Tái cơ cấu ngành dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 125)

3.3.5.1. Tái cơ cấu ngành viễn thông

Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình tái cơ cấu ngành Viễn thông và tái cơ cấu doanh nghiệp viễn thông cho thấy cần mạnh dạn đưa thiết bị hiện đại để đi tắt đón đầụ.. Muốn phát triển nhanh và bền vững, Ngành Viễn thông Việt Nam phải dựa vào nền tảng chủ yếu:

- Hiện nay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần trên 50% vốn điều lệ hoặc có phần vốn góp trên 50% vốn điều lệ. Vì vậy, để tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông đề nghị tăng tỉ lệ vốn góp lên trên 50%.

- Nhà nước chỉ nắm giữ và chi phối 5 Tập đoàn, công ty viễn thông lớn như: 1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); 2. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL); 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL); 4. Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL); 5. Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương (Indochina Telecom).

Để làm được việc này quả là một công việc vô cùng to lớn, vô cùng phức tạp và cả một quá trình dài phải đầu tư nhân lực, tài chính, trí tuệ... của toàn bộ bộ máy lãnh đạo, các tổ chức xã hội và nhân dân cả nước, có như vậy, ngành Viễn thông của Việt Nam trong 10 năm nữa sẽ có thể tiến kịp các nước phát triển trên cơ sở tự do hóa viễn thông.

3.3.5.2. Tái cơ cấu doanh nghiệp viễn thông

Khi nói đến cơ cấu lại thương mại dịch vụ viễn thông nhiều người thường rất quan tâm đến việc xếp sắp lại các công ty, các tập đoàn viễn thông, những lĩnh vực mà nhà nước cho cổ phần hóa, công ty nào nhà nước chuyển đổi từ công ty 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần mà nhà nước giữ cổ phần chi phối,... mức độ mở cửa cho từng ngành, tiểu ngành trong lĩnh vực viễn thông, đây là sự điều tiết vĩ mô đã nằm trong kế hoạch của Chính phủ (đối với tập đoàn) và của Bộ Thông tin và Truyền thông (đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong ngành Viễn thông. Rất ít người cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp cũng là mắt xích hết sức quan trọng mà chính từng doanh

nghiệp phải chủ động làm để tham gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mạị Thực tế cho thấy, năm 2011 ở Việt Nam có tới gần 50.000 doanh nghiệp (chiếm 9% tổng số doanh nghiệp trong nước) bị đóng cửa và phá sản, số lượng này tăng 22% so với năm 2010. Như vậy, khi hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu, số doanh nghiệp hình thành mới tăng lên, nhưng số lượng doanh nghiệp loại khỏi "Chiến trường thương mại" cũng tăng lên, vậy các doanh nghiệp tham gia thương mại dịch vụ nên tái cơ cấu theo hướng nàỏ Đây là một vấn đề lớn, cần mổ xẻ để khỏi đi vào vết đổ của 50.000 doanh nghiệp năm 2011.

Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp trong ngành viễn thông vẫn theo một cơ cấu tổ chức cũ thường là ba cấp, cấp quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị hoặc Ban Giám đốc) - cấp các phòng ban quản lý (KH, TV, TCHC, TT...) - cấp thực hiện (nhà xưởng, dịch vụ...).

Hình 3.13. Cơ cấu tổ chức hiện tại

Sơ đồ này thể hiện sự lãnh đạo trực tuyến; nó phù hợp với thời kỳ bao cấp, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều do Nhà nước chỉ đạo theo kế hoạch được giao nên hạn chế sự sáng tạo của người lao động, việc gắn kết giữa các đơn vị trong doanh nghiệp rời rạc thông qua mối liên hệ đơn. Lãnh đạo doanh nghiệp nắm tình hình cơ sở thường qua hệ thống phòng ban quản lý và ngược lại, những điều hành của lao động công ty đến cơ sở cũng qua phòng quản lý, nhất định không thể tránh khỏi "tam sao thất bản" và tổ chức này dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả, giá thành dịch vụ caọ... trong nền kinh tế thị trường, đó cũng là nguyên nhân góp phần làm cho doanh nghiệp "còi cọc" trong thời hội nhập kinh tế quốc tế hiện naỵ

Lãnh đạo doanh nghiệp

Tổ chức Kinh doanh

Các đơn vị thực hiện

Kế hoạch Kế toán Hành chính

Hình 3.14: Một loại cơ cấu tổ chức kinh doanh của Hoa Kỳ

Sơ đồ hoạt động của một công ty ở Hoa Kỳ trong cơ chế thị trường Nhìn qua sơ đồ gồm:

- Nhiệm vụ/mục tiêu: Thực hiện kế hoạch hàng năm, và kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.

- Tài chính: Sổ sách tài chính phản ánh hoạt động của công ty bao gồm toàn bộ tài sản, tiền mặt, trị giá bất động sản, vòng quay vốn, nợ xấu, nợ tốt, trị giá hàng tồn kho;

Trị giá tổn thất, nợ phải đòi, nợ đến hạn trả, lãi dòng, tiền mặt.

- Giao tiếp: Giao tiếp bạn hàng, tiếp thị, quảng cáo, thương lượng, nói chuyện trước dám đông, quảng cáo bằng thư trực tiếp hoặc bằng hình, dẫn chương trình hội thảo, góp vốn; giao tiếp với Hệ thống quản lý nhà nước giao tiếp với doanh nghiệp có cùng lĩnh vực kinh doanh....

- Hệ thống: Tại đây được hiểu là Hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng, Hệ thống thông tin nội bộ, Hệ thống máy móc văn phòng, Hệ thống hồ sơ lưu trữ...

- Pháp luật: Tình hình thực hiện pháp luật trong doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký quyền sở hữu tri tuệ...

Sản phẩm Pháp luật Hệ thống Giao tiếp Tài chính

Nhiệm vụ: mục tiêu kinh doanh

- Dịch vụ: Lĩnh vực thương mại dịch vụ trong viễn thông rất khó xác định, số lượng sản phẩm bán ra nhiều hay ít rất khó thể hiện ở những khía cạnh khác nhaụ Số lượng khách hàng, máy móc kết nối đầu cuối hệ thống viễn thông, doanh thu hoạt động viễn thông, tỷ lệ % chiếm lĩnh thị trường.

- Đội ngũ doanh nghiệp: là cán bộ công nhân viên thực hiện nghiệp vụ từng lĩnh vực mà lãnh đạo giaọ

- Lãnh đạo doanh nghiệp - Chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp. Như vậy, khi có một mục tiêu đúng, ê-kíp giỏi và một người lãnh đạo thực sự, doanh nghiệp chắc chắn sẽ thành công trên con đường kinh doanh và làm giàụ

Nhìn vào mô hình trên ta thấy một sự hết sức lô-gíc của nó: giữa lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ doanh nghiệp (ở các nước tư bản thường là người làm thuê, được gắn chặt trực tiếp với nhau tại đỉnh của sản phẩm dịch vụ, nên sản phẩm dịch vụ tốt, bán chạy thì mối quan hệ đó được bền chặt, ngoài ra, giữa lãnh đạo doanh nghiệp và toàn bộ nội dung bên trong của doanh nghiệp, tức là mối gắn kết này thông qua kết quả hoạt động tài chính, giao tiếp, duy trì hoạt động cơ sở hạ tầng, thực hiện pháp luật và mức độ tạo ra sản phẩm của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.

Mô hình này được lý giải như sau:

Mục tiêu của doanh nghiệp: Mục tiêu của doanh nghiệp phải bảo đảm hai yếu tố cơ bản là tinh thần và kinh doanh, tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng duy trì tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Tinh thần ở đây chính là đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng, còn yếu tố kinh doanh là bán được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lờị Khi mục tiêu tinh thần và mục tiêu kinh doanh, cả hai đều mạnh mẽ và nhất quán, thì sức mạnh đó sẽ tạo ra những công ty khổng lồ. Trong thực tế Henry Ford - Nhà tỷ phú trước đây đã làm đúng như vậỵ Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhiều yếu tố có thể gây sao nhãng và chệch hướng mục tiêụ Cách tốt nhất để đi đúng mục tiêu là hãy thường xuyên xem xét, nếu thấy chệch hướng thì phải gấp rút điều chỉnh sớm, tập trung nỗ lực thực hiện bằng được mục tiêu đã đề rạ Mục tiêu này thường là lãnh đạo doanh nghiệp đề rạ Do tầm quan trọng của mục tiêu doanh nghiệp, nên nó được xếp tại vị trí nền tảng chính yếu của doanh nghiệp.

