Tiến trình mở cửa thị trường viễn thông

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 51)

Trong hai thập kỷ qua, Viễn thông Trung Quốc đã trải qua nhiều đổi thay cả về môi trường quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Dưới tác động của quá trình đổi mới viễn thông, Viễn thông Trung Quốc đã được mở rộng một cách đáng kể và hiện nay, Trung Quốc là nước đứng thứ hai trên thế giới về số điện thoạị

2.1.2.1. Hoàn cảnh ra đời và thực trạng ngành Viễn thông Trung Quốc

Việc một công ty Anh lắp đặt tuyến cáp biển đầu tiên vào năm 1870 và quân đội Trung Quốc đặt đường cáp trên đất liền đầu tiên vào năm 1879 là hai mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của ngành Viễn thông Trung Quốc. Kể từ đó, các dịch vụ điện báo, điện thoại, thông tin vô tuyến dần được đưa vào Trung Quốc và trong một thời gian dài, việc phát triển viễn thông do các thế lực nước ngoài thao túng và kiểm soát. Sau khi giành được độc lập vào năm 1949, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng và khai thác mạng lưới viễn thông. Tăng trưởng của Viễn thông Trung Quốc giai đoạn 1949 - 1979 rất khiêm tốn do nhiều nguyên nhân khác nhaụ Tình trạng này đã được thay đổi khi bắt đầu từ năm 1979, Trung Quốc thực hiện chương trình cải cách kinh tế. Nhờ chương trình này, ngành Viễn thông Trung Quốc đã phát triển rất nhanh chóng và là ngành đứng đầu về tăng trưởng GDP của Trung Quốc.

Vào năm 1980, mạng điện thoại Trung Quốc vẫn còn hết sức lạc hậụ Tổng dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ đạt 4,355 triệu số. Số đường dây chính điện thoại là 2,14 triệu, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số toàn thế giới, nếu so sánh chỉ tiêu này với các nước phát triển thì Trung Quốc còn kém rất xa (Hoa Kỳ: 94,28 triệu; CHLB Đức: 20,53 triệu; Anh: 17,89 triệu; Nhật Bản: 38,61 triệu). Số mạch đường dài của Trung Quốc vào năm 1980 chỉ có 22.000, số mạch điện báo công cộng chỉ là 8.800, trong khi chỉ tiêu tương ứng của Hoa Kỳ lúc đó là 1,8 triệu, Ấn Độ là 100.000 mạch. Như vậy, mạng lưới viễn thông của Trung Quốc thời điểm đó không những kém xa các nước phát triển mà còn kém cả các nước đang phát triển khác. [3, 233-243]

Viễn thông Trung Quốc có kỹ thuật lạc hậu so với các nước phát triển khoảng 20 đến 30 năm. Đường cáp và viba ở Trung Quốc những năm 1980 chỉ tương đương với nước ngoài vào những năm 1960. Trang bị mạng lưới thông tin chỉ tương đương Hoa Kỳ vào đầu những năm 1950. Tỷ lệ cáp trần trên mạng lưới viễn thông Trung Quốc chiếm đến 82%, cáp đối xứng và cáp đồng trục chỉ chiếm 13% trong khi ở các nước phát triển thời điểm đó cáp trần đã được loại ra khỏi mạng lướị Mức độ tự động hoá của mạng lưới nội thị mới đạt khoảng 60%. Tổng đài analog chiếm khoảng 29% trên mạng lưới, tổng đài điện tử chỉ chiếm 6,7%. Năm 1980, Trung Quốc có tổng cộng 1,342 triệu thuê bao điện thoại nội thị, 799.000 thuê bao điện thoại nông thôn, trong đó đa số là điện thoại của các cơ quan, điện thoại ở nhà riêng còn rất xa vời đối với người dân, việc lắp máy điện thoại thường phải chờ từ 1 đến 2 năm. [3, 233-243]

Từ ngày độc lập đến năm 1980, đầu tư của Chính phủ cho viễn thông chỉ đạt 6 tỷ nhân dân tệ. Trung bình mỗi năm Trung Quốc đầu tư cho viễn thông khoảng 200 triệu nhân dân tệ, năm ít nhất chỉ có 20 triệu nhân dân tệ. Tỷ trọng đầu tư cho viễn thông trong GDP ở Trung Quốc chỉ đạt khoảng 0,1%, thấp hơn xa với mức trung bình ở thế giới là 0,6% GDP.

