Sản phẩm, giá cả và các hình thức tổ chức kênh phân phối

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội (Trang 39)

Trên hoạt động của thị trường bán lẻ, sản phẩm và giá luôn được khách hàng chú ý nhiều nhất, và nó có ảnh hưởng rất lớn tính quyết định trong việc quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm bao gồm chất lượng, thương hiệu, hình thức của sản phẩm họ dự định mua và đi liền đó là giá cả của sản phẩm đó có phù hợp với túi tiền của họ hay không. Trong nền kinh tế hiện nay nhiều khi giá cả không còn là yếu tố dẫn đến quyết định mua hàng mà chất lượng hoặc thương hiệu mới là yếu tố quyết định. Đây là thói quen mới về mua sắm của thị trường bán lẻ mà bất cứ doanh nghiệp bán lẻ nào cũng nhận thấy.

Trong khu bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện ích, danh mục sản phẩm cũng được khách hàng quan tâm khi họ chỉ đi một điểm bán mà có thể lựa chọn được nhiều sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của mình.

Nó đánh dấu khả năng cung cấp hàng hoá của doanh nghiệp bán lẻ có đủ đa dạng để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày cao hay không.

Hình thức phân phối hiện nay cũng là yếu tố quyết định đến việc hấp dẫn khách hàng đến mua hàng, thói quen mua hàng từ chợ hay cửa hàng truyền thống với phong cách phục vụ lạc hậu đang dần được thay thế bằng các hình thức hiện đại như tổ chức phân phối kiểu siêu thị, cửa hàng tiện ích. Việc xuất hiện các siêu thị, cửa hàng tiện ích hiện đại với cách thức tổ chức phục vụ mang tính tiện lợi, sạch sẽ đảm bảo giá cả chất lượng cũng như phong cách phục vụ đã thu hất rất lớn đối với người tiêu dùng đặc biệt là các khu vực đô thị. Đây là loại hình phân phối bán lẻ được cho là xu hướng phát triển thay thế các loại hình truyền thống và đang phát triển mạnh mẽ ổ các đô thị lớn.

Mặt bằng kinh doanh bán lẻ hiện nay là yếu tố trọng yếu để có thể xây dựng địa điểm kinh doanh bán hàng, mặt bằng thuận lợi là những mặt bằng tập chung gần khu đông dân cư, gần thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới đồng thời mặt bằng thuận lợi tạo điều kiện để phát triển quy mô tổ chức, phục vụ khách hàng một cách tối đa và tiện lợi nhất.

Do đó việc xác định tổ chức hình thức phân phối, lựa chọn mặt bằng kinh doanh theo xu hướng của xã hội, phù hợp mục tiêu thị phần được các doanh nghiệp lựa chọn xây dựng và phát triển sẽ tạo ra các cơ hội cạnh tranh thị phần bán lẻ của doanh nghiệp đối với các đối thủ khác.

1.4.6 Kế hoạch và mục tiêu thị phần hƣớng tới

Doanh nghiệp bán lẻ phải có kế hoạch và mục tiêu thị phần hướng tới để đưa ra các phương án nhằm đạt được các mục tiêu thị phần đó. Việc xác định đối tượng khách hàng, thị phần có thể thâm nhập giành giật sẽ là con đường để doanh nghiệp bán lẻ xây dựng các kế sách, chiến lược cũng như tổ chức nhằm đạt được thị phần mục tiêu đó.

Việc xác định thị phần của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó dựa vào xu hướng thị trường cung như các khả năng nội tại, nếu việc xác định đúng đắn doanh nghiệp sẽ đạt có những phương án kinh doanh hợp lý nhằm giành được thị phần chi phối, nâng cao được vị thế cạnh tranh. Ngược lại việc xác định sai không phù hợp với các điều kiện chủ quan và khách quan thì không những doanh nghiệp không đạt được thì phần mong muốn mà còn làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dẫn đến thất bại do tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ hiện nay.

