Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển nhằm đạt được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển để đạt được nhu cầu của thế hệ tương lai. Định nghĩa trên được đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) [31], [68], [69]. Hiện nay phát triển bền vững được xem là chiến lược và mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại [69].
Ngoài định nghĩa phát triển bền vững này còn có nhiều định nghĩa phát triển bền vững khác, tuy có những điểm mâu thuẫn nhau, nhưng các định nghĩa đều thống nhất phát triển bền vững phải đáp ứng được một số đòi hỏi cơ bản sau [68]:
(i) Về mặt kinh tế, nó không được làm bần cùng hoá một nhóm trong khi làm giàu cho một nhóm khác;
(ii) Về mặt sinh thái, nó không làm xuống cấp sự đa dạng và năng suất sinh học của hệ sinh thái và các yếu tố quan trọng cần cho sự sống;
(iii) Về mặt chính trị và xã hội, nó phải có vai trò liên kết, hành động với tham gia của các ngành, cá nhân và hợp tác quốc tế [60].
Hiện nay để phát triển NTTS bền vững, chúng ta phải hiểu rõ và đánh giá được các tác động của các mối quan hệ: (i) quá trình xây dựng ao nuôi với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học; (ii) sự phát triển của các sinh vật trong chuỗi thức ăn; (iii) yếu tố môi trường do sử dụng thức ăn; (iv) dịch bệnh và chất thải từ hoạt động NTTS vào môi trường tự nhiên; (v) kinh tế - xã hội và các công trình công cộng; (vi) quần đàn thuỷ sinh vật tự nhiên và (vii) tác động đến cấu trúc gen quần đàn tự nhiên [47].
Do đó, NTTS bền vững là chỉ các hoạt động liên quan tới nuôi trồng để đem lại các giá trị cho con người và được xã hội chấp nhận; đồng thời cũng thể hiện được các hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, môi trường thủy sinh vật và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm trên toàn thế giới, cho thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong tương lai [50].
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU