Một số bài học đối với phát triển viễn thông Việt Nam được rút ra

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 95)

kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc

Với đặc thù của mình, khi hoạch định chính sách phát triển, ngành Viễn thông Việt Nam cần chú ý một số điểm sau:

1. Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại

Viễn thông là một ngành kỹ thuật cao, sự phát triển của ngành luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ viễn thông, thời gian qua, các công

nghệ liên quan đến ngành viễn thông thay đổi rất nhanh. Đầu tiên là vào những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, công nghệ tổng đài và truyền dẫn đã có bước ngoặt lớn khi chuyển từ kỹ thuật analogue sang kỹ thuật số. Kế đến là sự bùng nổ về thông tin di động kỹ thuật số và công nghệ truyền dẫn đồng bộ SDH. Hiện nay, sự hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin đang đưa ngành Viễn thông vào một cuộc cách mạng công nghệ mới, mạng lưới viễn thông đang dần dịch chuyển sang sử dụng mạng IP, việc phát triển dịch vụ mới được thực hiện rất nhanh chóng và linh động.

Từ năm 1990, khi tiến hành đổi mới ngành Viễn thông, Việt Nam đã có quyết định hết sức đúng đắn khi tiến hành đầu tư thẳng vào công nghệ kỹ thuật số, dần dần thay thế toàn bộ các thiết bị sử dụng công nghệ analogue, biến Việt Nam từ xuất phát với mạng lưới viễn thông lạc hậu thành một trong những nước có ngành Viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới, tốc độ phát triển viễn thông bình quân hàng năm trong giai đoạn 1990-2000 đạt mức 21%. [15, tr. 29]

Hiện nay, ngành Viễn thông Việt Nam cần chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới theo hướng IP hoá, tăng cường làm chủ công nghệ và từng bước nghiên cứu các giải pháp công nghệ riêng theo các trình tự sau:

- Mua các thiết bị công nghệ mới nhất từ những nước có trình độ viễn thông phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,… song song đó đề ra điều kiện để các đối tác khi bán thiết bị phải cam kết chuyển giao công nghệ cho các chuyên gia viễn thông Việt Nam.

- Rà soát lại hoạt động của các liên doanh hiện tại, xúc tiến hình thành các liên doanh sản xuất thiết bị viễn thông mới với các hàng viễn thông lớn trên thế giới để nắm bắt các quy trình công nghệ mới, tiên tiến.

- Đầu tư mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến khích sử dụng các kết quả nghiên cứu trong nước để áp dụng trên mạng lướị

2. Tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông

- Huy động nguồn vốn trong nước

Do đặc thù của Việt Nam chúng ta xuất phát từ mức độ thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 mới chỉ đạt mức 1.300 USD/năm nên Việt Nam không thể áp dụng hình thức phát hành trái phiếu bắt buộc khi khách hàng yêu cầu lắp đặt đường điện thoại mới như các nước Hàn Quốc (ở Hàn Quốc khi áp dụng hình thức này thì thu nhập bình quân đầu người của họ vào khoảng 6.000 USD/năm) để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng viễn thông, nhưng chúng ta có

thể học tập kinh nghiệm của Viễn thông Hàn Quốc bằng cách huy động vốn từ mọi tầng lớp nhân dân thông qua một tổ chức tài chính của Ngành. Cụ thể, ngành Viễn thông Việt Nam thông qua dịch vụ tiết kiệm bưu điện phát hành trái phiếu rộng rãi trong nhân dân, lãi suất sẽ được chia ra làm 02 phần, một phần có mức lãi suất cố định nhưng thấp bằng khoảng 2/3 so với lãi suất gửi ngân hàng, phần còn lại sẽ được xác định hàng năm phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông. Hiện nay tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông Việt Nam đang đạt mức rất cao (bình quân khoảng 21%/năm) nên chắc chắn hình thức này sẽ được sự ủng hộ của đông đảo người dân.

- Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

Việt Nam có thể áp dụng 02 cách để huy động vốn từ nước ngoài cho phát triển viễn thông:

Một là, cho các công ty viễn thông nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo cách thức: (1) Lĩnh vực khai thác dịch vụ: áp dụng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; (2) Lĩnh vực sản xuất thiết bị: cho lập các liên doanh nhưng với điều kiện phía đối tác phải đưa các dây chuyền công nghệ vào sản xuất tại Việt Nam, sau một thời gian nhất định thì phải chuyển giao công nghệ để các chuyên gia Việt Nam thay thế dần các chuyên gia nước ngoàị

Hai là, vay vốn của nước ngoài dưới hình thức mua hàng tín dụng: lựa chọn các hãng có thiết bị công nghệ hiện đại để đặt vấn đề mua hàng tín dụng, đồng thời nhận chuyển giao công nghệ có thể tự vận hành khai thác và học hỏi kinh nghiệm.

3. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc, trước khi tạo cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, Nhà nước cần có thời gian hoàn chỉnh các quy định, luật lệ về viễn thông để điều tiết. Ở Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở Bộ Bưu chính Viễn thông (Trước đây là Tổng Cục Bưu điện), Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội ban hành từ năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2010 nên tuy đã có rất nhiều quy định mới, nhưng trong thời gian tới Chính phủ cần tập trung rà soát lại các quy định về viễn thông để bổ sung cho đầy đủ và hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Lĩnh vực cần giữ độc quyền: điện thoại cố định (nội hạt, liên tỉnh, quốc tế, truyền số liệu): thông thường khi tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân còn ở mức

dưới 30 máy thì các nước vẫn giữ độc quyền để phát triển mạng lưới, hiện nay Việt Nam mới chỉ đạt mức 26,2 máy/100 dân nên vẫn có thể giữ độc quyền trong lĩnh vực điện thoại cố định, đồng thời cố gắng tận dụng các mạng viễn thông chuyên dụng của những ngành khác như: Quân đội, Công an, Hàng hải, VTC ,… để phát triển mạng lưới, tránh tình trạng cạnh tranh tràn lan như hiện nay sẽ gây phát triển mạng lưới mất cân đối và sẽ dẫn tới kinh doanh thua lỗ như trường hợp của EVN Telecom, đồng thời phải giảm giá cước nhiều nên sẽ huy động được ít nguồn lực để phát triển. Việt Nam đã phải mở cửa thị trường viễn thông cho các tập đoàn viễn thông nước ngoàị Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức thận trọng, không nhân nhượng nếu thấy lợi ích và an ninh quốc gia bị đe dọạ Ngoài ra, trong 03 năm tới, Việt Nam cần ưu tiên phát triển tỷ lệ máy điện thoại của Việt Nam đạt mức 80 máy/100 dân để việc mở cửa được hiệu quả hơn.

4. Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông

Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông chính là nền tảng để ngành Viễn thông phát triển bền vững, Việt Nam có thể dùng các biện pháp sau:

+ Lập các liên doanh với nước ngoài để chuyển các dây chuyền công nghệ từ nước ngoài vào sản xuất tại Việt Nam. Tại các liên doanh này, cử các chuyên gia giỏi đứng ra làm việc với đối tác để có thể học hỏi kinh nghiệm.

+ Hạn chế, tiến tới cấm nhập khẩu thiết bị, tổng đài thành phẩm trực tiếp từ nước ngoài, các công ty viễn thông nước ngoài nếu muốn bán thiết bị thì phải lập các liên doanh để sản xuất tại Việt Nam.

+ Lập một ban chỉ đạo nghiên cứu khoa học công nghệ về sản xuất thiết bị viễn thông trực thuộc Chính phủ để tập hợp các kinh nghiệm thu thập được trong quá trình liên doanh, kết hợp với kết quả nghiên cứu để từng bước làm chủ công nghệ và sản xuất các tổng đài và thiết bị viễn thông, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chương trình phần mềm tích hợp trong các máy chủ mạng.

Tóm lại, quá trình phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam trải qua bốn giai đoạn gồm phục vụ, kinh doanh độc quyền, mở cửa tạo cạnh tranh và chuẩn bị hội nhập quốc tế. Dù ở giai đoạn phát triển nào, ngành Viễn thông Việt Nam cũng luôn có những đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hộị Sự đóng góp đó thể hiện ở các vai trò sau: (1) Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; (2) Viễn thông là ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế; (3) Viễn thông là công cụ hỗ trợ công tác quản lý đất nước; (4) Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước; (5) Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Do đó, sự phát triển của

ngành Viễn thông Việt Nam sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc… cho thấy, hầu hết quá trình phát triển viễn thông của các nước trên cũng đều trải qua các giai đoạn tương tự như Viễn thông Việt Nam và được chia làm hai trường phái chính là trường phái Hoa Kỳ và trường phái Tây Âụ Đối với các nước ở khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc thì vận dụng kết hợp cả hai trường phái trên để phát triển cho phù hợp với những nét đặc thù của quốc gia mình. Những kinh nghiệm về quản lý môi trường phát triển ngành, phương pháp huy động vốn đầu tư cho viễn thông, cách đầu tư vào khoa học công nghệ và quá trình mở cửa tạo cạnh tranh trong viễn thông là những bài học tham khảo rất hữu ích cho ngành Viễn thông Việt Nam.

Kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình phát triển viễn thông của Hàn Quốc đó là: độc quyền cho phép phát triển viễn thông theo chỉ tiêu và số lượng, cạnh tranh sẽ tác động làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kinh nghiệm phát triển viễn thông của Trung Quốc, Hàn Quốc và việc nghiên cứu quá trình mở cửa thị trường viễn thông Việt Nam, kết hợp với yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế của đất nước, một số bài học ngành Viễn thông Việt Nam có thể kế thừa khi hoạch định kế hoạch phát triển gồm:

- Tiếp tục chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với Viễn thông Việt Nam.

