GATS 1994 và GATS 1997

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 29)

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS - General Agreement on Trade in Services) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc vòng đàm phán U-ru-guay ngày 15/4/1994 tại Marrakesh và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ. Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS.

GATS là một hiệp định giữa các chính phủ song lại có liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp. Hiệp định này tạo ra một khuôn khổ các quy tắc quốc tế làm cơ sở cho các doanh nghiệp có thể hoạt động khắp thế giớị Bằng cách cho phép các công ty được tự do cung cấp các dịch vụ của mình hơn nữa và thông qua việc tạo lập môi trường quốc tế ngày càng mang tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn, GATS khuyến khích sự sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ về giá cũng như chất lượng đối với lĩnh vực viễn thông. Ngoài những điều khoản ban đầu trong hiệp định gốc GATS 1994, trong những năm 1996 và 1997, qua các cuộc đàm phán đa phương về tự do hóa thương mại dịch vụ, WTO đã phê chuẩn Hiệp định GATS 1997. So với GATS 1994 chỉ đề cập đến dịch vụ viễn thông thì GATS 1997 có nhiều điểm mới như bổ sung thêm điều khoản về dịch vụ viễn thông cơ bản, di chuyển thể nhân và tự do hóa từng bước.

1.2.3.1. GATS 1994 về dịch vụ viễn thông

GATS 1994 về dịch vụ thông tin viễn thông đề cập đến các biện pháp có ảnh hưởng đến việc mở cửa và sử dụng các dịch vụ và mạng lưới thông tin viễn thông công cộng. Đặc biệt, GATS 1994 quy định quyền tiếp cận phải được dành cho tất cả các thành viên, trên cơ sở hợp lý và không phân biệt đối xử, để cung cấp một dịch vụ được nêu trong danh mục cam kết. Các điều kiện về việc sử dụng mạng lưới viễn thông công không được nhiều hơn mức cần thiết để bảo đảm những trách nhiệm của các nhà mạng đối với dịch vụ công cộng, bảo vệ sự toàn vẹn về mặt kỹ thuật của hệ thống và để đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ không cung cấp dịch vụ nếu không được cho phép bằng một cam kết cụ thể. GATS 1994 cũng khuyến khích việc hợp tác về mặt kỹ thuật để giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc củng cố ngành viễn thông nội địạ

GATS 1994 không tính đến các biện pháp tác động đến phát thanh, phát hình hoặc truyền hình cáp. GATS 1994 không buộc các nước thành viên phải cho phép các hãng được cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông. Nhưng các nước thành viên phải đảm bảo rằng, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cũng có thể kinh doanh các hệ thống và dịch vụ công cộng một cách hợp lý, không bị phân biệt đối xử cả ở trong và ngoài nước. Điều này bao gồm cả thiết bị kết nối, việc kết nối các mạch riêng, chọn giao thức điều hành. Cần cho thông tin lưu chuyển tự do, kể cả thông tin trong nội bộ doanh nghiệp hay việc truy cập đến cơ sở dữ liệụ Các nước có thể đưa ra hướng dẫn chi tiết ở mức độ chấp nhận được về điều kiện và tiêu chí truy cập và sử dụng. Về nghĩa vụ công khai, cần phải công bố thông tin về chi phí, giao diện kỹ thuật, tiêu chuẩn, điều kiện cho thiết bị

đi kèm cũng như yêu cầu về đăng ký. Hợp tác kỹ thuật và việc đề ra tiêu chuẩn quốc tế cho tính tương thích toàn cầu đều được khuyến khích.

GATS 1994 về viễn thông được áp dụng khi một nước thành viên đưa ra cam kết về cung cấp dịch vụ trong một ngành (trong bất cứ ngành nào, kể cả viễn thông).

1.2.3.2. GATS 1997 về dịch vụ viễn thông cơ bản

Trong GATS, viễn thông được chia làm hai mảng lớn: dịch vụ cơ bản (điện thoại, truyền dữ liệu cả gói và chuyển mạch, Telex, điện báo, Fax, mạch thuê bao) và dịch vụ giá trị gia tăng (thư điện tử, thư thoại, truy cập cơ sở dữ liệu và thông tin trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển đổi mã và giao thức).

Do kết quả của Vòng đàm phán U-ru-goay, đa số các nước đã có cam kết về các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, nhưng chỉ một số nước đưa dịch vụ viễn thông cơ bản vào bản cam kết của mình. Một quyết định về đàm phán dịch vụ viễn thông cơ bản đã được nhất trí vào thời gian đó nhằm tự do hóa mạnh mẽ và toàn diện dịch vụ viễn thông, không trừ một khía cạnh nàọ Một nhóm đàm phán về viễn thông cơ bản được thành lập để theo dõi quá trình nàỵ

