Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý, công khai,

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 106)

chính sách

3.3.1.1. Về hệ thống pháp luật

1. Bảo đảm sự công khai, minh bạch

- Công khai: Công bố rộng rãi trên các phương tiện đại chúng để mọi người dễ dảng tiếp cận với hệ thống pháp luật của nước ta

- Các từ ngữ, các quy định phải hết sức rõ ràng, chi tiết để cơ quan và người thi hành luật pháp hiểu dễ dàng, tránh tình trạng mỗi người hiểu một kiểụ

- Công khai mức độ mở cửa thị trường viễn thông, lĩnh vực nào nhà nước độc quyền, lĩnh vực nào được tham gia đầu tư, lĩnh vực nào được tự do thực hiện thương mại dịch vụ.

- Bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, không được chồng chéo (Ví dụ: Luật Viễn thông và các Nghị định thi hành).

- Bảo đảm sự thống nhất Luật pháp Việt Nam và GATS về nhà cung cấp dịch vụ.

2. Bãi bỏ một số rào cản thương mại dịch vụ:

- Từng bước bãi bỏ hàng rào thuế quan.

- Bãi bỏ những quy định mang tính chất bảo hộ: Quy định tỷ lệ nội địa hóa, quy định phải sử dụng lao động, cản trở việc cấp giấy phép, xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc giạ..

3. Bảo đảm không phân biệt đối xử (Đối xử quốc gia, tối huệ quốc).

- Bỏ mọi sự trợ cấp cho tổ chức cá nhân nước mình.

- Không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế kể cả các hình vi như vay tín dụng, ưu đãi thuế đất đai, giấy phép giữa tổ chức nhà nước, tổ chức cá nhân và tổ chức nước ngoàị

4. Đối với trách nhiệm của Chính phủ: Bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh trong thương mại dịch vụ. Chống mọi hành vi độc quyền (monopolistic competition), chống các hành vi khuyến mại phá giá (Dumping prite);

Để thống nhất hệ thống pháp luật giữa các nước thành viên, Hiệp định thành lập WTO quy định "Mỗi nước thành viên sẽ đảm bảo sự thống nhất của luật, quy định và những thủ tục hành chính với những nghĩa vụ của mình được quy định "trong các hiệp định".

Như vậy, để xây dựng hệ thống pháp luật của Việt Nam, khi xây dựng pháp luật về thương mại dịch vụ, Việt Nam phải tuân thủ không chỉ những quy định trong Hiệp định GATS, mà phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ là một thành viên trong WTỌ

Thực tế, trong hệ thống luật pháp của Việt Nam còn tồn tại một số điểm cần phải sửa đổi cho phù hợp với quy định GATS/WTỌ

1. Cần khắc phục sự chồng chéo trong các quy định của Pháp luật Thương mại dịch vụ của nước tạ

2. Cần sửa đổi một số điểm trong hệ thống luật pháp của Việt Nam cho phù hợp với GATS: ví dụ chưa có quy định thống nhất về nhà cung cấp dịch vụ là cá nhân, trong khi thực tiễn thương mại dịch vụ, những cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ không phải là thương nhân mà chỉ mang tính chuyên môn caọ

3. Đối với các văn bản luật chuyên ngành thường có xu hướng quy định lại các nội dung của hợp đồng dịch vụ, nên dễ tạo ra sự rườm rà, chồng chéo không cần thiết.

Như vậy, hoàn thiện pháp luật và thương mại dịch vụ cần phải:

- Phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

- Phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế.

- Bảo đảm sự tương thích của pháp luật thương mại dịch vụ với các chuẩn mực pháp lý, các quy định và tập quán quốc tế.

- Pháp luật thương mại dịch vụ phải bảo đảm tính thống nhất, tính minh bạch, bình đẳng với mọi thành phần/kinh tế, không phân biệt đối xử đối với các bên tham gia dịch vụ thuộc trong nước hay nước ngoài và bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh.

3.2.2. Khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng thị trường

Việt Nam đã bước đầu làm quen với cơ chế thị trường và cạnh tranh giữa một số công ty nhà nước cùng cung cấp các dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng đã có sự cạnh tranh mạnh giữa các công tỵ Một số công ty hạch toán độc lập đã tự trang trải được chi phí và làm ăn có lãi tại thị trường trong nước và mở rộng ra phạm vi ngoài nước.

