Quy mô tổ chức phân phối

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội (Trang 26)

Quy mô tổ chức phân phối thể hiện mật độ và sự bao phủ thị trường mục tiêu về mặt địa lý, là tần suất xuất hiện của các địa điểm bán lẻ cùng một thương hiệu trên vùng thị trường. Quy mô tổ chức phân phối thể hiện sự lớn mạnh về khả năng tổ chức, sức mạnh về tài chính, khả năng nhân lực và tạo hình ảnh cho doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau. Quy mô tổ chức phân phối thể hiện khả năng phục vụ người tiêu dùng trên diện rộng, tạo ra sự tiện ích về không gian cho khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng khi có quyết định mua sắm. Quy mô tổ chức phân phối tạo ra hình ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng tạo ra sự hình ảnh quen thuộc khi khách hàng vào bất kỳ của hàng, siêu thị nào của công ty. Chính vì vậy quy mô phân phối của doanh nghiệp bán lẻ trở nên tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường đối với các đối thủ khác.

1.2.4. Chất lƣợng dịch vụ trong và sau bán hàng

Đối với các nhà cung cấp bán lẻ, chất lượng và dịch vụ trong và sau bán hàng được quan tâm hàng đầu. Người tiêu dùng hiện nay đòi hỏi chế độ dịch vụ trong và sau bán hàng phải thực sự tốt, đáp ứng các thắc mắc của khách hàng khi mua sản phẩm. Chất lượng dịch vụ trong và sau bán hàng thể hiện ở các điểm như phong cách phục vụ, thái độ nhân viên bán hàng, quy trình mua bán hàng có thuận lợi cho người tiêu dùng hay không, các phương pháp giải quyết thắc mắc của khách hàng, sự tiện ích trong thanh khoản, hệ thống bán hàng có hiện đại hay không… Các dịch vụ sau bán hàng thể hiện bởi các điểm như: quy chế bảo hành, các chương trình chăm sóc khách hàng sau khi mua… là một trong những yếu tố tăng thêm uy tín, hình ảnh của công ty đối với

khách hàng. Ngoài ra chất lượng dịch vụ trong và sau bán hàng còn thể hiện hình ảnh văn hoá ứng xử của nhà bán lẻ, nó sẽ tạo ra hình ảnh có ấn tượng tốt hay xấu, là thước đo để khách hàng so sánh đối với các nhà cung cấp khác. Chính vì vậy các chính sách dịch vụ trong và sau bán hàng trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đồng thời các chính sách dịch vụ đó tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

1.2.5. Tiêu chí về nhân lực

Nhân lực vừa là nhân tố vừa là tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nhân lực thể hiện phong cách làm việc, năng suất lao động cũng như trình độ quản lý. Một doanh nghiệp bán lẻ cần phải có đội ngũ nhân lực đủ mạnh, có trình độ ngoài ra phải có kỹ năng, nghiệp vụ bán hàng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giới thiệu sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, có thể xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các vị trí lãnh đạo quản lý phải có năng lực quản trị chiến lược phù hợp với sự vận động của thị trường bán lẻ. Các phương hướng kinh doanh được đưa ra và triển khai thông qua hệ thống nhân sự sẽ có kết quả khác nhau nếu trình độ nhân sự khác nhau, do đó trình độ nhân sự và các hoạt động nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nhân lực và sự hiệu quả hoạt động bộ máy nhân sự trở thành tiêu trí không thể thiếu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.6. Khả năng huy động vốn và tăng quy mô đầu tƣ

Khả năng huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp hay trên thị trường tài chính để nâng cao quy mô đầu tư thể hiện trình độ cũng như khả năng tìm kiếm các nguồn lực về tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán lẻ là doanh nghiệp rất cần huy động mọi nguồn lực để đảm bảo dịch vụ cung ứng của mình đạt hiệu quả cao nhất về tài chính như: huy động qua cán bộ

công nhân viên, huy động qua thị trường tài chính hay huy động bằng cách chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp… Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, nó đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Chính tầm quan trọng như vậy việc sử dụng và huy động nguồn lực tài chính là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