- Cách thức tăng cường huy động vốn cho phát triển mạng lưới viễn thông. - Các bước tạo cạnh tranh trong môi trường khai thác viễn thông.

- Việt Nam cần ưu tiên cho phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông như thế nàọ

Các bài học kinh nghiệm trên sẽ là một trong những cơ sở có thể tham khảo trong quá trình đề xuất các giải pháp phát triển ngành Viễn thông Việt Nam.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ DO HÓA TRONG KHUÔN

KHỔ GATS/WTO

3.1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GATS/WTO TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

3.1.1. Các cam kết đã thực hiện sau khi gia nhập WTO

Các cam kết của Việt Nam đã thực hiện từ khi tham gia WTO đến nay, tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập khác, nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài và minh bạch hóạ Viễn thông Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ. Một số loại hình dịch vụ viễn thông có mức cam kết gia nhập cao hơn so với khung pháp lý hiện hành trước khi gia nhập.

Trong vấn đề mở cửa thị trường viễn thông với WTO, đặc biệt là với Hoa Kỳ, đối với dịch vụ có cơ sở hạ tầng mạng, Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam với mức đầu tư tối đa là 49% vốn nước ngoài và mức 51% được coi là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh. Đối với các dịch vụ không có hạ tầng mạng, phần góp vốn của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh. Do đó, với các cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, Việt Nam vẫn nắm quyền tự chủ về hạ tầng mạng, cũng như việc điều hành kinh doanh trong các doanh nghiệp có hạ tầng mạng. Còn đối với các doanh nghiệp chưa có hạ tầng mạng, hiện Ngành cũng đã cho phép các thành phần kinh tế tại Việt Nam tham gia liên doanh. Như vậy, khi các doanh nghiệp quốc tế vào Việt Nam thì họ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp này huy động thêm nguồn vốn, nâng cao công nghệ và tính chuyên nghiệp trong quản lý, đồng thời thúc đẩy thị trường viễn thông Việt Nam phát triển nhanh hơn.

Việc rà soát các cam kết hội nhập trong viễn thông cho thấy viễn thông có mức độ mở cửa tương đối nhanh (không cần thời gian quá độ hoặc thời gian quá độ ngắn). [Xem Phụ lục 9]

Ngay trước khi gia nhập và sau gia nhập WTO, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản pháp lý viễn thông nhằm “nội luật hóa” các cam kết gia nhập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông cũng như các cơ quan quản lý thực hiện các cam kết theo đúng lộ trình. Điều này cho thấy Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nghiêm túc cam kết.

Hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam thường xuyên được rà soát, hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đặc biệt, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức ban hành Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006 và Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009. Sự ra đời của một loạt Luật liên quan đến viễn thông, không chỉ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý và điều tiết thương mại dịch vụ phát triển theo đúng luật pháp quốc tế, mà nó còn tạo ra cho các doanh nghiệp cá nhân trong nước biết rõ thương mại dịch vụ, tự tin hơn trong việc thực hiện thương mại dịch vụ, không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc hệ thống luật pháp hết sức phức tạp của nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển. Hệ thống pháp luật nói trên đã góp phần làm bùng nổ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

Việt Nam cũng đang dần từng bước thực hiện việc minh bạch hóa hệ thống chính sách pháp luật theo quy định của WTỌ Trong thời gian qua, những biện pháp triển khai công tác hội nhập của Bộ Thông tin và Truyền thông tới các doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực. Bản thân các doanh nghiệp cũng đã và đang tiến hành thực hiện cải cách hành chính và thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với môi trường mở cửa, cạnh tranh; có kế hoạch đào tạo và tái đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng kinh doanh và phục vụ; có chiến lược đầu tư phù hợp với tình hình mớị

Cho tới nay, Chính phủ đã cấp phép cho 13 doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị cơ bản (FBO - Facility Basic Operationgs) và 89 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản (SBO - Source Base operation) đó là khởi đầu cho sự giải phóng thị trường viễn thông. Trong số này có: 9 giấy phép về mạng lưới cố định quốc tế đường dài; 8 giấy phép mạng lưới cố định vùng (Local fixel networks); 7 giấy phép 2G (5 GSM và 2 CDMA); 4 giấy phép MVNO; 4 giấy phép 3G.

Điều đó đã tạo ra một thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, chính vì vậy, tốc độ phát triển lĩnh vực viễn thông của ta đứng vào một trong ba nước phát triển nhất châu Á và tốc độ nhanh hàng đầu thế giớị

- Loại hình wifi được sử dụng rộng trong các thành phố và các khách sạn,

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 95)