Quá trình đàm phán về viễn thông cơ bản kết thúc ngày 15/02/1997, muộn hơn dự định ban đầu (30/4/1996) mười tháng. 69 nước chiếm hơn 93% doanh số thế giới về dịch vụ viễn thông đã có cam kết trong hầu hết các tiểu ngành viễn thông cơ bản. Sự kiện này đã làm công nghiệp dịch vụ viễn thông với giá trị khoảng 600 tỷ USD [7, tr 90] và tiếp tục tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba trong tương laị Liên minh châu Âu (EU) là một nhà xuất khẩu lớn về dịch vụ viễn thông. Doanh thu viễn thông của EU chiếm vào khoảng 28% tổng doanh thu viễn thông thế giớị Năm 1995, số giao dịch của EU với phần còn lại của thế giới lên đến 12.503 tỷ ECU(1) đối với dịch vụ liên lạc và 13.190 tỷ ECU đối với dịch vụ máy tính và thông tin. [7, tr 91]

Việc kết thúc đàm phán đã được ghi nhận trong Nghị định thư thứ tư của GATS về dịch vụ viễn thông cơ bản, có hiệu lực từ ngày 05/02/1998. [6, tr. 3] Nghị định thư thứ tư của GATS đề cập đến tất cả các tiểu ngành của dịch vụ viễn thông: nội hạt, đường dài và quốc tế, bất kể đó là sự truyền âm, dữ liệu, hình ảnh hay tổ hợp của chúng. Nhìn chung, cam kết của các nước WTO về viễn thông cơ bản bao gồm mọi phương thức có thể được về mặt kỹ thuật: cáp, sóng hoặc vệ

tinh. Đa số các nước đã nêu trong bản cam kết của mình là các chương trình phát thanh, phát hình đều được loại trừ không cam kết. Một văn bản của Chủ tịch vòng đàm phán nêu rõ các bản cam kết, trừ khi qui định khác, sẽ mang tính “trung hòa về mặt kỹ thuật” (tức là bất kỳ dịch vụ viễn thông cơ bản nào đã được cam kết cũng có thể được cung cấp thông qua bất kỳ phương thức kỹ thuật nào - cáp, không dây hay vệ tinh).

Các cam kết của 69 nước trong Nghị định thư thứ tư về dịch vụ viễn thông cơ bản đề cập đến tiếp cận thị trường và Đãi ngộ quốc gia, tùy theo mức phát triển của mình. Cam kết tiếp cận thị trường của đa số các nước đều thực hiện dần dần, thời hạn tự do hóa các dịch vụ như điện thoại công cộng khác nhau giữa các nước từ 1998 đến 2011. 9 nước đưa ra ngoại lệ với nguyên tắc MFN của GATS. Đa số các ngoại lệ này nhằm bảo lưu khả năng duy trì giá cước khác nhau đối với liên lạc quốc tế. Tuy nhiên, các ngoại lệ MFN khác (như Mỹ và Bra-xin nêu ra) lại nhằm bảo vệ một vài dịch vụ dựa trên vệ tinh.

48 nước thành viên WTO có cam kết bổ sung về các nguyên tắc định hướng trên cơ sở của “Tài liệu tham chiếu” - một văn bản không ràng buộc với các nguyên tắc về vấn đề kết nối, chống cạnh tranh, điều kiện cấp phép, tài nguyên hiếm, dịch vụ phổ thông và tính độc lập với các nhà chức trách. Các nguyên tắc này chỉ là đại cương để có thể dễ dàng phù hợp với các chế độ chính trị khác nhau trên thế giớị Chúng hỗ trợ cho các cam kết tiếp cận thị trường và Đãi ngộ quốc gia của các thành viên WTỌ

Trong quá trình đàm phán, một “văn bản của Chủ tịch” nêu rõ khả năng của các nước thành viên WTO duy trì chính sách về quản lý tần số. Đặc biệt, văn bản chỉ ra rằng, quản lý tần số không phải là một biện pháp bị coi là hạn chế tiếp cận thị trường. Do đó, một nước thành viên WTO có quyền thực hiện quản lý tần số với điều kiện việc quản lý đó phải phù hợp với các tiêu chí của Điều 6 (Quy định trong nước) của GATS. Điều này bao gồm cả khả năng phân bổ dải tần không chỉ dựa trên nhu cầu hiện tại mà cả tương laị

Ngày 15/02/1997, một bản ghi nhớ đã được ký kết giữa các thành viên Nhóm Viễn thông cơ bản, theo đó, việc tính cước theo Quy định Viễn thông quốc tế sẽ không dẫn đến hành động giải quyết tranh chấp. Bản ghi nhớ này sẽ

được xem xét lại trước khi bắt đầu vòng đàm phán mới về dịch vụ trong thời gian tớị

Nghị định thư thứ tư của GATS cũng như những cam kết và ngoại lệ MFN của các nước thành viên WTO về dịch vụ viễn thông cơ bản đều có hiệu lực từ ngày 05/02/1998. 57 trong số 69 nước thành viên WTO có cam kết về viễn thông cơ bản đã phê chuẩn Nghị định thư và 5 nước đã chấp nhận Nghị định thư bằng bỏ phiếụ Thời hạn chấp nhận Nghị định thư đã kéo dài đến 31/7/1998 thay vì 30/11/1997 như dự định ban đầu để các nước kịp thời phê chuẩn.

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)