1.2.7. Khả năng tạo hệ thống nguồn cung ứng hàng hoá

Doanh nghiệp bán lẻ là nhà trung gian phân phối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối tới khách hàng chính vì vậy hệ thống cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp bán lẻ là nhân tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến giá cả, chất lượng, các chính sách bảo hành, sự đảm bảo nguồn cung hàng, thương hiệu sản phẩm công ty sẽ bán ra thị trường. Khả năng tạo ra hệ thống nguồn cung tốt, sẽ đảm bảo sự lưu thông hàng hoá ổn định, giá thành hạ, có nhiều sự chọn lựa, tạo ra tính cạnh tranh đầu vào của doanh nghiệp. Ngoài ra các mối quan hệ với các nguồn cung cấp, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nhiều về các chiến lược quảng bá, xúc tiến bán hàng, tài trợ giá các sản phẩm mà nhà sản xuất đó phân phối cung cấp, tạo điều kiện nâng cao thương hiệu sản phẩm cũng như thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu cũng như thị phần. Chính vì vậy hệ thống nguồn cung và sự lựa chọn nguồn cung một cách phù hợp là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bán lẻ đảm bảo hàng hoá đầu vào với lợi thế nhất từ đó có những hỗ trợ không nhỏ trong việc nâng cao khả năng bán hàng, chiếm lĩnh và thu hút thị phần mục tiêu. Mức độ hợp tác của doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung ứng đầu vào hàng hoá tạo ra sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì vậy, hệ thống các nhà cung ấp sản phẩm đầu vào là thước đo đánh giá về khả năng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ.

1.3. Các nhân tố môi trƣờng bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ của doanh nghiệp bán lẻ

1.3.1 Môi trƣờng kinh tế

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới vì đã có những thay đổi rất lớn trong chính sách kinh tế. Từ năm 1996 đến nay trải qua hai kế hoạch 5 năm ( 1996-2000) và (2001- 2005), nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự to lớn và nổi bật: tăng trưởng kinh tế nhanh (có năm đứng thứ 2 thế giới về tăng trưởng kinh tế chỉ sau Trung Quốc); mức thu nhập của người dân, mức sống ngày càng được nâng cao và ổn định; môi trường xã hội ngày càng phát triển văn minh hiện đại đặc biệt là những thành phố lớn. Những năm qua Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn đứng thứ 4 trên thế giới (2007) với mức tiêu dùng lên tới hơn 726.113 tỷ đồng ( tương đương 44,8 tỷ USD) tăng khoảng 25% so với năm 2006 ( theo báo www.vnexpress.net ra ngày 28/12/2007), đã chứng tỏ thu nhập và mức tiêu dùng của người dân Việt Nam đang ở trong trạng thái bùng nổ.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2006, theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2007, ước đạt 580.710,1 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm 2005. Cơ cấu các ngành thì thương nghiệp chiếm 77,7% tổng số với mức tăng là 20,7%, khách sạn, nhà hàng tăng 21,7%, du lịch tăng 21,17% so với năm 2005.

Thu nhập đầu người bình quân của Việt Nam liên tục tăng, như năm 2007 thu nhập bình quân trung bình 640USD/1 người/năm, con số này ở khu vực đô thị là 1000-1900 USD/1người/năm. Đồng thời sự phát triển kinh tế mãnh liệt đó, tốc độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp hoá, văn minh hiện đại đã tác động trực tiếp đến phong cách mua sắm và thay đổi thói quen tiêu dùng.

Comment [U4]: nguồn số liệu?

Nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhanh và mạnh như vậy là do có chính sách đổi mới kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Tháng 11-2006 Việt Nam đánh dấu bước hội nhập nền kinh tế thế giới bằng việc được kết nạp là thành viên chính thức WTO. Theo lộ trình cam kết, thị trường của Việt Nam sẽ mở cửa tự do, môi trường kinh tế của Việt Nam sẽ được điều tiết theo quy luật kinh tế thị trường. Các thành phần kinh tế trước kia được Nhà nước bảo hộ, thị trường không có tính cạnh tranh quyết liệt cho đến nay buộc phải thay đổi chính sách kinh doanh kiểu cũ của mình bằng các chính sách chiến lược kinh doanh mới, nhằm đối mặt với môi trường kinh tế có sức cạnh tranh khốc liệt. Sự phát triển nền kinh tế đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi, rất nhiều doanh nghiệp không chịu đổi mới, không tuân theo quy luật thị trường đã mất đi tính cạnh tranh và lần lượt phá sản hoặc ở tình trạng suy thoái. Chính vì vậy sự phát triển mạnh của nền kinh tế vừa là cơ hội vừa là sức ép rất lớn đã buộc các doanh nghiệp xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh mới có thể đứng vững, tồn tại và phát triển.

Sự phát triển kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường bán lẻ, kinh tế phát triển, người dân ngày càng có thu nhập cao, nhu cầu mua sắm cũng như nhu cầu được phục vụ đã trở thành thói quen mới, cách thức bán hàng, phục vụ kiểu truyền thống không còn phù hợp, đây là nhân tố buộc các nhà bán lẻ trong nước phải tổ chức hệ thống bán lẻ mới, hiện đại mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mới có thể cạnh tranh và đứng vững được khi nền kinh tế đã phát triển với mức độ hoàn toàn tự do.

Như vậy môi trường kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển mạnh, được điều tiết bởi nền kinh tế thị trường đã trở thành cơ hội cũng như sức ép đối với các doanh nghiệp bàn lẻ nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung, trong môi trường kinh tế đó, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp

buộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Năng lực cạnh tranh chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong môi trường kinh tế hiện nay.