3.3.2.1. Khai thác tiềm năng thị trường trong nước

Tiềm năng phát triển của Việt Nam đang còn rất lớn. Dịch vụ điện thoại cố định ở Việt Nam có tiềm năng thị trường rất lớn, phát triển bền vững và chưa bị cạnh tranh quyết liệt, có nhiều cơ hội cung cấp các dịch vụ mới trên hạ tầng mạng có sẵn. Dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam dự báo tiếp tục có tốc độ phát triển nhanh, lợi nhuận rất caọ Tuy nhiên, khi Việt Nam mở cửa thị trường viễn thông lợi nhuận của dịch vụ này giảm đáng kể do các doanh nghiệp đua nhau giảm giá để giữ thị phần, mà sự thua lỗ của EVN Telecom là một ví dụ điển hình. Dịch vụ dữ liệu và nội dung thông tin (data & content service) có lợi nhuận thấp, khả năng rủi ro cao, tính cạnh tranh cao nhưng có ưu điểm là đầu tư thấp, xu hướng các dịch vụ phát triển mạnh trong tương lai, được cung cấp rộng rãi trong xã hội, vì vậy góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và gia tăng doanh thu trung bình/người sử dụng. Nhu cầu các dịch vụ băng rộng như thiết lập mạng gia đình, trao đổi tệp dữ liệu, trao đổi và lập album ảnh số, video theo yêu cầu, truyền hình, game online sẽ tăng nhanh.

Hình 3.2. Thị phần thị trường các doanh nghiệp Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

Ở khu vực thành thị, các dịch vụ dịch vụ thông tin di động, giải trí, truyền dữ liệu đang có xu hướng tăng trưởng nhanh. Còn ở nông thôn, người dân chủ yếu chỉ sử dụng các dịch vụ cơ bản (thoại). Số liệu thống kê cho thấy, mật độ điện thoại cố định trung bình tại các đô thị, thị xã là trên 15 máy/100 dân, trong khi ở nhiều huyện mật độ là 05 máy/100 dân. Điều này cho thấy khu vực nông thôn vẫn đang là mảng thị trường rất tiềm năng.

Hình 3.3: Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại cố định của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê & Bộ Thông tin và Truyền thông

Hình 3.4: Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại di động của Việt Nam

Hình 3.5. Số hộ gia đình có máy vi tính và thiết bị viễn thông tại Việt Nam

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, qua điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010

Trong khu vực Nhà nước, nhu cầu sử dụng các dịch vụ điện thoại, truyền số liệu và Internet đang ngày một tăng. Nhu cầu có một mạng chuyên dùng của Chính phủ để đảm bảo thông tin an toàn và thông suốt là hết sức cấp bách. Trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát thanh và truyền hình, các dịch vụ công như dịch vụ giáo dục từ xa, y tế từ xa, dịch vụ truyền ảnh số... sẽ là những thị trường tiềm năng. Đối với các doanh nghiệp, ngoài các dịch vụ điện thoại, còn có nhu cầu về dịch vụ truyền số liệu, truyền ảnh với các kênh thuê riêng băng rộng để tăng năng lực cạnh tranh cho hệ thống thông tin. Các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu lớn về dịch vụ mạng riêng ảo (VPN), truy nhập băng rộng (DSL, Gigabit Ethernet, WiMax...). Còn người sử dụng là cá nhân lại đòi hỏi được cung cấp các dịch vụ điện thoại, Internet băng rộng ADSL và phổ cập dịch vụ với giá rẻ.

Một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là đã và đang khai thác một mạng lưới rộng lớn, nhiều dịch vụ đã có mức xâm nhập thị trường khá, khách hàng đã quen. Để phát huy lợi thế này, trong thời gian qua ngành Viễn thông đã đẩy mạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới, tạo thế đứng vững chắc trên khắp các địa bàn, chiếm lĩnh thị trường trước khi tham gia WTỌ Đặc biệt, ngành Viễn thông đã chú trọng phát triển hệ thống các điểm Bưu điện Văn hoá xã, đưa dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đến các vùng nông thôn đồng hành cùng công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Hình 3.6: Tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê & Bộ Thông tin và Truyền thông

Hình 3.7: Doanh thu xuất nhập khẩu CNTT-TT tại Việt Nam

Các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, các hình thức phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn minh đã từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện naỵ

Việt Nam cần có các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. Tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông lớn. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông.

