và tăng khả năng rửa phèn, giảm bớt lượng thuốc hóa chất tích trữ tồn lưu trong nội đồng. Từ đó, mơi trường nước được cải thiện và phong trào NTTS phát triển bền vững [36].

1.3.4 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển nhằm đạt được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển để đạt được nhu cầu của thế hệ tương lai. Định nghĩa trên được đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) [31], [68], [69]. Hiện nay phát triển bền vững được xem là chiến lược và mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại [69].

Ngoài định nghĩa phát triển bền vững này cịn có nhiều định nghĩa phát triển bền vững khác, tuy có những điểm mâu thuẫn nhau, nhưng các định nghĩa đều thống nhất phát triển bền vững phải đáp ứng được một số đòi hỏi cơ bản sau [68]:

(i) Về mặt kinh tế, nó khơng được làm bần cùng hố một nhóm trong khi làm giàu cho một nhóm khác;

(ii) Về mặt sinh thái, nó khơng làm xuống cấp sự đa dạng và năng suất sinh học của hệ sinh thái và các yếu tố quan trọng cần cho sự sống;

(iii) Về mặt chính trị và xã hội, nó phải có vai trị liên kết, hành động với tham gia của các ngành, cá nhân và hợp tác quốc tế [60].

Hiện nay để phát triển NTTS bền vững, chúng ta phải hiểu rõ và đánh giá được các tác động của các mối quan hệ: (i) quá trình xây dựng ao nuôi với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học; (ii) sự phát triển của các sinh vật trong chuỗi thức ăn; (iii) yếu tố môi trường do sử dụng thức ăn; (iv) dịch bệnh và chất thải từ hoạt động NTTS vào môi trường tự nhiên; (v) kinh tế - xã hội và các cơng trình cơng cộng; (vi) quần đàn thuỷ sinh vật tự nhiên và (vii) tác động đến cấu trúc gen quần đàn tự nhiên [47].

Do đó, NTTS bền vững là chỉ các hoạt động liên quan tới nuôi trồng để đem lại các giá trị cho con người và được xã hội chấp nhận; đồng thời cũng thể hiện được các hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, môi trường thủy sinh vật và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm trên toàn thế giới, cho thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong tương lai [50].

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)