1.3.2. Môi trƣờng chính trị, pháp luật

Về thể chế chính trị, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có sự ổn định nhất thế giới. Đánh giá này đã đem lại cho Việt Nam lòng tin, và nhiều cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Yếu tố chính trị được các nhà đầu tư cho là rất nhạy cảm và tạo ra sự an tâm khi đầu tư, chính vì vậy thể chế chính trị Việt Nam ổn định là tiền đề rất lớn để thu hút và phát triển kinh tế. Khi đầu tư trong môi trường chính trị ổn định, doanh nghiệp bán lẻ hoàn toàn có thể yên tâm triển khai các công cụ kinh doanh, tăng cường đầu tư, đồng thời tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phát triển.

Về pháp luật, nhà nước Việt Nam liên tục đưa ra các chính sách cải cách pháp lý phù hợp, có lộ trình cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu tư nhất là khu vực đầu tư có yếu tố nước ngoài. Hành lang pháp lý ngày càng thông thoáng, thủ tục hành chính được cải thiện đã tạo niền tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong lộ trình cam kết khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết từ 1-1- 2009 thị trường bán lẻ được hoàn toàn mở rộng đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để thị trường bán lẻ phát triển đúng nghĩa theo xu hướng tất yếu của nó tuy nhiên sự cam kết này đã đưa ra thách thức rất lớn đối với các nhà bán lẻ trong nước khi phải cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài nhiều kinh nghiệm tổ chức bán lẻ, tài chính mạnh, quy mô kinh doanh lớn và rất lớn. Chính vì vậy, hàng lang pháp luật vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo nên sức ép, buộc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên mọi mặt. Trong đó đứng vai trò là một nhà kinh doanh bán lẻ trong nước, Công ty Siêu thị Hà Nội đã và đang tích cực thành lập hệ thống bán lẻ bao gồm các chuỗi

siêu thị và cửa hàng tiện ích chuẩn bị cho sự cạnh tranh khốc liệt đó nhằm giành được thị phần bán lẻ mục tiêu.

1.3.3. Môi trƣờng Văn hoá - Xã hội

Là một đất nước có truyền thống văn hoá Á Đông lâu đời, các phong tục tập quán lối sống từ lâu đã được định hình và tồn tại cho tới ngày nay, do vậy lối sống và ứng xử văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen tiêu dùng. Văn hoá xã hội trong nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đã tạo mức thu nhập người dân rất lớn, lối sống hiện đại ngày càng trở thành thói quen của người dân. Nhu cầu, thói quen và thị hiếu mua sắm thay đổi, chất lượng mua sắm đòi hỏi cao đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ về loại hình cũng như về chất lượng phục vụ. Trong đó đặc biệt là các hình thức bán lẻ mới, hiện đại như các siêu thị, cửa hàng tiện ích… liên tục ra đời có xu hướng thay thế các hình thức bán lẻ cũ. Mức độ phát triển thị trường bán lẻ phụ thuộc khá lớn vào mức thu nhập của người dân và trình độ văn hoá xã hội. Dưới đây là bảng tổng hợp thu nhập bình quân đầu người hàng năm để thấy được cơ sở tăng mức tiêu dùng hiện nay.

Bảng 1.1: Thu Nhập bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam giai đoạn 1997-2007

(Nguồn: Tổng cục Thống kê- www. gso.gov.vn)

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thu nhập đầu người (USD) 321 330 360 380 410 430 480 550 635 715 776 Tốc độ Tăng(%) - 2.8 9.09 5.56 7.89 4.88 11.6 14.6 15.45 12.60 8.5

Qua bảng trên ta thấy mức sống người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện rõ rệt từng năm, kéo theo nhu cầu về mua sắm càng lớn, thói quen tiêu dùng thay đổi là tiền đề vô cùng quan trọng để quy mô và chất lượng thị trường bán lẻ hiện đại phát triển, nhất là khu vực đô thị. Để có thể đáp ứng được cầu của người dân và cạnh tranh được với các đối thủ tầm cỡ của nước ngoài, doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú trọng đầu tư xây dựng các loại hình bán lẻ hiện đại, nhằm thu hút được khách hàng, chiếm lĩnh thị phần trước. Do đó sự phát triển văn hoá, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ và là tiền đề cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ trong tình hình hiện nay.

1.3.4. Môi trƣờng cạnh tranh

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đang trở thành sân chơi chung cho tất cả các nhà đầu tư, trong đó nguồn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên. Tuy sự phát triển mạnh mẽ này mang lại cho những nhà đầu tư trong nước rất nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh nhưng cũng đem lại thách thức cạnh tranh tàn khốc, những rủi ro cạnh tranh đem lại do có yếu tố đầu tư nước ngoài xâm nhập thị trường.

Hàng loạt các nhà đầu tư trong và ngoài nước như: Metro, BigC, Hapro Mart, Dairy Farm, Coop Mart, Maxi Mart, Citi Mart, Vinatex Mart, FPT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)