Văn hoá trong Công ty Siêu thị Hà Nội còn nhiều tồn tại và hạn chế, vẫn mang tính chất của các công ty nhà nước những năm 90, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kinh doanh cũng như khả năng làm việc của từng cá nhân. Công ty Siêu thị Hà Nội cần phải thiết lập lại hệ thống văn hoá ứng xử, phong cách làm việc của toàn bộ hệ thống bằng những hoạt động đào tạo cụ thể như: các nhân viên phải có thái độ hoà nhã, thân thiện cởi mở trong sinh hoạt, giao tiếp, có ý thức chịu trách nhiệm trong công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo năng lực, làm việc có tính tổ chức, kỷ luật cao. Đồng thời, song song với việc xây dựng nền văn hoá nội bộ Công ty, Công ty cần phải nâng cao văn hoá ứng xử với khách hàng trong khâu bán hàng, nhân viên bán hàng phải có thái độ hoà nhã, thân mật, quan tâm, có trách nhiệm giải thích những vướng mắc khách hàng gặp phải. Công ty cần thường xuyên tổ chức đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ, cách thức tiếp cận và giao tiếp với khách hàng, tạo ra hình ảnh với nét văn hoá đẹp, có tính thống nhất của Công ty cũng như hệ thống thương hiệu Hapro Mart trong mắt khách hàng. Đây cũng là công cụ hữu hiệu nhằm làm tăng thương hiệu của Công ty trên thị trường bán lẻ.
3.4.7. Nâng cao chất lƣợng phục vụ trong khâu bán và sau bán hàng
Công ty phải nâng cao chất lượng hơn phục vụ nữa các khâu trong bán hàng trong hệ thống Hapro Mart bằng cách thực hiện nâng cao từng bộ phận như:
- Niêm yết giá rõ ràng, ghi đầy đủ thông tin về xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, hạn dùng… trên tất cả các loại hàng hoá bày bán trong hệ thống Hapro Mart.
- Tổ chức các đợt đào tạo nghiệp vụ, nâng cao phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp một cách chuyên nghiệp từ cách thức giao tiếp, thái độ phục vụ lẫn việc trang bị các kiến thức sản phẩm hay trình
độ ngoại ngữ… để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nâng cao khả năng tư vấn của các nhân viên trong hệ thống bán hàng trực tiếp nhằm tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp.
- Công ty cần thêm các quầy thanh toán nhằm đảm bảo sự thanh toán nhanh chóng cho khách hàng đặc biệt là trong các dịp lễ, tết hay khuyến mại, lượng khách hàng tăng cao mới có thể đảm bảo chất lượng phục vụ một cách tốt nhất.
- Các nhân viên bán hàng phải mặc đồng phục đeo thẻ một cách nghiêm túc, tránh tình trạng mặc trang phục không đúng quy cách, khó nhận biết là nhân viên của Công ty.
- Tạo ra không gian mua sắm khoa học với sự bố trí mặt hàng hợp lý, sử dụng hệ thống loa truyền thanh trong siêu thị, cửa hàng để truyền bá thông tin các chương trình, giá các sản phẩm khuyến mại để khách hàng tiện theo dõi, tăng cường hệ thống Camera giám sát các khu vực bán hàng nhằm quản lý sản phẩm các gian hàng cũng như quan sát thái độ bán hàng của nhân viên, tổ chức các bãi xe hay vận chuyển hàng một cách thuận lợi nhất cho người tiêu dùng.
- Tổ chức các đợt khuyến mại định kỳ thường vào ngày lễ hay các dịp kỷ niệm nhằm kích cầu, thu hút khách hàng tới mua sắm, tăng khả năng thị phần.
Ngoài ra, trong dịch vụ sau bán hàng Công ty cần triển khai tốt khâu vận chuyển cho khách hàng một cách thuận lợi nhất, đối với các đơn hàng lớn, có giá trị Công ty cần bố trí đội vận tải một cách kịp thời để hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng. Công ty cần chủ động thành lập đội xe vận tải bao gồm cả vận chuyển bằng xe máy, ô tô nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Công ty cần triển khai nhanh chóng hệ thống bảo hành cho khách hàng, liên kết dịch vụ bảo hàng tốt nhất từ nhà sản xuất.
Công ty cần thiết lập các đường dây nóng nhằm tư vấn, đáp ứng các yêu cầu thông tin cũng như kiến nghị, góp ý xây dựng của khách hàng nhằm bổ sung sửa đổi các mặt còn yếu kém.
3.4.8. Thƣờng xuyên tiến hành công tác nghiên cứu thị trƣờng
Để làm tốt công tác này Công ty cần đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thông tin, phân tích từng điểm mạnh, điểm yếu của từng địa điểm bán hàng Hapro Mart, phân tích cũng như sự báo kịp thời tình hình sản xuất, tiêu dùng của các mặt hàng mà chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích đang kinh doanh bày bán đồng thời đưa ra kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
Đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu thị trường. Bên cạnh việc nghiên cứu khái quát thị trường, Công ty phải chú trọng vào nghiên cứu chi tiết, thực chất nghiên cứu đối tượng mua và bán hàng hoá mà Công ty đang kinh doanh. Khi nghiên cứu tình hình nguồn cung, cần phải nghiên cứu khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường, số lượng các đơn vị cung ứng, tình hình cung cấp các năm gần nhất, giá bán trung bình cũng như chính sách phân phối. Khi nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh các loại hình bán lẻ truyền thống như: chợ truyền thống, cửa hàng đại lý, các siêu thị bán lẻ khác…trong cùng phạm vi thị trường khai thác) phải xác định được thị phần của họ, so sánh chất lượng hàng hoá cũng như giá cả dịch vụ với hệ thống Hapro Mart của Công ty. Đánh giá được các mặt mạnh yếu của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách đổi mới nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình và cũng là kinh nghiệm quý giá nhằm tránh được các rủi ro, hạn chế các đối thủ cạnh tranh đã gặp phải.
Để nghiên cứu thông tin thứ cấp có chất lượng phù hợp với yêu cầu nghiên cứu thì phải xác định cụ thể thông tin cần cho mục đích cuộc nghiên cứu. Công ty có thể thu thập thông từ bộ thương mại, hay qua sách báo, internet, các bài nghiên cứu …
Đối với thông tin sơ cấp nên chọn phương án điều tra trực tiếp, quan sát, phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn cả khách hàng lẫn người quản lý nhằm nắm bắt thông tin một cách xác thực nhất.
3.4.9. Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống Marketing Mix trong công tác bán hàng
Công ty cần triển khai ứng dụng đồng bộ hệ thống marketing mix trong công tác bán hàng trong toàn bộ hệ thống Hapro Mart.
Marketing - mix là tập hợp những công cụ marketing được sắp xếp với nhau theo một kế hoạch chung, thống nhất mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và xử lý được, được các doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu. Hệ thống Marketing - mix gồm bốn công cụ chính yếu, cơ bản (được gọi là 4 P) là sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến hỗn hợp (Promotion).
Nội dung của chính sách marketing mix yêu cầu Công ty Siêu thị Hà Nội cần phải đưa ra chính sách sản phẩm một cách phù hợp với yêu cầu thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm đối với khách hàng như: chủng loại sản phẩm, chất lượng cũng như xuất xứ, thương hiệu sản phẩm…đồng thời đi song song là chính sách giá cho từng loại sản phẩm một cách phù hợp tuỳ theo thời điểm, địa điểm cũng như mục đích kinh doanh. Giá cả hàng hoá có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do đó chính sách giá phù hợp sẽ là công cụ khá hữu ích để có khả năng tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cần xây dựng chính sách phân phối đa dạng không chỉ bán lẻ trực tiếp qua hệ thống Hapro Mart mà cần xây dựng hệ thống bán buôn, bán đại lý, ký gửi… với chính sách sản phẩm và giá cả phù hợp cho từng loại hình.
Trong hệ thống Marketing mix hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Công ty cần được đẩy mạnh, nghiên cứu và triển khai đồng bộ, quy mô và chuyên nghiệp thông qua 5 công cụ chủ yếu là: quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán và marketing trực tiếp nhằm hỗ trợ bán hàng.
- Quảng cáo (Advertising):Công ty cần phải tổ chức các hoạt động khuếch trương hình ảnh hệ thống bán lẻ Hapro Mart trên thị trường mục tiêu đặc biệt là thị trường Hà Nội, quảng cáo diện rộng các sản phẩm hệ thống Hapro Mart cung cấp cũng như các dịch vụ tiện ích mà hệ thống đem lại. Cần đa dạng hoá loại hình quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, thúc đẩy bán hàng, nâng cao thương hiệu, hình ảnh cho người tiêu dùng.
- Quan hệ công chúng (Public Relations - PR): Công ty cần tổ chức các hoạt động PR như các chương trình giao lưu gặp gỡ khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, lắng nghe các ý kiến góp ý. Có các chương trình cụ thể đưa hình ảnh cũng như sản phẩm đến với khách hàng, tạo sự quen thuộc hình ảnh cũng như sự tin cậy của người tiêu dùng đối với Công ty và hệ thống bán lẻ Hapro Mart.
- Bán hàng cá nhân (Personal Selling): Nâng cao khả năng tư vấn bán hàng của từng nhân viên cũng như từng cửa hàng, siêu thị trong hệ thống bằng việc đào tạo, áp dụng tính chuyên nghiệp bán hàng cho đội ngũ nhân sự.