1.4.7. Khả năng tổ chức Marketing

Marketing là công cụ hỗ trợ của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ bán hàng, triển khai mục tiêu thị trường. Chiến lược Marketing đóng vai trò quan trọng, là chìa khoá để đưa khách hàng đến với doanh nghiệp bằng các chiến lược hỗ trợ cụ thể.

Một doanh nghiệp trong thị trường bán lẻ phải thông qua các chiến lược marketing mới có thể chinh phục thu hút khách hàng, là công cụ để giành thị phần mục tiêu, là phương tiện đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với khách hàng, là vũ khí để cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ khác.

1.4.8. Văn hoá công ty

Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá ứng xử giữa các thành viên trong công ty đồng thời là văn hoá của các thành viên đối với khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ.

Trong các doanh nghiệp bán lẻ, văn hoá công ty tạo còn tạo ra chính thương hiệu công ty đó đối với khách hàng. Hiện nay, văn hoá công ty còn được xem như yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của thương hiệu, thước đo của văn hoá công ty chính là sự hài lòng của khách hàng, cách hành xử của nhân viên khi tiếp xúc với phong cánh văn hoá đó. Các doanh nghiệp bán lẻ là tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, chính vì vậy văn hoá công ty đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh, phong cách của công ty đối với khách hàng, có ảnh hưởng tới sự trở lại của khách hàng những lần sau.

1.4.9. Trình độ công nghệ

Trong thời điểm kinh doanh bán lẻ hiện đại hiện nay, việc yêu cầu tổ chức hệ thống bán hàng hiện đại có sự góp mặt của các phương tiện công nghệ kỹ thuật hiện đại là yêu cầu thiết yếu đối với bất cứ doanh nghiệp bán lẻ nào đặc biệt là đối với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích. Ứng dụng công nghệ bán hàng hiện đại giúp doanh nghiệp bán lẻ có thể quản lý tốt nhất, tiết kiệm chi phí, độ an toàn chính xác cao ngoài ra nó tạo ra sự tiện ích trong công tác phục vụ khách hàng vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện, mang tính chuyên nghiệp cao.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong bán hàng không những tạo nên phong cách bán hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tạo ra nhiều tiện ích cho người tiêu dùng mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý giám sát chặt chẽ trong các khâu, tiết kiệm được nhân sự, phục vụ được lượng lớn khách hàng cùng một thời điểm. Do đó việc áp dụng công nghệ hiện đại trong bán hàng là vô cùng cấp thiết, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty trên thị trường bán lẻ, là điều kiện cần để nâng cao chất lượng, phục vụ chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ một số nƣớc trên thế giới số nƣớc trên thế giới

1.5.1. Trung Quốc

Trong nhiều năm, với sự phát triển nóng nhất thế giới của mình, thị trường bán lẻ Trung Quốc được đánh giá là một trong những thị bán lẻ lớn nhất thế giới và đúng đầu về sức hấp dẫn, và phát triển thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Quy mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 560 tỷ USD, dự báo trong 20 năm tới con số này có thể đạt tới 2,4 nghìn tỷ USD. Hệ tống bán lẻ Trung Quốc đặc biệt là lại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị đã phát triển mạnh vào các thập kỷ 90. Sự phát triển này tập trung chủ yếu vào

các thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến… riêng hệ thống siêu thị bán lẻ đã chiếm 17% tổng khối lượng hàng hoá bán lẻ. Sự phát triển mạnh mẽ thị trường bán lẻ và nhu cầu mua tại các siêu thị của người tiêu dùng ngày càng cao đã thu hút rất nhiều tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia vào Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc mở cửa hiện đã có hơn 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài thâm nhập và đã chiếm lĩnh tới trên 60% doanh thu bán lẻ, các công ty bán lẻ Trung Quốc vì thế rơi vào tình trạng khó khăn. Các công ty bán lẻ Trung Quốc tuy rất nhiều nhưng lại có quy mô nhỏ, tài chính yếu, không nhiều kinh nghiệm nên sức cạnh tranh kém dẫn đến việc làm ăn không mấy hiệu quả. Trước tình hình đó chính phủ Trung Quốc đã ban hành Pháp lệnh bán lẻ nhằm giúp các công ty trong nước giành lại thị phần.

