Tự do hóa dịch vụ viễn thông của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 78)

Tự do hóa trong ngành dịch vụ của Hàn Quốc vẫn còn khó khăn do tình trạng chưa phát triển của các ngành dịch vụ trong nước. Hơn nữa, Chính phủ tiến hành một số hành động đơn phương hướng tới việc mở cửa hoàn toàn. Ngành Viễn thông là một trong số các ngành được hoàn toàn mở cửa đối với các hãng viễn thông nước ngoàị Vì vậy, Hàn Quốc là nước có mạng lưới viễn thông và nền công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông được xếp vào một những nước hàng đầu thế giớị

2.2.1. Cam kết về tự do hóa dịch vụ viễn thông

Thị trường dịch vụ viễn thông Hàn Quốc trong những năm 1980 được đặc trưng bởi mạng chuyển mạch công cộng (PSTN) và mật độ điện thoại rất thấp vì vậy các chính sách ưu tiên hàng đầu đơn giản chỉ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của công chúng về các dịch vụ điện thoạị Hàn Quốc là nước không thực sự quan tâm lắm tới Vòng đàm phán U-ru-guay và thậm chí còn "miễn cưỡng tham gia vào quá trình đàm phán". Tuy nhiên, kết quả Vòng U-ru-guay cũng được Hàn Quốc chấp nhận và cho thi hành. Mọi kết quả của vòng đàm phán U-ru-guay (1986 - 1994) trở thành văn kiện chính thức của WTO mà bất kỳ thành viên nào cũng phải tham giạ Hàn Quốc là một trong số hơn 100 quốc gia tham gia Vòng đàm phán U-ru-guay và là thành viên sáng lập Tổ chức Thương mại WTO từ ngày 01/01/1995. Sau khi cung cấp dịch vụ điện thoại cơ bản, Hàn Quốc đã đạt

được những tiến bộ trong việc bãi bỏ hàng rào bảo hộ trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Chính phủ Hàn Quốc, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định, điều chỉnh chính sách, cơ cấu lại thị trường. Ngoài việc tự do hóa thị trường dịch vụ trong vòng đàm phán chính của U-ru-guay, sau một loạt các cuộc đàm phán song phương với Hoa Kỳ, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực hiện cơ cấu lại thị trường. Trong quá trình cơ cấu này, Hàn Quốc đã kết hợp các yêu cầu của Hoa Kỳ để loại bỏ hạn chế tiếp cận thị trường (tức là, cho phép quyền sở hữu nước ngoài trong giá trị gia tăng và các phân đoạn dịch vụ di động). Tuy nhiên, Hàn Quốc giữ riêng lập trường của mình trong một số chính sách, chẳng hạn như phân loại các nhà cung cấp dịch vụ và áp dụng các điều kiện gia nhập thị trường đối với từng loại dịch vụ. Chính phủ Hàn Quốc cho phép các doanh nghiệp viễn thông được cung cấp các dịch vụ theo quy định trong Luật Kinh doanh Viễn thông.

Bảng 2.11. Quản lý nhà nước về dịch vụ viễn thông Hàn Quốc (1990 - 1994)

Nhà cung cấp dịch vụ chung

Nhà cung cấp dịch vụ cơ bản

Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng Hình thức Dịch vụ viễn thông cơ bản:

Điện thoại cố định, điện báo, điện tín, cho thuê mạng

Dịch vụ viễn thông cơ bản: Dịch vụ không dây, di động, cơ sở dữ liệu

Thuê cơ sở vật chất: Dữ liệu, quy trình dữ liệu, EDI, E-mail, đăng ký CRS.

Điều kiện gia nhập thị trường

Không được phép Đăng ký cấp phép Sở hữu

nước ngoài

Không cho phép Tỷ lệ sở hữu thiết bị ≤ 1/3 tổng giá trị (Không cho phép là cổ đông lớn nhất)

≤ 100%

Các quan hệ sở hữu khác

Tỷ lệ sở hữu ≤ 10% Tỷ lệ sở hữu thiết bị ≤ 1/3 tổng giá trị (Không cho phép là cổ đông lớn nhất)

Không

Tỷ lệ sở hữu thiết bị ≤ 3% Tỷ lệ sở hữu thiết bị ≤ 1/3 tổng giá trị (Không cho phép là cổ đông lớn nhất) (Nhà nước giữ 10% cổ phần) Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc

Hàn Quốc cam kết dịch vụ thông tin viễn thông đã đề cập trong GATS, cam kết các biện pháp có ảnh hưởng đến việc mở cửa và sử dụng các dịch vụ và mạng lưới thông tin viễn thông công cộng. Đặc biệt, Hàn Quốc đã quy định quyền tiếp cận phải được dành cho tất cả các thành viên, trên cơ sở hợp lý và không phân biệt đối xử, để cung cấp một dịch vụ được nêu trong danh mục cam kết.

