Tự do hóa dịch vụ viễn thông của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 45)

Trung Quốc là một nước đang phát triển, đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, những đặc điểm kinh tế, chính trị và địa lý của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.

Năm 1949, Trung Quốc mới giành được độc lập. Từ cuối những năm 1970 Trung Quốc có chính sách đổi mới, mở cửa, hòa nhập quốc tế, phát triển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở nông nghiệp, coi trọng lợi ích của dân tộc, bắt tay với tất cả các nước có chế độ xã hội khác nhau, với lý thuyết rất hình ảnh "mèo trắng hoặc mèo đen miễn là bắt được chuột".

Từ năm 1986, Trung Quốc đã xác định GATT là một mục tiêu hàng đầu nhằm hội nhập với nền kinh tế thế giới sau gần nửa thập kỷ tự cô lập. Mục tiêu

đó đã thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc chính sách ngoại thương từ đầu thập kỷ 1990. Trung Quốc thực sự chuyển sang một nền kinh tế hướng ngoạị

Với đường lối "một đất nước, nhiều chế độ" Trung Quốc tiếp nhận Hồng Kông với Ma Cao một cách trọn vẹn, đây không chỉ là trung tâm kinh tế lớn, mà còn có một cơ sở hạ tầng viễn thông rất hiện đại, có nhiều chuyên gia giỏi về thương mại dịch vụ, chính sách này đồng thời thu hút rất nhiều người tài trên thế giới - lĩnh vực Trung Quốc luôn coi trọng hàng đầụ

Riêng về viễn thông và công nghệ thông tin: Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất phần cứng, hiện nay Trung Quốc có 500 triệu người dùng Internet, việc Trung Quốc liên tục tự phóng các vệ tinh, lắp ghép các vệ tinh thành công, điều đó thể hiện kỹ thuật viễn thông và công nghệ thông tin của Trung Quốc đã đạt tới đỉnh cao của nhân loại, đưa Trung Quốc là một cường quốc trong lĩnh vực nàỵ Viễn thông và công nghệ thông tin đã góp phần đưa nền kinh tế Trung Quốc liên tiếp vượt Pháp, Đức, Nhật vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ.

Tuy vậy, mặt trái của việc phát triển quá nhanh và quá nóng của nền công nghiệp của Trung Quốc nói chung và viễn thông và công nghệ thông tin nói riêng, đã để lại hậu quả không nhỏ. Ngoài việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, việc quản lý mạng xã hội còn nhiều sơ hở, nên cũng bị lợi dụng kích động bạo lực, một số nơi chống đối nhà nước, buộc Trung Quốc hiện nay đang xiết chặt kiểm soát bằng nhiều biện pháp. Mặt khác, việc chưa quan tâm đến môi trường khi tiến hành phát triển công nghiệp hóa, nên 1/10 đất nước của Trung Quốc bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)