Nhận xét, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 74)

Kể từ khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đã phải thực hiện các cam kết của mình đối với tổ chức nàỵ Bên cạnh việc đổi mới Chính phủ và các chức năng của Chính phủ, Trung Quốc đã trực tiếp thực hiện các nội dung cam kết gia nhập WTO, như sửa đổi, chỉnh lý hàng nghìn văn bản pháp luật và quy chế của các bộ ngành; thực hiện việc hạ thấp hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo đúng lộ trình, và cũng đã thực hiện những cam kết về dịch vụ. Tuy còn một số chậm trễ về cam kết trong một số lĩnh vực, nhưng về cơ bản Trung Quốc đã thực hiện một cách khá nghiêm túc các cam kết của mình, đồng thời tận dụng được những lợi thế, cơ hội khi gia nhập WTO, duy trì, phát triển nhanh nền kinh tế của mình.

1. Thực hiện tự do thương mại đơn phương

Từ đầu thập kỷ 1990, Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế thương mạị Quản lý ngoại thương cũng được từng bước sửa đổi thông thoáng hơn. Mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích tham gia hoạt động thương mại, hệ thống quản lý “thương quyền” được bãi bỏ và thay vào đó là các tiêu chuẩn cụ thể để tham gia hoạt động thương mạị Hệ thống cấp phép, quản lý thu thuế được củng cố để phát huy hiệu quả. Trung Quốc chủ động “thuế hóa” hạn ngạch của 171 nhóm hàng (chủ yếu là máy móc, thiết bị) và tiếp tục loại bỏ hạn ngạch cho 170 mặt hàng khác.

Trung Quốc đã đơn phương cắt giảm thuế quan nhập khẩu với 225 dòng thuế và bãi bỏ tất cả các loại phí nhập khẩu không phù hợp với quy định của WTỌ Trung Quốc đã cắt giảm thuế suất đối với 2898 dòng thuế. Năm 2001, thuế suất trung bình chỉ còn 15,3% và năm 2002 chỉ còn 12%. Cho đến thời điểm gia nhập WTO Trung Quốc đã cắt giảm 3/4 mức thuế suất của các loạị Điều đó cho thấy, Trung Quốc đã chủ động chuẩn bị rất kỹ lưỡng và bài bản cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình.

2. Đổi mới đồng bộ hệ thống hành pháp và chính sách kinh tế

Cũng như nền kinh tế đang chuyển đổi khác, hệ thống pháp lý là một hạn chế căn bản của Trung Quốc. Để bảo đảm một môi trường thương mại tích cực. Trung Quốc đã thực hiện điều chỉnh cơ bản hệ thống pháp luật liên quan đến thương mạị Trung Quốc đã thay thế cho 1.183 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 744 văn bản do Chính quyền Trung ương ban hành và 439 văn bản do chính quyền địa phương ban hành, góp phần làm minh bạch hóa chính sách thương mại của Trung Quốc. Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh cũng đã được ban hành nhằm chống lại các hành vi lạm dụng độc quyền, đặc quyền, cạnh

tranh bất hợp pháp và khuyến khích dòng lưu chuyển hàng hóạ Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh trở thành “liều thuốc đắng” quan trọng để xử lý các doanh nghiệp độc quyền của Nhà nước, góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nàỵ

Trung Quốc xây dựng nhiều văn bản pháp lý cả về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ dựa trên chuẩn mực của WTỌ Ví dụ: Chính sách quản lý hạn ngạch, cấp phép, điều lệ chống phá giá, áp dụng thuế đối kháng, các quy định cấp phép trong lĩnh vực dịch vụ như bảo hiểm, viễn thông, vấn đề thực thi tác quyền… Điển hình là Luật về chống phá giá và trợ cấp đã ngay lập tức phát huy rất tốt.

Để đẩy mạnh khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế, Trung Quốc đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng. Các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận rộng rãi trong hầu hết mọi lĩnh vực nhằm phát huy tiềm năng, nguồn lực sẵn có của đất nước, kể cả những lĩnh vực nhạy cảm nhất như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, hàng không dân dụng, đường sắt, lập chi nhánh luật và kế toán… Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài còn nhận được sự bảo đảm một cách chắc chắn về thủ tục pháp lý từ các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Như vậy, có thể nói, tự do hóa thương mại của Trung Quốc là một quá trình được thực thi theo một chủ trương nhất quán và toàn diện của Nhà nước.

3. Bảo hộ gắn với mục tiêu phát triển

Về cách thức bảo hộ trong chính sách thương mại của Trung Quốc, có thể thấy được điểm quan trọng nhất của chính sách đó là vấn đề bảo hộ gắn với định hướng xuất khẩụ Theo báo cáo năm 2009 của phòng thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Trung Quốc bảo hộ mậu dịch xuất hiện từ việc chính quyền cơ sở cố gắng hướng vốn kích cầu về địa phương mình cho đến những chính sách thiên vị doanh nghiệp trong nước của chính phủ và tiếp tục chiến lược tấn công bằng hàng hóa giá rẻ để giữ các thị trường nước ngoàị Trung Quốc duy trì mức thuế suất trung bình đối với các sản phẩm đã có lợi thế so sánh rõ ràng (căn cứ vào khả năng xuất khẩu trong các năm trước), trừ những mặt hàng nhạy cảm có thuế suất đến 65%. Điểm dễ nhận thấy là, những mặt hàng được bảo hộ đều là các sản phẩm hiện tại đang khai thác nguồn lợi sẵn có của đất nước và tương lai sẽ tiếp tục được khai thác trong nhiều năm. Thuế suất thấp nhất được áp dụng cho các mặt hàng đầu vào phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cần thiết tăng cường trao đổi nội bộ ngành, ví dụ như linh kiện, mạch điện tử (10%).

Ngược lại với những sản phẩm đang ngày càng nổi lên trong cơ cấu xuất khẩu, như máy tính, điện thoại và thiết bị viễn thông có thuế suất 30% [9, tr. 25-28] thì có mức thuế suất khá cao (gấp đôi) nếu so với mức thuế suất bình quân đối với hàng công nghiệp là 14,7% và (gấp ba) so với toàn bộ biểu thuế là 12%. Chúng ta có thể nhận thấy mối tương quan giữa những sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn với tốc độ tăng trưởng cao thì có mức bảo hộ bằng thuế quan khá cao như máy tính và máy xử lý thông tin, điện thoại và thiết bị viễn thông, ti-vị Rõ ràng cách thức bảo hộ của Trung Quốc gắn liền với mục tiêu phát triển xuất khẩu và đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Ngày 16/3/2007, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định mức thuế thống nhất ngang nhau cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoàị Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2008, không chỉ làm lợi cho các công ty trong nước, mà còn góp phần cái thiện chất lượng và cấu trúc đầu tư nước ngoàị

Tháng 7/2008, đoàn đại biểu của Trung Quốc, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh, đã tham gia vào rất nhiều các cuộc đàm phán để đạt được sự đột phá trong các thỏa thuận thương mại và quyền gia nhập các thị trường công nghiệp. Đây là hai vấn đề chính tại các vòng đàm phán Doha ở Genevạ Sự kiện này thể hiện Trung Quốc ngày càng đóng vai trò thành thành viên nòng cốt trong hệ thống thương mại đa phương thế giới

Khi cả thế giới phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008, thì Trung Quốc vẫn đứng vững, thậm chí nhu cầu tiêu dùng nội địa của nước này còn tăng lên. Năm 2009, nhập khẩu của nước này tăng 2,8% so với năm 2008, biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng dương trong giai đoạn nàỵ Trung Quốc cũng đóng góp rất lớn vào công cuộc hồi phục của kinh tế toàn cầu nhờ việc duy trì xuất khẩu cho rất nhiều nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng, tăng cường đầu tư ra nước ngoài và tạo ra nhiều việc làm.

Bất chấp khủng hoảng tài chính, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2009 vẫn tăng, giúp nước này trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu nhiều thứ nhì thế giới(1). Năm 2010, tổng GDP là 5.878,6 tỷ USD so với chỉ 509,6 tỷ USD năm 2001, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ gần 510 tỷ USD năm 2001 lên 2.970 tỷ USD năm 2010, tăng bình quân 21,6%/năm.

Quý II/2010, Trung Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản để chiếm ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai thế giớị GDP của Nhật Bản trong quý II/2010 là 1.288 tỷ USD, trong khi đó con số này của Trung Quốc là 1.337 tỷ USD.

Các ngành công nghiệp truyền thống khác như điện tử gia dụng và công nghệ thông tin cũng có tiềm năng phát triển rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩụ

Ngày 11/9/2009, Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama đã tăng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Trung Quốc để trừng phạt nước nàỵ Đây chỉ là một trong số rất nhiều các tranh chấp thương mại mà nước này vướng vào kể từ khi gia nhập WTỌ Chính vì thế, Trung Quốc cần phải linh hoạt hơn nữa trong việc tận dụng các cơ chế về giải quyết tranh chấp để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình.

Trong 10 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã bị vướng vào hơn 690 cuộc điều tra về bán phá giá, trợ giá trong nước, vi phạm các quy định về bảo đảm và giải quyết tranh chấp thương mại với tổng số tiền lên tới 40 tỷ USD. Đây sẽ là nhiệm vụ rất dài hơi của Trung Quốc nếu muốn dứt bỏ cơ chế bảo hộ và duy trì hệ thống thương mại đa phương.

Viễn thông Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỷ quạ Động cơ của sự tăng trưởng này là yếu tố cầu tăng và đổi mới hành chính. Hiện tại, Viễn thông Trung Quốc do các công ty lớn chiếm lĩnh. Một số dịch vụ như nhắn tin, di động đã được mở cửa hoàn toàn và có cạnh tranh mạnh. Mặc dù đã có những bước cải cách nội bộ nhưng sự tham gia của nhân tố nước ngoài trong cung cấp dịch vụ vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, hiện trạng này sẽ được khắc phục trong một tương lai gần. Và vì thế tương lai của Viễn thông Trung Quốc là rất sáng sủạ Tăng trưởng Viễn thông sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc nói chung. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thực hiện cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề để thực hiện tốt cam kết, tận dụng được lợi thế gia nhập WTO nhằm phát triển kinh tế như sau:

Thứ nhất, đổi mới thể chế đi liền với đổi mới hệ thống luật pháp là một tất yếu trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc

Thứ hai, Chính phủ phải tập trung vào các công việc then chốt, to lớn, có ý nghĩa quyết định với nền kinh tế và chuyển từ quản lý ở tầm vi mô sang tầm vĩ mô, quản lý thông qua hệ thống luật pháp.

Thứ ba, việc thực hiện các nội dung của cam kết gia nhập WTO phải linh hoạt, nhưng những lĩnh vực có lợi cho nền kinh tế thì có thể đẩy nhanh việc thực hiện cam kết hơn nữa so với lộ trình qui định.

Thứ tư, nâng cao nhận thức và tăng cường học tập về WTO, đặc biệt tránh tư tưởng ỷ lại vào thời kỳ quá độ, phải có chiến lược tận dụng được cơ hội và hạn chế được thách thức.

Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân sự phục vụ cho việc thực hiện các cam kết WTỌ

Thứ sáu, chú trọng sửa đổi luật và các văn bản pháp quy cho phù hợp với các quy định của WTO, tăng cường nghiên cứu hệ thống luật pháp ở nước ngoài để khai thác và bảo vệ lợi ích hợp pháp của đất nước.

Thứ bảy, nhanh chóng điều chỉnh chính sách ngành nghề, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của các ngành nghề, doanh nghiệp, v.v...

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)