Một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp phải hết sức chú ý là đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp "Kinh doanh là một môn thể thao đồng đội" nên công việc của doanh nghiệp là phải tìm ra được và thường xuyên tạo ra một ê-kíp làm việc biết gắn bó với nhau, có năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình, nhằm góp phần đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong kinh doanh, sự thành công có được nhờ sự hợp tác trong một ê-kíp chứ không phải từ một cá nhân nàọ Các nước tư bản quan niệm ê-kíp rộng, không bó hẹp trong công ty, bao hàm các chuyên viên kế toán, luật sư, nhà môi giới, chuyên viên tài chính, nhân viên bảo hiểm, nhân viên ngân hàng với hình thức thuê mướn... Những người kinh doanh sành sỏi đã nói một cách hình tượng rằng "Khi đầu tiên bước vào kinh doanh, thường ước mơ một ê-kíp giỏi, chứ không phải một chiếc thuyền lớn".

Yếu tố thứ 3 lãnh đạo doanh nghiệp: Ở các nước tư bản thường chủ doanh nghiệp làm Giám đốc, nhưng cũng có thể họ thuê để lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu của doanh nghiệp đề rạ Cách chọn giám đốc của các nước có nhiều điểm mà chúng ta cần lưu ý.

- Người Giám đốc phải là người biết cách khai thác và phát huy những gì ưu việt nhất từ mọi người, chứ không phải là người giỏi nhất. Họ cho rằng nếu Giám đốc là người thông minh nhất trong ê-kíp của mình thì doanh nghiệp của ông ta nhất định sẽ gặp chuyện.

- Vai trò của một người lãnh đạo là sự tổng hợp của tầm nhìn, khích lệ, động viên và giám sát.

- Người lãnh đạo khi biết chắc chắn mục tiêu doanh nghiệp đúng, thì luôn luôn chú trọng đến việc nâng cao giá trị doanh nghiệp thông qua việc đầu tư. Đầu tư cho giáo dục đội ngũ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng (cải tiến các máy móc thiết bị sẵn có và nhập máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với thị trường).

Một điều cuối cùng đặt ra trong điều kiện hết sức khó khăn hiện nay, làm thế nào để kinh doanh tốt trong lĩnh vực tự do hóa dịch vụ viễn thông.

Khó khăn bao trùm nhất phản ánh tất cả mà ai cũng biết là khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa kết thúc, nợ công của Chính phủ ta cũng không ít, ngành Viễn thông của Việt Nam còn rất non trẻ và các lãnh đạo của doanh nghiệp viễn thông cũng chưa có nhiều, chưa quen với cơ chế thị trường... Vì vậy, để làm được việc này ngoài việc đổi mới, xếp sắp lại hệ thống kinh

doanh của Viễn thông CNTT-TT, thì từng cán bộ công nhân viên trong ngành Viễn thông, đặc biệt là Giám đốc doanh nghiệp phải thay đổi toàn bộ nếp suy nghĩ của mình, từ cách làm bao cấp, sang cách làm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:

- Phải nhìn thấy được cơ hội trong khó khăn, kết hợp những con người thành đội ngũ, xây dựng doanh nghiệp để thu lợi từ cơ hội đó.

- Người lãnh đạo phải đối diện với thử thách trong khi người khác tìm kiếm công việc an toàn. thậm chí, người lãnh đạo phải tìm kiếm thử thách mà người khác bỏ chạỵ

- Luôn luôn học cách làm việc nhiều người, có thể làm cho doanh nghiệp vùng trở nên cực gần. Vậy cơ hội vùng hiện nay của tự do hóa dịch vụ viễn thông chính là: Hiện nay, dân số Việt Nam 86,619 triệu ngườị Dân số thành phố chiếm 29,9%. Dân số trẻ chiếm 55,4%.

- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2011 vẫn ở mức cao khoảng 10,2 tỷ USD; Kiều hối gửi về nước năm 2011 khoảng 9,5 tỷ USD [19, tr. 5] Lĩnh vực viễn thông: Kỹ thuật phát triển rất nhanh, đa dạng, điều kiện chọn loại hình kỹ thuật hiện đại trở nên dễ dàng hơn trước.

- Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, chính trị xã hội khá ổn định, chính sách cởi mở trong khi nhiều nước chính trị không ổn định, thiên tai, hạn hán... tạo ra sự tháo chạy tư bản (FO - Flight of capital), đây là thời điểm hết sức tốt để các doanh nghiệp chọn nhà đầu tư thích hợp với điều kiện của mình.

Vì vậy, doanh nghiệp viễn thông cần khẩn trương thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:

1. Mở rộng, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trước mắt nâng cao dân trí, đặc biệt trình độ sử dụng máy móc thiết bị viễn thông, bằng cách tận dụng tối đa mạng công cộng để đào tạo từ xa, tận dụng mạng lưới với trên 8.000 điểm bưu điện của phường, xã, hiện nay đang hoạt động rất kém hiệu quả, giúp gần 20 triệu dân thành phố biết sử dụng mua hàng, thanh toán hàng trực tuyến; giúp người nông dân, khách hàng tương lai, quảng cáo hàng hóa của mình, hướng dẫn họ trồng chế biến nông sản theo tiêu chuẩn GAP; thông qua hệ thống truyền thông, hướng dẫn họ phòng, chữa bệnh tại gia theo những dược liệu có sẵn tại địa phương, để giảm bớt sự quá tải ở các Bệnh viện Trung ương... cần tính toán kỹ nếu có thể hạ được giá dịch vụ viễn thông, áp dụng

biện pháp khuyến mại, nhiều hơn nữa, coi đây là thời điểm hết sức thuận lợi để chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, trong khi các nước phát triển phần lớn đang loay hoay vào giải quyết khủng hoảng kinh tế. Làm được như vậy, doanh nghiệp không chỉ chiếm được thị trường lâu dài, mà còn có điều kiện tăng doanh thu, khấu hao hạ tầng nhanh, để có cơ hội nhập khẩu các thiết bị hiện đại, nâng cấp hạ tầng viễn thông có nhiều khiếm khuyết hiện naỵ

2. Đầu tư nâng cấp hạ tầng hiện tại

Cho dù bất kỳ doanh nghiệp nào hiện nay có hạ tầng tốt, kinh doanh thuận lợi, có lãi lớn đi chăng nữa, đời sống người làm trong doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, thì người lãnh đạo trong doanh nghiệp lúc nào cũng phải nghĩ rằng các thiệt bị, hạ tầng cho viễn thông luôn có một đặc trưng riêng biệt, đó là chúng lạc hậu nhanh do tự do hóa dịch vụ sự cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt, vì vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp lúc nào cũng phải nghĩ đến đầu tư toàn diện mọi mặt công ty, đây là một công việc tạo ra sự sống còn và phát triển công tỵ Vậy làm thế nào để có một vụ đầu tư tốt, đối với lĩnh vực mua máy móc thiết bị để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông hoặc làm dịch vụ cung cấp cho khách hàng? Người lãnh đạo doanh nghiệp phải nghĩ rằng "Lời hay không phải là lúc mua chứ không phải lúc bán, nếu chúng ta biết lựa chọn chính xác lúc mua chắc chắn sẽ thu được lãi lớn. Vì vậy, khi muốn đầu tư của công ty (doanh nghiệp) vào lĩnh vực gì, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước thận trọng - chú ý điểm sau:

1. Xem xét nhiều để lựa chọn theo cách loại trừ với số lượng giảm dần, để chọn lấy 1 chủng loại ưu việt nhất cho mình.

2. Giành thời gian nhiều hơn các nhà cung cấp, hiểu biết được họ có nhiều người mua không.

3. Phân tích chi tiết thị trường mua bán

4. Nói chuyện với nhiều người mua để biết được chất lượng dịch vụ đó. 5. Cẩn thận khi đầu tư cùng với nhiều người quản lý (công ty cổ phần, góp vốn kinh doanh)

6. Cần chú ý các chi phí mà mình không làm chủ. 7. Đừng bao giờ mua để đợi giá lên

KẾT LUẬN

Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATS/WTO là một nhu cầu cấp thiết của thời đại ngày nay; nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, đồng thời, nó cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)