Bảng 2.12. Các cam kết về dịch vụ viễn thông Hàn Quốc (1994 - 1997)

Hình thức Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản

Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng Dịch vụ Dịch vụ viễn thông cơ bản: Điện thoại cố

định, điện báo, điện tín, cho thuê mạng, dịch vụ không dây, di động, cơ sở dữ liệu

Thuê cơ sở vật chất: Khác nhà cung cấp dịch vụ

Điều kiện gia nhập thị trường

Đăng ký cấp phép Thông báo Sở hữu

nước ngoài

Mạng cố định: cấm

Wireless: lên đến 1/3 tổng số cổ phần (Không được phép là cổ đông lớn nhất)

≤ 100% Các quan hệ sở hữu khác Mạng cố định: Tỷ lệ sở hữu ≤ 10% cổ đông lớn nhất Không Chính phủ đầu tư đến 10% (không được

phép là cổ đông lớn nhất) Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc

Bảng 2.13. Cam kết mở cửa thị trường viễn thông Hàn Quốc ( Từ tháng 7/1998) Hình thức Nhà cung cấp dịch vụ chung Nhà cung cấp dịch vụ cụ thể Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng Sở hữu nước ngoài Mạng cố định: 49% (từ tháng 7/1999), Wireless: 49% (từ tháng 7/1998), KT: 33% ((từ tháng 7/1998) (Cấm cổ đông lớn nhất) 49% (từ tháng 7/1999), 100% (từ năm 2000), ≤ 100% Các quan hệ sở hữu khác

Tỷ lệ sở hữu tư nhân: KT 15% (từ tháng 01/1999)

Không Không

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc

2.2.2. Tiến trình mở cửa thị trường viễn thông

2.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời và thực trạng ngành Viễn thông Hàn Quốc

Hàn Quốc là nước có thị trường viễn thông rất tự dọ Quá trình phát triển tiến đến tự do hóa của ngành Viễn thông Hàn Quốc được chia làm ba giai đoạn rõ rệt:

- Giai đoạn độc quyền mạng lưới và phát triển thị trường viễn thông - Giai đoạn cạnh tranh và phi điều tiết

- Giai đoạn 1: Giai đoạn độc quyền mạng lưới và phát triển thị trường viễn thông

Tinh thần dân tộc là nền tảng cho chính sách phát triển và bảo hộ viễn thông của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thành công với chính sách Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên tập trung đầu tư trong thời kỳ tăng tốc phát triển theo số lượng và chính sách gắn chặt phát triển mạng lưới với xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị.

Trước năm 1979, mạng lưới viễn thông Hàn Quốc còn rất lạc hậu với 2,8 triệu máy điện thoại, trong đó có 2,3 triệu máy sử dụng tổng đài analoguẹ Đứng trước xu hướng nhu cầu sử dụng máy điện thoại của người dân có chiều hướng tăng. Viễn thông Hàn Quốc đã thực hiện chủ trương độc quyền về viễn thông. Nhà nước cho Cơ quan viễn thông Hàn Quốc (KTA) được độc quyền, hỗ trợ tài chính để KTA có thể phát triển mạng lưới một cách nhanh nhất. Viễn thông Hàn Quốc đã tăng cả về số lượng và chất lượng: Dịch vụ đường dài; Hiện đại hóa cơ sở vật chất. Cuối những năm 1970, số lượng điện thoại được lắp đặt chỉ bằng hơn 1/3 so với nhu cầu hàng năm (nhu cầu hàng năm khoảng 605.000 máy, khả năng đáp ứng khoảng 250.000 máy). Tình trạng cầu vượt cung quá nhiều dẫn đến hiện tượng tăng phí lắp đặt lên gấp 10 lần so với quy định của Chính phủ (phí lắp đặt máy điện thoại lúc này vào khoảng 2.500.000 won).

