Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X (tháng 4 năm 2006) khẳng định giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là 2 lĩnh vực quốc sách hàng đầụ Đại hội lần thứ XI (tháng 1 năm 2011) tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục đào tạo là một trong 3 giải pháp đột phá để phát triển đất nước trong giai đoạn tớị Từ đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ đạo phát triển dịch vụ giáo dục đào tạo và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục đào tạọ
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thuơng mai Thế giới (WTO) và cam kết tuân thủ các quy định của GATS, mở cửa cho các đối tác nước ngoài triển khai các các dịch vụ giáo dục đào tạo các trình độ từ phổ thông đến đại học tại Việt nam, chính thức gia nhập nền gíáo dục toàn cầụ
Bức tranh giáo dục đào tạo Việt Nam nói chung và bức tranh đào tạo Viễn thông CNTT-TT tại Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2006 - 2010 đã có những thay đổi lớn và duy trì được tốc độ phát triển nhanh.
Từ năm 2006 đến 2010 đã thành lập mới và nâng cấp mỗi năm 10-20 trường đại học, trường cao đẳng, trong đó có nhiều trường ngoài công lập, nâng số trường đại học cao đẳng lên hơn 400 trường vào 2010. Cũng trong giai đoạn này đã thành lập mới 123 trường cao đẳng nghề. Hệ thống đào tạo Viễn thông CNTT-TT quốc tế trình độ Diploma cũng tăng mạnh, với các tên tuổi như Aptech, Arena, NIIT, Kerox (Ấn Độ), Raffles (Singapore), Kent (Australia)…
Số trường đại học - cao đẳng có đào tạo về Viễn thông CNTT-TT tăng từ 192 trường năm 2006 lên 275 trường năm 2010. Số trường cao đẳng nghề có đào tạo về Viễn thông CNTT-TT tăng từ con số 0 (năm 2006) lên 82 trường. Tổng cộng số trường đại học cao đẳng đào tạo về Viễn thông CNTT-TT trong 5 năm tăng 1.86 lần. Chỉ tiêu tuyển sinh đăng ký năm 2006 là 40 ngàn sinh viên, năm 2010 là 70 ngàn, tăng 1.75 lần - gồm 62 ngàn học cao đẳng đại học chuyên nghiệp và gần 10 ngàn học cao đẳng nghề. [1, 20]
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh dự án Thành lập Trường Đại học Thông tin và Truyền thông, tăng cường đào tạo phi chính quy về Viễn thông CNTT-TT trình độ Diploma và tăng số lượng đào tạo nhân lực làm việc trong các ngành Viễn thông CNTT-TT (phần cứng, phần mềm, nội dung số).
Các hình thức đào tạo chủ yếu vẫn là tập trung hoặc vừa làm vừa học. Việc triển khai đào tạo theo hình thức từ xa, đào tạo online có sử dụng các công cụ mạnh của Viễn thông CNTT-TT chưa phát triển - vừa do các cơ sở đào tạo còn thụ động, chậm thay đổi, bám chặt vào phương thức đào tạo truyền thống, vừa do ý thức tự giác học tập của người học Việt Nam chưa caọ Việt nam gia nhập WTO và mở cửa đầu tư giáo dục quốc tế từ 2006, nhưng thực tế chưa thu hút được các đối tác nước ngoài đầu tư vào giáo dục CNTT tại Việt Nam theo cam
kết WTO, ngoài việc các đối tác này tăng cường tuyển sinh từ Việt Nam ra nước ngoài du học, hoặc mở rộng liên kết đào tạo của các đối tác chất lượng không caọ Các chính sách ưu đãi về đào tạo Viễn thông CNTT-TT (đất, vốn, thuế liên quan đến nhà đầu tư, đến giảng viên, đến người học và người làm việc trong ngày) từ 2006 đã cào bằng, áp dụng chung cho tất cả các ngành đào tạo - cho nên giảm đi sức hấp dẫn riêng cho việc đầu tư, học và làm việc trong lĩnh vực Viễn thông CNTT-TT. Việc thiếu vắng hoàn toàn các chính sách đặc thù trong thời gian qua đã làm cho ngành Viễn thông CNTT-TT bớt hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2001 -2005.
Chiến lược phát triển nhân lực Việt nam thời kỳ 2011-2020 (quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ) nhấn mạnh cần “triển khai quyết liệt đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, trong đó phát triển và đảm bảo nhân lực là giải pháp hàng đầu”.
Đến năm 2015: 30% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%.
Đến năm 2020: 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩụ Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.
Hình 3.11: Số lượng người được đào tạo về CNTT-TT tại Việt Nam
Hình 3.12: Số lượng sinh viên được đào tạo thực tế về CNTT-TT tại Việt Nam
Việt Nam đã chủ động xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật có khả năng quản lý, điều hành và bảo dưỡng được mạng lưới viễn thông hiện đại, từng bước tiếp cận với công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, là nguồn lực có giá trị nhất, cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế.
Với mục tiêu đến 2020 có 1 triệu nhân lực làm việc trong ngành công nghiệp CNTT, trong số đó 80% đủ kiến thức kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2015 tăng gấp đôi số nhân lực CNTT trình độ cao, từ 180 ngàn năm 2010 lên 350 ngàn năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang triển khai Dự án thành lập Trường Đại học Thông tin và Truyền thông thực hiện quy trình đào tạo các cán bộ quản lý về Thông tin và Truyền thông do Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức giảng dạy đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh việc giảng dạy VT-CNTT tại các trường Đại học khối kỹ thuật để có được nguồn nhân lực chất lượng caọ