Thực trạng các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội (Trang 91)

Hiện nay trên thị trường Hà Nội, các nhà bán lẻ trong nước đặc biệt là các nhà bán lẻ nước ngoài liên tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, tăng

địa điểm, quy mô hàng hoá cũng như liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng ở quy mô lớn. Nếu đi trên thành phố Hà Nội ta có thể thấy xuất hiện rất nhiều các siêu thị, cửa hàng tiện ích với các thương hiệu khác nhau như: BigC, Metro, Hapro Mart, G7, Intimex, Unimart… hay các siêu thị bán chuyên biệt như: Pico Plaza chuyên đồ điện máy, Parkson, Vinatex chuyên thời trang, quần áo..hay sự xuất hiện các trung tâm thương mại hiện đại như Tràng tiền Plaza, Vimcom… ta có thể thấy thị trường Hà Nội đang trong tình trạng xé lẻ, thị phần bị nhiều nhà cung cấp tranh chấp tạo ra môi trường cạnh tranh khá khốc liệt.

Sau một thời gian, ta có thể nhận thấy các nhà phân phối có yếu tố nước ngoài dường như có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều các nhà phân phối trong nước như Bourbon với siêu thị Big C, Metro & Carry với siêu thị Metro..mặc dù tại Hà Nội bourbon chỉ có 1 đại siêu thị Big C còn Metro & Carry có 2 siêu thị Metro trong đó 1 mới khai trương tại Hoàng Mai trong năm vừa qua. Tuy địa điểm bán hàng của các nhà đầu tư này chỉ có 1 đến 2 điểm nhưng khả năng cạnh tranh cực lớn, thị phần rất cao ngoài ra thương hiệu của 2 nhà bán lẻ này ở Hà Nội được hầu hết mọi người biết tới và có thể nói là đứng đầu bảng trong số những nhà bán lẻ. Ta có thể đặt câu hỏi tại sao với chỉ 1 đến 2 địa điểm kinh doanh các nhà đầu tư này có thể chiếm lĩnh thị trường Hà Nội nhanh với thương hiệu mạnh hơn các nhà bán lẻ nội địa? Điều này cũng dễ hiểu bởi các nhà bán lẻ nước ngoài này có kinh nghiệm thị trường tốt, có khả năng tài chính cao, các hoạt động Marketing tổ chức rất bài bản, cách thức tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp, có sự nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả. Ngoài ra chiến lược kinh doanh rất đúng đắn, họ đi theo con đường chiều sâu hơn là chiều rộng, điều này thể hiện là tuy tổ chức tại 1 địa điểm như BigC ở Trần Duy Hưng, hay Metro Thăng Long và Hoàng Mai nhưng quy mô tổ chức lại rất lớn, tập chung, kinh doanh đa dạng hoá rất nhiều mặt hàng, có

thể nói đến các siêu thị này mặt hàng nào siêu thị cũng có. Đi song song đó chính là các chính sách xúc tiến bán hàng vô cùng hiệu quả, các chính sách marketing vô cùng bài bản, phong cách tổ chức bán hàng chuyên nghiệp, đầu tư quảng bá thương hiệu trên diện rộng, tổ chức nguồn cung hàng hoá đa dạng, được hưởng chính sách ưu đãi nhất của nhà sản xuất… đã thực sự hấp dẫn người dân trên thị trường Hà Nội ngay cả chỉ có 1 siêu thị để đến mua. Sau khi đã có thương hiệu và thị phần chiếm lĩnh các nhà bán lẻ nước ngoài mới tiếp tục đầu tư xây dựng các địa điểm tổ chức khác với chiến lược thu hút rất mạnh đối với người dân. Ngược lại các nhà đầu tư bán lẻ nội địa lại ra sức tập chung đi vào chiều rộng như tổ chức các siêu thị loại vừa và nhỏ trên diện rộng, ít quan tâm đến phát triển thương hiệu cũng như các hoạt động xúc tiến bán hàng, chiến lược Marketing còn yếu, không có khả năng ứng dụng cao, các đầu tư về thiết bị còn ở mức độ lạc hậu, ít cải tạo đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh uy tín của mình. Ngoài ra, nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài có trình độ và tính chuyên nghiệp rất cao, khả năng làm việc độc lập tốt, có khả năng tổ chức đặc biệt là có khả năng tổ chức các hoạt động marketing có sức hút lớn.

Do đó ta có thể thấy, thị trường Hà Nội là thị trường vô cùng khó khăn cho công ty Siêu thị Hà Nội, ngoài cạnh tranh với rất nhiều hệ thống bán lẻ trong nước, công ty còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà bán lẻ có đầu tư nước ngoài đã tạo lập được vị thế và trong tương lai hàng loạt các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đang gấp rút thâm nhập vào thị trường đã tạo ra thách thức và áp lực cạnh tranh vô cùng lớn đối với hệ thống bán lẻ của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội (Trang 91)