Các mục tiêu hội nhập đối với dịch vụ viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 105)

Bám sát Chiến lược phát triển Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nhận diện đúng những vận hội và thách thức đặt ra trong giai đoạn mới, ngành Viễn thông Việt Nam đã chủ động hoạch định chiến lược đi lên trong những năm đầu của thế kỷ XXI là: Hội nhập và phát triển. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là: Phát huy tối đa nội lực, tiếp tục đổi mới công nghệ, mở rộng năng lực mạng lưới, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, hạ giá thành và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường cạnh tranh sâu rộng trong nước, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Chiến lược xác định rõ phương hướng cho quá trình hội nhập và phát triển là: Tiếp cận công nghệ mới và chuyển giao công nghệ; tiếp cận nguồn vốn và phát huy hiệu quả đầu tư; tiếp cận kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và nâng cao trình độ quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tạo ra công cụ hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của Ngành và của quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững và vươn ra thị trường thế giới, đồng thời tăng cường uy tín của Ngành trong khu vực và quốc tế; tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng mạng lưới và dịch vụ.

Chiến lược Hội nhập và phát triển viễn thông là sự đổi mới căn bản tư duy phát triển, phản ánh được tầm nhìn chiến lược cho quá trình phát triển của toàn ngành Viễn thông trong thời kỳ mớị Hội nhập tạo điều kiện cho phát triển và phát triển tạo tiền đề cho quá trình hội nhập thành công trên nhiều phương diện vừa là quan điểm chỉ đạo, vừa là mục tiêu có ý nghĩa lâu dàị Hội nhập gắn với phát triển được hoạch định, cụ thể hóa trong các chính sách phát triển cụ thể của Ngành trong từng giai đoạn và bám sát những nguyên tắc chủ đạo:

Thứ nhất: Hội nhập gắn với phát triển trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực, tạo tiền đề để khai thác và tận dụng các nguồn ngoại lực.

Thứ hai: Hội nhập theo lộ trình phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ ba: Cập nhật công nghệ viễn thông hiện đại của thế giới nhằm hỗ trợ các ngành khác giải quyết các thách thức đe dọa tới sự phát triển bền vững gắn với giữ gìn môi trường sinh tháị

Thứ tư: Hội nhập để tận dụng, khai thác tối đa nguồn vốn, ứng dụng công nghệ mớị.. gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh Ngành, an ninh quốc giạ

Chiến lược Hội nhập và phát triển Viễn thông ra đời là sản phẩm của sự chủ động, sáng tạọ Chiến lược phát triển đó được tính toán, cân nhắc một cách cẩn trọng xuất phát từ thế và lực của Ngành trong thời kỳ hội nhập gắn với những vận hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức đang đặt rạ

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 105)