Hình 2.8. Số lượng đường dây điện thoại ở Hàn Quốc từ tháng 01/1976 đến tháng 01/1995

Nguồn: Trading Economics 2012

- Giai đoạn 2: Cạnh tranh và phi điều tiết

Sau khi mạng lưới đã phát triển hoàn chỉnh, Chính phủ cho cạnh tranh tiến tới tự do hóa mạng lưới một cách nhanh chóng để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho người sử dụng. [Xem Hình 2, 3 Phụ lục 6]

Đến năm 1996, Hàn Quốc đã là một trong 10 quốc gia có mạng lưới viễn thông lớn nhất thế giớị Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân, tất cả mạng lưới đều được tự động hoá, tốc độ phát triển viễn thông của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Kinh doanh điện thoại cố định gồm 3 hãng KT + Dacom (1991) + Onse (1996); dịch vụ điện thoại di động KMT + Sinsegi vào năm 1994. Dịch vụ nhắn tin: 10 địa phương từ năm 1992. Sự phát triển vượt bậc của viễn thông Hàn Quốc đã được Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) coi đây là trường hợp điển hình để các nước khác noi theọ Thành lập Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc vào năm 1992; Tiến tới thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Giai đoạn 3: Tự do hoá hoàn toàn

+ Từ việc chỉ có hai hãng kinh doanh điện thoại cố định: KT + Dacom năm 1999, Chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách thông thoáng hơn trong việc phát triển viễn thông bằng việc mở rộng việc cấp phép thành lập các mạng viễn thông mớị

Hình 2.9. Tỉ lệ thuê bao điện thoại cố định và di động ở Hàn Quốc từ tháng 01/2000 đến tháng 01/2008

Nguồn: Trading Economics 2012

Hình 2.10. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở Hàn Quốc từ 01/1988 đến 01/2008

Hình 2.11. Doanh thu viễn thông (% GDP) ở Hàn Quốc từ 01/1976 đến 01/2008

Nguồn: Trading Economics 2012

Cho đến năm 2009, Hàn Quốc có tất cả 7 công ty viễn thông là: KT, KTF, SK Telecom (Hanaro Telecom), SK Broadband, LG Group - LG Telecom, LG Dacom, LG Powercomm, LG. Năm 2009, hãng viễn thông KT của Hàn Quốc sáp nhập với KTF, giảm số hãng kinh doanh dịch vụ di động ở Hàn Quốc từ 7 xuống 6. Việc sáp nhập KT-KTF đã kích thích làn sóng sáp nhập trong ngành công nghiệp viễn thông của Hàn Quốc. SK Telecom đã sáp nhập với SK Broadband, chi nhánh Internet và điện thoại cố định của hãng năm 2010. Ba hãng viễn thông của LG Group - LG Telecom, LG Dacom và LG Powercomm đã về dưới một mái nhà chung là LG Ự Như vậy hiện nay, Hàn Quốc có ba hãng viễn thông lớn là: SK Telecom, KT và LG Ự

Hàn Quốc xếp hạng đầu tiên trong xếp hạng Chỉ số phát triển ICT (ICT Development Index)

Hình 2.12. Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và viễn thông (IDI)

(Nguồn: ITU 15/9/2011)

Năm 2011, Hàn Quốc được bầu chọn là quốc gia công nghệ thông tin viễn thông đứng đầu thế giới (vị trí số 1 trong tổng số 152 quốc gia thuộc đối tượng

điều tra) theo “Chỉ số phát triển công nghệ thông tin và viễn thông (IDI)”. Chỉ số này được thực hiện với mục đích đánh giá khoảng cách phát triển công nghệ thông tin và viễn thông giữa các quốc gia, sự cách biệt về công nghệ số, tiềm năng tăng trưởng của ngành công nghiệp nàỵ Trong bản đánh giá chỉ số phát triển công nghệ thông tin và viễn thông năm 2011, Hàn Quốc giữ vị trí số 1, đứng thứ 2 là Thuỵ Điển, tiếp sau đó là I-xơ-len, Đan Mạch, Phần Lan. Anh đứng thứ 10, Hoa Kỳ đứng thứ 17, chỉ có 4 quốc gia châu Á đứng trong top 20 như Hong Kong đứng thứ 6, Nhật Bản đứng thứ 13, Xin-ga-po đứng thứ 19…

Chỉ số IDI được cấu thành từ 3 yếu tố như tính tiếp cận, mức độ sử dụng và năng lực công nghệ thông tin & viễn thông. Trong hạng mục “mức độ sử dụng” công nghệ thông tin và viễn thông, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới và đứng thứ 10 trong hạng mục “tính tiếp cận”, đây đều là những kết quả caọ

Tính theo từng chỉ số cụ thể, tỷ lệ nối Internet tại gia đình số lượng người sử dụng dịch vụ băng thông rộng không dây Hàn Quốc đứng đầu thế giới, số lượng người sử dụng băng thông rộng có dây đứng thứ 4 đều là những vị trí top đầụ

Theo kết quả công bố lần này những nỗ lực xúc tiến chính sách tăng cường cải thiện quy chế và cơ sở hạ tầng cho thông tin viễn thông của Chính phủ Hàn Quốc đã được đánh giá khách quan qua chỉ số mà ITU (Liên minh Viễn thông Quốc tế) - tổ chức của Liên Hiệp Quốc nhằm tiêu chuẩn hoá viễn thông quốc tế thực hiện.