- Xúc tiến bán (Sales Promotion): Tổ chức các đợt khuyến mại nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm hay khi đưa ra sản phẩm dịch vụ mới nhằm hỗ trợ công tác bán hàng, quảng bá sản phẩm dịch vụ cũng như tăng quy mô thị phần. Ng
- Marketing trực tiếp (Direct Marketing): Sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp Công ty ứng dụng không sử dụng đơn lẻ một công cụ nào mà có sự phối kết hợp giữa chúng nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất. Trong mỗi công cụ trên lại bao gồm những phương tiện chuyên biệt để thực hiện hoạt động truyền thông marketing thích hợp trong những điều kiện thị trường cụ thể.
Nghiên cứu và áp dụng marketing mix trong bán hàng là vô cùng cần thiết đối với Công ty Siêu thị Hà Nội hiện nay, là công cụ hữu hiệu, khoa học và gắn liền với thị trường, nhằm tăng khả năng nắm bắt được xu hướng cũng như yêu cầu của thị trường, tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá của hệ thống Hapro Mart, tăng khả năng cạnh tranh cũng như thương hiệu bán lẻ trên thị trường.
3.4.10. Phát triển mạnh thƣơng hiệu Hapro Mart, đầu tƣ ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cƣờng khả năng tài chính
Công ty cần phải phát triển thương hiệu trên diện rộng, đầu tư quảng bá một cách hiệu quả tuỳ theo thời điểm, đánh mạnh vào các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn, quảng bá cả hình ảnh dịch vụ cũng như sản phẩm hệ thống cung cấp. Kinh phí đầu tư cho quảng bá thương hiệu Công ty cần được quan tâm đầu tư hơn nữa. Phát triển thương hiệu Hapro Mart của Công ty phải đi đôi với phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hệ thống mới tạo được thương hiệu bền vững, sự tin cậy thương hiệu của khách hàng.
Đồng thời, để đảm bảo khả năng đầu tư, mở rộng kinh doanh Công ty cần tăn cường huy động nguồn tài chính mạnh để đảm bảo an toàn trong kinh doanh như: tiến hành cổ phần hoá công ty, huy động vốn qua ngân hàng, qua thị trường chứng khoán…Đẩy mạnh việc huy động vốn qua hệ thống nhân viên trong Công ty vừa tạo nguồn vốn, vừa tạo sự gắn bó, trách nhiệm làm việc của nhân viên đối với Công ty.
Công ty cần liên tục cập nhật đưa khoa học công nghệ phục vụ bán hàng, tăng năng xuất lao động, giảm thiểu chi phí, mang lại những tiện ích cho người tiêu dùng. Hiện nay việc sử dụng hệ thống thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng giảm, thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng do các ngân hàng cung cấp đang phát triển mạnh tạo ra sự an toàn về thanh toán, nhanh gọn
thuận lợi cho cả người mua và người bán, các siêu thị như Big C hay Metro đã triển khai khá sớm với việc kết nối với ngân hàng. Công ty cần gấp rút triển khai hệ thống thanh toán bằng thẻ, liên kết với các ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, tạo ra tiện ích cũng như tính hiện đại, văn minh của Hapro Mart trên thị trường bán lẻ.
Tóm lại, Công ty cần phải có quy trình thực hiện một cách hệ thống, cải thiện các nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm thị trường bán lẻ Việt Nam được mở cửa hoàn toàn vào 1-1-2009./
KẾT LUẬN
Nền Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, trong những năm qua những thành tựu mà nền kinh tế đem lại là vô cùng to lớn. Nền kinh tế phát triển đã nâng cao mức sống của người dân Việt Nam lên một tầm cao mới. Và chính điều này đã mở ra điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các các hình thức bán lẻ hiện đại ra đời, với đặc điểm hoạt động và điều kiện phù hợp với hoàn cảnh, môi trường mới, việc phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại như các siêu thị, cửa hàng tiện ích đang nhận được những điều kiện thuận lợi. Hoà chung với xu hướng tích cực ấy, Công ty Siêu thị Hà Nội quyết tâm xây dựng thành công mô hình bán lẻ hiện đại Hapro Mart nhằm chiếm lĩnh thị phần bán lẻ trước hết trên thị trường Hà Nội.
Trong bài viết này tác giả nhằm đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng vào quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, những nguyên nhân tồn tại từ đó thấy được những mặt hạn chế, khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần ứng dụng vào thực tiễn nâng cao năng lực canh tranh của hệ thống.
Do chưa có điều kiện tìm hiểu sâu, kỹ vào hoạt động thực tế của Công ty và thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được góp ý các thầy cô giáo, các bộ phân lãnh đạo Công ty Siêu thị Hà Nội và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn, được áp dụng vào thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2008
Học viên Mai Thanh Hải
PHỤ LỤC Phụ lục 1.
QUY CHẾ
SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƢƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết Định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại)
CHƢƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quản lý hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại, áp dụng đối với thương nhân kinh doanh loại hình Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá của khách hàng.
2. Trung tâm Thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường , phòng họp, văn phòng cho thuê...được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục