Ứng dụng công nghệ mới đi thẳng vào công nghệ hiện đại

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 118)

Viễn thông là một ngành kỹ thuật cao, sự phát triển của ngành luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ viễn thông, thời gian qua, các công nghệ liên quan đến ngành viễn thông thay đổi rất nhanh. Đầu tiên là vào những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, công nghệ tổng đài và truyền dẫn đã có bước ngoặt lớn khi chuyển từ kỹ thuật analogue sang kỹ thuật số. Kế đến là sự bùng nổ về thông tin di động kỹ thuật số và công nghệ truyền dẫn đồng bộ SDH. Hiện nay, sự hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin đang đưa ngành viễn thông vào một cuộc cách mạng công nghệ mới, mạng lưới viễn thông đang dần dịch chuyển sang sử dụng mạng IP, việc phát triển dịch vụ mới được thực hiện rất nhanh chóng và linh động.

Từ năm 1990, khi tiến hành đổi mới ngành viễn thông, Việt Nam đã có quyết định hết sức đúng đắn khi tiến hành đầu tư thẳng vào công nghệ kỹ thuật số, dần dần thay thế toàn bộ các thiết bị sử dụng công nghệ analogue, biến Việt Nam từ xuất phát với mạng lưới viễn thông lạc hậu thành một trong những nước

có ngành viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới, tốc độ phát triển viễn thông bình quân hàng năm trong giai đoạn 1990-2000 đạt mức 21%.

Ngành viễn thông Việt Nam cần chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới theo hướng IP hoá, tăng cường làm chủ công nghệ và từng bước nghiên cứu các giải pháp công nghệ riêng theo các trình tự sau:

- Mua các thiết bị công nghệ mới nhất từ những nước có trình độ viễn thông phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,… (như kinh nghiệm từ Trung Quốc) song song đó đề ra điều kiện để các đối tác khi bán thiết bị phải cam kết chuyển giao công nghệ cho các chuyên gia viễn thông Việt Nam.

- Rà soát lại hoạt động của các liên doanh hiện tại, xúc tiến hình thành các liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông mới với các hãng viễn thông lớn trên thế giới để nắm bắt các quy trình công nghệ mới, tiên tiến (như kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Trung Quốc).

- Đầu tư mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến khích sử dụng các kết quả nghiên cứu trong nước để áp dụng trên mạng lưới (như kinh nghiệm từ Hàn Quốc).

Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường Viễn thông Việt Nam không còn chỉ dừng lại ở khuyến mãi, phát triển thuê bao “nóng”, mà cơ bản nhất vẫn là các dịch vụ gia tăng sẽ quyết định sự trung thành và mức độ chi tiêu của khách hàng. Và để làm được điều này, doanh nghiệp phải tập trung cho việc nghiên cứu triển khai nhiều hơn nữa công nghệ hiện đại, hấp dẫn. Công nghệ mới với những dịch vụ gia tăng tiện ích sẽ là thế mạnh để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường trong giai đoạn hiện naỵ Tính tới thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel... cung cấp số lượng dịch vụ viễn thông nhiều nhất trên thị trường với con số hơn 100 dịch vụ.

Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường và các tổ chức quốc tế về viễn thông đang thách thức khả năng của xã hội trong lĩnh vực quản lý. Các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập trong các khu vực vùng sâu, vùng xa đó là các công nghệ mới như là Cellular, vệ tinh, cáp quang và DSL, và chúng đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường. Dù sao vẫn có khác biệt lớn tồn tại như độ khả dụng của dịch vụ bên trong các nước và giữa các nước. Công nghệ mới có khả năng làm tăng thêm hoặc làm giảm sự mất cân bằng giữa các nước. Việc truy nhập tới các dịch vụ mới sẽ đòi hỏi không chỉ đối

với vấn đề cân bằng mà còn đòi hỏi về vấn đề thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin.

Ngoài nhóm các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, di động, dịch vụ truyền số liệu còn có hàng loạt dịch vụ công nghệ mới trên nền NGN, dịch vụ VoIP, Internet, 3G. Trong các dịch vụ đó, còn có rất nhiều các dịch vụ gia tăng, dịch vụ phát triển ứng dụng thương mại điện tử…

Trước đây khách hàng khi dùng di động đa số vẫn chủ yếu là dịch vụ thoại (nghe - gọi), nhắn tin,… Khi các công nghệ mới được đem vào ứng dụng, nền kinh tế cho phép người dân tiếp cận với các dịch vụ giá trị gia tăng, sự đồng bộ kỹ thuật và các ứng dụng CNTT, viễn thông trong các ngành kinh tế như Hải Quan, Ngân hàng, điện lực… cho phép, các nhà cung cấp có thể triển khai các dịch vụ gia tăng.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, nhiều thay đổi đáng kể đã và đang diễn ra trong lĩnh vực viễn thông. Các công nghệ mới như là Internet và GMPCS(4) đã được đưa vào thị trường. Tác động trước mắt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại trong lĩnh vực viễn thông.

Chỉ riêng năm 2011, nhiều dịch vụ được ứng dụng trở nên quen thuộc hơn với người dùng như dịch vụ hội nghị truyền hình, hội nghị trực tuyến, Mobile TV. Đặc biệt, đây còn là thời điểm được đánh giá thích hợp cho việc đẩy mạnh các ứng dụng tiện ích, đặc biệt là các ứng dụng 3G. Và cuộc cạnh tranh mới không chỉ có khuyến mãi, phát triển thuê bao “nóng”, mà cơ bản nhất bây giờ là các dịch vụ gia tăng sẽ quyết định sự trung thành và mức độ chi tiêu của khách hàng.

Dịch vụ 3G đã đi tiên phong trong việc đưa vào khai thác sớm nhất ở Việt Nam, đồng thời triển khai nhiều dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng cả về giá cước, dịch vụ đa dạng, và sẵn sàng cung ứng thiết bị đầu cuối với nhiều ưu đãi, tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận dịch vụ 3G.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở 3G, mới đây, một số doanh nghiệp viễn thông đã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trên nền tảng công nghệ 4G/LTE tại Việt Nam.

(4) GMPCS: Mạng thông tin di động cá nhân qua vệ tinh (Global mobile Personal Communai cation by Satellite)

Trước đó, VNPT/VDC cũng đã hoàn thành việc lắp đặt trạm BTS công nghệ LTE (Long Term Evolution), tại Nhà Internet, Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội), để thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ 4G/LTẸ Động thái này của Tập đoàn VNPT và đối tác đã cho thấy, “con đường” 4G của Việt Nam đã chính thức được khởi động.

Khi giá cước dịch vụ ngày một tiệm cận với giá thành, nhu cầu sử dụng dịch vụ với giá cước thấp của người dùng đã không còn bức thiết như trước nữa, thì chắc chắn, công nghệ mới sẽ là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh với các đối thủ khác.

Ngoài ra, Viễn thông CNTT-TT còn hỗ trợ việc triển khai, ứng dụng thành công kỹ thuật cao trong các hoạt động khám chữa bệnh. Công nghệ thông tin hỗ trợ việc triển khai, ứng dụng thành công kỹ thuật cao trong các hoạt động khám chữa bệnh như: chụp cắt lớp, mổ nội soi, khám chữa bệnh từ xa, y tế điện tử... Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế còn mang tính đơn lẻ ở từng bệnh viện. Hệ thống cơ sở hạ tầng và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin ở các bệnh viện còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành y tế và ngành Viễn thông CNTT-TT cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thiết lập và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như triển khai các giải pháp mới phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 118)