2.2.2.2. Chiến lược phát triển viễn thông của Hàn Quốc

Tự do hóa dịch vụ viễn thông đã đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển viễn thông của Hàn Quốc và Chính phủ là yếu tố quyết định sự thành công của Viễn thông Hàn Quốc. Các định hướng và các điều tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc đã là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển viễn thông. Chính phủ đã định hướng cho doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu chung với sáu chương trình lớn (Hình 2.19) thực hiện trong 20 năm để thúc đẩy phát triển ICT.

Hình 2.13. Chiến lược thúc đẩy phát triển ICT của Chính phủ Hàn Quốc

Nguồn : ITU

Một số chính sách, chiến lược phát triển Viễn thông Hàn Quốc đã thực hiện có hiệu quả để thúc đẩy tự do hóa dịch vụ ngành Viễn thông:

1. Chính sách ưu tiên đầu tư

Từ những năm 1976, đầu tư viễn thông của Hàn Quốc đạt mức bình quân 1,5% GDP, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân của các nước phát triển. [Hình 2.12] [28, tr. 9] Trong những năm 1976, nguồn vốn để đầu tư phát triển viễn thông chủ yếu lấy từ nguồn thu phí lắp đặt và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông. Thông qua các quy định, Chính phủ đảm bảo cho phép ngành Viễn thông được sử dụng 44% [28, tr. 12] phí lắp đặt điện thoại và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông vào đầu tư phát triển mạng lướị

Từ năm 1980 đến năm 1987, Chính phủ Hàn Quốc cho phát hành trái phiếu bắt buộc đối với thuê bao mớị Tổng số thu từ trái phiếu đã phát hành là 1,7 tỷ USD, chiếm 14% [3, tr. 220] tổng số vốn đầu tư vào ngành viễn thông trong giai đoạn nàỵ Ngoài ra, Chính phủ cũng bảo lãnh cho các cơ quan viễn thông trong nước vay được 1,6 tỷ USD [3, tr. 221] của các tổ chức tài chính nước ngoài để nhập thiết bị viễn thông hiện đại và nhận chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ tiên tiến như Bỉ, Đức, Hoa Kỳ.

2. Chú trọng phát triển công nghiệp viễn thông

Cùng với việc ưu tiên phát triển mạng lưới viễn thông, Chính phủ Hàn Quốc cũng có chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học trong nước và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ để phát triển nền công nghiệp sản xuất viễn thông, tạo sự chủ động trong việc phát triển và khai thác mạng lưới sau nàỵ Năm 1976, Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông thuộc Bộ Bưu điện Hàn Quốc và xác định nhiệm vụ trọng tâm của Viện này là nghiên cứu tổng đài điện tử. Chính phủ đã xây dựng một chương trình quốc gia về nghiên cứu tổng đài điện tử.

Mặt khác, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn giàu tiềm lực về điện tử như SamSung, GoldStar, Itelco, Daewoo nhận chuyển giao công nghệ từ các hãng hàng đầu thế giới như NTT, AT&T, Siemens, Ericsson thông qua các liên doanh sản xuất tổng đài tại Hàn Quốc. Trong mỗi tập đoàn công nghiệp nói trên đều có các chương trình nghiên cứu về tổng đàị

Sau tất cả các cố gắng và sáng tạo của mình, với kinh phí 28 triệu USD (chưa kể các chi phí nghiên cứu thông qua các liên doanh), năm 1985 Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới có thể sản xuất tổng đài điện tử TDX. Bắt đầu là thế hệ TDX-1A với 10.000 số, năm 1991 Hàn Quốc đã cho sản xuất hàng loạt thế hệ tổng đài TDX-10 với dung lượng 100.000 số để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Đến năm 1996, Hàn Quốc đã trang bị hơn 1 triệu tổng dài TDX-1A; 3,5 triệu tổng đài TDX-1B (dung lượng 22.000 số) và hơn 2 triệu tổng đài TDX-10 trên mạng lưới viễn thông của mình. [3, tr. 210]

Để bảo hộ ngành sản xuất công nghiệp viễn thông, từ năm 1970 Chính phủ Hàn Quốc đã không cho phép nhập khẩu tổng đài thành phẩm. Các hãng nước ngoài muốn cung cấp tổng đài cho Hàn Quốc phải thiết lập các liên doanh với những tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn công nghiệp xuất khẩu tổng đài sang Trung Quốc, các nước Trung

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)