Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi tôm

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 47 - 51)

3.3 Hiện trạng kỹ thuật nuôi TCX ruộng lúa

3.3.2Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi tôm

Theo Phạm Xuân Thủy (2004) và Lê Vũ Phương (2005), việc cải tạo ao đìa ni tôm là một trong những khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật ni tơm, có

ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng tôm nuôi [36], [25]. Hầu hết các hộ nuôi TCX ruộng lúa trên địa bàn khảo sát đều thực hiện công tác cải tạo ruộng nuôi trước khi thả giống. Các bước tiến hành cải tạo theo quy trình: cày xới ruộng ni, phơi đáy ruộng, bơm bùn, khử trùng, diệt tạp, cấm chà và được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kỹ thuật cải tạo ruộng nuôi TCX trước mỗi vụ nuôi

Diễn giải Đvt Mỹ An (n = 40) An Thuận (n = 40) An Điền (n = 40) Tổng (n = 120)

Thời gian cải tạo

+ Trung bình ngày 15 ± 7 12 ± 5 15 ± 7 14 ± 7 + Khoảng biến động ngày 4 ÷ 30 4 ÷ 25 2 ÷ 30 2 ÷ 30

Cày xới ruộng ni

+ Có % 57,5 17,5 2,5 25,8 + Không % 42,5 82,5 97,5 74,2 Phơi đáy + Có % 20,0 75,0 30,0 41,7 + Không % 80,0 25,0 70,0 58,3 Bơm bùn + Có % 80,0 92,5 22,5 65,0 + Không % 20,0 7,5 77,5 35,0 Khử trùng + Có % 57,5 45,0 10,0 37,5 + Không % 42,5 55,0 90,0 62,5 Diệt tạp + Có % 100 97,5 92,5 95,8 + Không % - 2,5 7,5 4,2 Cấm chà + Có % 10 25,0 17,5 17,5 + Không % 90 75,0 82,5 82,5

3.3.2.1 Thời gian cải tạo ruộng nuôi

Hầu hết các ruộng nuôi đều được cải tạo trước khi thả giống, thời gian cải tạo trung bình 14 ± 7 ngày (khoảng biến động 02 ÷ 30 ngày). Đối với những ruộng ni có nền đáy cạn thì thời gian cải tạo ngắn hơn (An Thuận 12 ± 5 ngày), đối với những ruộng có nền đáy sâu và có diện tích ruộng lớn nên điều kiện bơm cạn nước để cải tạo gặp nhiều khó khăn, do đó thời gian cải tạo lâu hơn (Mỹ An và An Điền 15 ± 7 ngày).

3.3.2.2 Cày xới, phơi đáy, bơm bùn ruộng nuôi

Kết quả khảo sát tại bảng 3.6 cho thấy, có 31 hộ cày xới ruộng nuôi chiếm 25,8% và không cày xới đáy ruộng nuôi là 89 hộ chiếm 74,2%. Việc cày xới ruộng nuôi rất

được người nuôi vùng Mỹ An quan tâm nên số hộ cày xới ruộng nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất (57,5%), kế đến là vùng nuôi An Thuận (17,5%) và thấp nhất là An Điền (2,5%).

Tùy theo điều kiện vùng ni mà có tỷ lệ phơi đáy ruộng ni khác nhau, trong 120 hộ khảo sát (bảng 3.16) có 50 hộ (chiếm 41,7%) phơi đáy ruộng ni và có 70 hộ (chiếm 58,3%) khơng phơi. Do tính chất của địa hình nên nền đáy ruộng ni trên địa bàn xã An Thuận cao, rất dễ dàng phơi đáy ruộng nên tỷ lệ hộ phơi đáy ruộng nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất 75,0%. Trong khi đó nền đáy ruộng ni trên địa bàn xã Mỹ An và An Điền thấp nên tỷ lệ phơi đáy ruộng nuôi không cao (khoảng 20 ÷ 30%).

Bơm bùn ruộng nuôi nhằm loại bỏ chất thải của tơm, thức ăn dư thừa … có 78 hộ bơm bùn đáy chiếm 65,0% và 42 hộ không chiếm 35,0%, hầu hết các hộ nuôi bơm bùn lên ruộng ni. Vùng ni Mỹ An có số hộ nuôi bơm bùn ruộng nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất (92,5%), kế đến là vùng nuôi xã An Thuận (80,0%) và thấp nhất là An Điền (22,5%). Kết quả trên cho thấy, việc cài xới và bơm bùn ruộng nuôi được các hộ nuôi xã Mỹ An thực hiện khá tốt, từ đó sẽ hạn chế được dịch bệnh và nâng cao tỷ lệ sống trong q trình ni.