Song song với việc cải tạo các dãy phố bán buôn trở thành siêu thị, chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng kế hoạch 5 năm cho việc phát triển siêu thị, cửa hàng tiện ích trong các thành phố nhỏ, vùng nông thôn. Kế hoạch này là cơ sở để phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại theo đúng xu hướng phát triển thị trường bán lẻ hiện nay ở Trung Quốc.

Ngoài ra chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách quản lý đối với với việc phát triển phân phối lưu thông hàng hoá nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai trên thị trường bán lẻ một cách thuận lợi và nâng cao sức cạnh tranh như: điều chỉnh các thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, áp dụng chính sách thuế hợp lý, khuyến khích sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong dịch vụ bán lẻ, tăng cường bồi dưỡng và giáo dục tuyên truyền về lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá hiện đại…Chính phủ Trung Quốc dành nhiều ưu đãi về tín dụng, thông tin, các hoạt động trợ giúp kỹ thuật, cho các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường nội địa. Không những thế chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra thị trường nước ngoài để chiếm lĩnh thị phần các nước khác.

1.5.2. Thái Lan

Trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, thương mại truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ của Thái Lan. Nó chiếm 70% còn hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 30%. Tuy nhiên hiện nay hệ thống bán lẻ của Thái Lan lại có kết cấu ngược lại, thị phần giành cho bán lẻ hiện đại năm 2007 là 64% so với hệ thống bán lẻ giảm xuống còn 36% và xu hướng những năm tới xu hướng bán lẻ còn tăng cao.

Trong hệ thống bán lẻ điển hình là các siêu thị thì các siêu thị nước ngoài vẫn chiếm lĩnh phần lớn thị phần, chỉ có một số rất ít các nhà bán lẻ Thái Lan tồn tại và phần lớn các nhà bán lẻ này phải liên doanh với các nhà bán lẻ khác của nước ngoài khác để cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ và cả với hình thức bán hàng truyền thống.

Tỷ trọng các loại hàng hoá trên thị trường bán lẻ Thái Lan được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.3: Tỷ trọng các cửa hàng bán lẻ Thái Lan năm 2007 Loại cửa hàng Số lƣợng Tỷ lệ % Doanh thu ( Triệu bat) tỷ lệ %

1. Cửa hàng giảm giá 124 0.041 295.140 27.54 2. Cửa hàng bách hoá 246 0.081 175.400 16.63 3. Siêu thị 315 0.104 190.785 17.80 4. Cửa hàng tiện ích 3650 1.202 99.170 9.26 5. Cửa hàng chuyên dụng 750 0.247 74.717 6.97 6. Thương mại hiện đại 5055 1.674 685.778 64 7. Thương mại truyền thống 298.600 98.33 385.750 36

Tổng 303.655 100 1.071.525 100

(Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan)

Comment [U8]: nguồn số liệu?

Hiện nay các loại hình bán lẻ hiện đại của Thái Lan như: siêu thị, cửa hàng tiện ích tập trung chủ yếu ở Băng Cốc và các thành phố lớn khác, các siêu thị, cửa hàng tiện ích này tập chung trong tay khoảng 27 tập đoàn bán lẻ lớn ở Thái Lan. Các tập đoàn này có dự định xây dựng hàng loạt siêu thị cỡ trung bình và lớn trên diện tích rộng và ở những những địa điểm khác nhau. Các doanh nghiệp nội địa của Thái lan cũng liên doanh với các công ty nước ngoài mục tiêu tăng khả năng tài chính, nhân vật lực để triển khai hệ thống bán lẻ của mình ở quy mô lớn hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.

Sự phát triển mạnh mẽ của hình thức bán lẻ hiện đại ở Thái Lan có những tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế như tăng khả năng quản lý của doanh nghiệp, tăng thu hut đầu tư, ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội trong việc chuyển giao, cải tiến, áp dụng công nghệ, kỹ năng hiện đại của thế giới để phát triển hệ thống thương mại nội địa, phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại để tối đa hoá lợi ích cho người tiêu dùng cả trong nước cũng như ngoài nước.

Tuy nhiên sự phát triển của các loại hình bán lẻ hiện đại còn mang lại một số tác động tiêu cực như:

Thứ nhất: Do hình thức buôn bán lạc hậu nên các nhà kinh doanh truyền thống chủ yếu là người trong nước không thể cạnh tranh và dẫn đến việc đánh mất thị phần.

Thứ hai: Các nhà kinh doanh bán lẻ hiện đại có quy mô kinh doanh lớn, hàng hoá phong phú, có sức mạnh thị trường vượt trội nên các nhà bán buôn địa phương mất sức mạnh đàm phán về giá cả hàng hoá đối với nhà sản xuất, cung cấp.

Thứ ba: Sự phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích làm cho các nhà cung cấp trong nước mất cân bằng trong các kênh phân phối và phụ thuộc rất nhiều vào các nhà bán lẻ đặc biệt là các nhà bán lẻ nước ngoài do họ đang nắm ưu thế về thị phần bán lẻ.

Qua một thời gian, sức ép cạnh tranh từ các nhà bán lẻ nước ngoài là rất lớn, thị phần chiếm lĩnh thuộc về các nhà đầu tư ngoài nước. Chính vì vậy, chính phủ Thái Lan đã phải có sự điều chỉnh lại việc quản lý đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Nếu như trước 2002 chính phủ Thái Lan mở cửa thị trường bán lẻ một cách tự do, thì hiện nay Chính phủ đang áp dụng điều luật về bán lẻ nội dung có hướng kiểm soát sự phát triển của các nhà bán lẻ nước ngoài, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các nhà bán lẻ trong nước. Hiện nay hành lang pháp lý của Thái Lan rất thuận lợi cho hướng phát triển quy mô, chất lượng của loại hình bán lẻ hiện đại do vậy tốc độ phát triển của các siêu thị, cửa hàng tiện ích ngày càng thu hút người dân Thái đến với loại hình bán lẻ mới này.

1.5.3. Cộng hoà Pháp

Pháp là một đất nước phát triển, hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm đa số thị phần và có sự phân bố theo quy mô gắn liền với tính chất sản phẩm. Các siêu thị nhỏ có diện tích từ 120-400m2

, hoặc các cửa hàng tiện ích hàng hoá bao gồm phần lớn là thực phẩm, chiếm trên 90% doanh thu còn lại là các mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

Các siêu thị có diện tích bán từ 400-2500m2 thương nằn ở trung tâm thành phố hoặc các khu tập chung đông dân cư, thực phẩm chỉ chiếm 36% doanh thu còn lại là doanh thu nhiều mặt hàng khác. Tuy nhiên cỡ siêu thị bán lẻ này chiếm 20% doanh thu thị phần bán lẻ ở Pháp.

Đại siêu thị được hiểu là đơn vị thương mại bán lẻ với khối lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc tự phục vụ đối với khách hàng mua với quy mô lớn. Các đại siêu thị này hiện nay tại Pháp có diện tích bán hàng từ 5.000 m2 đến 20.000 m2 và nằm ngoại ô các thành phố lớn. Các đại siêu thị chiếm tới 26% tổng doanh số bán hàng thực phẩm, 14% doanh số bán các loại hàng hoá khác và chiếm tới 20% tổng mức bán lẻ toàn quốc.

Comment [U10]: nguồn số liệu?

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về công ty Siêu thị Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường bán lẻ Hà Nội (Trang 39)