Hình 3.8: Doanh thu từ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê & Bộ Thông tin và Truyền thông

Mạng lưới đã được mở rộng và hiện đại hóạ Trong những năm đổi mới vừa qua, nhờ có những chính sách phát triển và quản lý đúng đắn, Viễn thông Việt Nam đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại với nhiều dịch vụ đa dạng, có chất lượng, rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa Viễn thông Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Đây là tiền đề quan trọng để ngành Viễn thông Việt Nam tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đồng thời là bước đi ban đầu cho quá trình hội nhập. Lĩnh vực dịch vụ viễn thông và CNTT của Việt Nam trong thời gian qua liên tục được đầu tư, đổi mới và thực hiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đây cũng là một đòi hỏi của WTO đối với các nước xin gia nhập phải mở cửa thị trường.

Hiện tại, thị trường dịch vụ của Việt Nam còn một số hạn chế mở cửa đối với các công ty nước ngoài như hạn chế về lĩnh vực, về địa lý, về thời gian, về mức độ tham gia cổ phần... Việc mở cửa các lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin là quyết định khó khăn nhất đối với Việt Nam.

Mặc dù lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển khá nhanh và năng động, tuy nhiên nó vẫn là ngành bị Chính phủ kiểm soát khá lớn. Đối với các công ty nước ngoài mặc dù đã có sự mở cửa nhất định, nhưng còn rất hạn chế cả về lĩnh vực, khu vực địa lý cũng như mức độ tham gia cổ phần... Tham gia WTO, Việt Nam phải mở cửa thực sự khu vực này, vì vậy vấn đề độc quyền của ngành Viễn thông và khả năng cạnh tranh thực sự của nó cần phải được tính đến.

3.3.2.2. Khai thác tiềm năng thị trường nước ngoài

Chính phủ hỗ trợ, khuyến khích việc ra đời của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông vừa và nhỏ, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông lớn, kinh doanh hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao, trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh, từng bước mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới, hình thành thương hiệu “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam”.

Đến năm 2015: phát triển các doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ thông tin đạt trình độ, quy mô khu vực ASEAN, có các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 10 tỷ USD. [1, tr. 30]

Đến năm 2020: nhiều doanh nghiệp và tập đoàn công nghệ thông tin của Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đạt trình độ, quy mô thế giới, trong đó một số doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 15 tỷ USD. [1, tr. 30]

Thực hiện mở cửa thị trường viễn thông và Internet, chủ động hội nhập quốc tế. Chuyển mạnh sang thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40 - 50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet.

Mở rộng thị trường công nghệ thông tin và truyền thông ra nước ngoàị Phát triển thị trường lao động công nghệ thông tin và truyền thông (đặc biệt là lao động sản xuất phần mềm và nội dung thông tin), hỗ trợ và tạo điều kiện xuất khẩu lao động sản xuất phần mềm và thu hút chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông quốc tế vào Việt Nam.

Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh, đào tạo của các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoàị Thường

xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, chú ý quan tâm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề “kéo cầu” hay “đẩy cung”, cả hai điều này đang diễn rạ Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giớị Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hóa và chính trị. Điều này đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi đảm bảo GIS thực sự mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của nó.

Như đối với trường hợp của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, phương án mở rộng đầu tư viễn thông ra nước ngoài dần phát huy hiệu quả. Viettel đã đầu tư sang Cam-pu-chia, Lào, Hai-ti, Zimbabuê… Đồng thời mua lại Công ty EVN Telecom để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, đặc biệt là tăng cường thị phần và sức mạnh dịch vụ 3G. Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài vào những thị trường mà thị phần còn khiêm tốn, với mục đích nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển.

Mạng viễn thông MetFone (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Metfone đã vượt qua Mfone để trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai tại Campuchia, thị trường hiện có 9 nhà điều hành mạng hoạt động. Theo báo cáo quý 1/2011 của MPTC, Mobitel của tập đoàn Royal vẫn chiếm vị trí số một trên thị trường dịch vụ di động, với 37,7% thị phần, tương ứng với 2,7 triệu thuê baọ Vị trí thứ hai thuộc về Metfone với 24,1% thị phần, với khoảng 1,7 triệu thuê baọ Tiếp theo là Hello và Mfone với tỷ lệ thị phần lần lượt là 12,8% và 9,6%..[46, tr. 60] Thống kê cũng thấy đà thăng tiến mạnh mẽ của Metfone, bởi vào thời điểm cuối năm 2010, thị phần của

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 106)