3.3.2.2 Sử dụng vôi và thuốc diệt tạp

Theo Phạm Xuân Thủy (2004), vơi có rất nhiều tác dụng trong các ao ni tơm: trung hịa acid, tăng pH trong nước và bùn ao, tăng khả năng đệm, tăng lượng CO2 cho quá trình quang hợp của thực vật phù du, tạo keo kết tủa, tăng hiệu quả của phốtpho có trong bùn, tăng khả năng sản xuất sinh khối của sinh vật trong ao nuôi [36].

Hầu hết các ruộng nuôi đều được bơm bùn nhằm loại bỏ chất thải và tạp chất trong ruộng nuôi, đồng thời dùng vôi để khử trùng. Trong 120 hộ khảo sát, có 45 số hộ nuôi sử dụng vôi để khử trùng (chiếm 37,5%) và 75 hộ không sử dụng (chiếm 62,5%).

Lượng vơi sử dụng diệt tạp trung bình 45,6 ± 26,7 kg/1000 m2 (khoảng biến động 16 ÷ 125 kg/1000 m2), tùy thuộc vào độ pH của đất xây dựng ao nuôi và loại vôi. Một số loại vôi sử dụng để khử trùng ở địa bàn nghiên cứu như CaCO3, CaMg(CO3)2, Ca(OH)2, CaO. Kết quả trên cho thấy, người nuôi trên địa bàn khảo sát chưa quan tâm đến khử trùng ruộng nuôi. Nếu không khử trùng ruộng nuôi, trong quá trình ni tơm sẽ phát sinh nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế nghề nuôi.

được điều tra có 115 hộ sử dụng dây thuốc cá để diệt cá (chiếm 95,8%) và có 05 hộ khơng sử dụng chiếm 4,2%. Lượng rễ thuốc cá được người nuôi sử dụng để diệt tạp trung bình 1,1 ± 0,6 ppm.

3.3.2.3 Cắm chà (thả chà)

Trong ni TCX, chà hay cịn gọi là giá thể có những vai trị rất quan trọng. Chà tạo nơi cho tôm bám và trú ẩn, đặc biệt là lúc tôm lột xác, làm giảm hiện tượng ăn thịt nhau của tôm. Trong trường hợp đáy ruộng q bẩn, tơm khơng thích sống ở đáy ruộng thì chà là nơi để cho tơm bám. Điều này giúp tôm giảm được bệnh tật do nền đáy gây ra. Trong thực tế, chà cịn có vai trị quan trọng là hạn chế việc chài lưới, đánh cắp tôm [16]. Các loại chà này cần phải phơi kỹ và ngâm trong nước một thời gian trước khi sử dụng cho tơm vì có thể làm ơ nhiễm nước ni tơm nếu cịn tươi. Các loại cây được người nuôi sử dụng để cắm chà như cây lức, mắn, bần. Các loại chà được bó lại và cắm thành từng cụm trong ruộng ni. Chà được cắm thấp hơn mặt nước nhằm tránh hiện tượng rong nhớt phát triển dày đặc trên chà.

Trong 120 hộ điều tra, có 21 hộ cắm chà ni tơm (chiếm 17,5%), trong đó có 14 hộ cắm chà trước khi thả tôm (chiếm 11,7%) và 07 hộ thả chà sau khi thả giống (chiếm 5,8%). Vùng nuôi An Thuận có số hộ ni cắm chà chiến tỷ lệ cao nhất (25%), kế đến là An Điền (17,5%) và thấp nhất là xã Mỹ An (10%).

3.3.2.4 Gây màu nước

Bón phân gây màu nước là một trong những công đoạn tiền đề trong nghề nuôi tôm, nhằm tạo nguồn thức ăn cơ sở đồng thời cũng tạo môi trường tối ưu và phù hợp cho tôm giống tồn tại và phát triển. Chỉ có 11 hộ trong 120 hộ điều tra có gây màu nước trước khi thả tơm (chiếm 9,2%), trong đó có 05 hộ sử dụng phân vơ cơ chiếm 4,2% và 06 hộ sử dụng phân hữu cơ chiếm 5,0%. Qua đó cho thấy các hộ nuôi chưa quan tâm công đoạn gây màu nước để tạo nguồn thức ăn cơ sở trong ruộng nuôi.

3.3.2.5 Trang thiết bị nuôi tôm

Tất cả các hộ được khảo sát có chài để kiểm tra tơm, có 45 hộ trang bị máy bơm nước (chiếm 37,5%) và có 64 hộ có sàng cho ăn (chiếm 53,3%). Chỉ có 02 hộ ni ở xã Mỹ An có cối xay thức ăn cho tôm (chiếm 1,7%). Do kỹ thuật ni TCX ruộng lúa cịn đơn giản nên việc đầu tư trang thiết bị trong ni TCX cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 47 - 51)