Viễn thông Trung Quốc từ năm 1990 đến 1999 liên tục phát triển với tốc độ cao và ổn định. Điện thoại cố định tăng bình quân hàng năm 30%. Điện thoại di động tăng bình quân 130%/năm [Hình 2.5]. Doanh thu dịch vụ viễn thông trong 10 năm (1990 - 2000) tăng bình quân 25-40%/năm, gấp khoảng 2-3 lần tốc độ tăng của GDP trong cùng thời kỳ [Hình 2.1].

Bảng 2.3. Tăng trưởng thuê bao điện thoại từ 1991 - 1999

Số thuê bao (Triệu) 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Thuê bao nội hạt 8,4 11,5 17,3 27,3 40,7 55,0 70,3 87,4 108,7

Cố định nội thị 6,7 9,2 14,1 2 2,5 32,6 42,8 52,4 62,6 74,6

Cố định khu đông dân cư 2,4 4,1 8,0 14,9 23,6 32,2 40,6 49,1 58,9

Nông thôn 1,7 2,3 3,3 4,8 8,1 12,2 17,9 24,8 34,1

Máy nhắn tin 0,9 2,2 5,6 10,3 17,4 25,4 29,7 39,1 46,7

Di động 4,75 0,2 0,6 1,6 3,6 6,9 13,2 23,9 43,3

Nguồn: China Statistics Yearbook 2000, MII

Hình 2.1. Doanh thu viễn thông (% GDP) tại Trung Quốc

Hình 2.2. Số lượng đường dây điện thoại tại Trung Quốc từ tháng 01/1974 đến tháng 01/2009

Nguồn: Trading Economics 2012

Nền kinh tế Trung Quốc có sự tăng trưởng vượt bậc, do đó nhu cầu sử dụng công nghệ, thiết bị, và điện thoại di động cũng tăng mạnh. Cuối năm 2009, quốc gia này là một trong những thị trường di động lớn nhất thế giới với 520 triệu người sử dụng di động. Cho đến tháng 10/2010, Trung Quốc có 300,09 triệu máy điện thoại cố định, đạt 23 máy/100 dân. Điện thoại di động có 842,04 triệu thuê bao, đạt mật độ 64%. Số người dùng Internet có 420 triệu người, đạt mật độ 34% [Hình 2.4]. Doanh thu điện thoại nội hạt chiếm 31,3%, tổng doanh thu của ngành Viễn thông. Doanh thu dịch vụ cố định đường dài (bao gồm cả IP) chiếm 9,5%. Doanh thu dịch vụ thông tin di động chiếm 42,7%. Doanh thu truyền số liệu trên mạng cố định chiếm 16,3%. Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào mạng viễn thông công cộng. Cho đến nay, ngành Viễn thông Trung Quốc đã trở thành ngành công nghiệp dẫn đầu của nền kinh tế Trung Quốc. [3, 233-243]

Bảng 2.4. Số thuê bao điện thoại cố định và di động tại Trung Quốc từ 2001 - 2008

Năm Số thuê bao điện thoại cố định và di động điện thoại (%) Mật độ

2001 329.420.125 25,57 2002 422.822.390 32.82 2003 532.714.986 41,35 2004 642.736.412 49,89 2005 735.882.739 57,06 2006 832.880.191 63,22 2007 912.584.797 69,27 2008 986.095.070 74,14

Hình 2.3: Số lượng blog cá nhân tại Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2006

Nguồn: www.internetworldstats.com, 2010, Miniwatts Marketing Group

Có một số yếu tố tác động tới sự tăng trưởng của ngành Viễn thông Trung Quốc, đó là:

+ Thứ nhất, sự tăng trưởng viễn thông là hệ quả của tác động "cầu". Kể từ khi thực hiện chương trình đổi mới kinh tế, kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 9,6% (giai đoạn 1979 - 2009). Doanh thu dịch vụ viễn thông trong 20 năm (1990 - 2009) tăng bình quân 25-30%/năm, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng của GDP, có những năm gấp 3 lần trong cùng thời kỳ. Mức tăng trưởng này dẫn tới sự mở rộng mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế và do đó, tạo ra nhu cầu rất lớn về dịch vụ viễn thông. Đặc biệt, trong hai thập kỷ qua, mở cửa kinh tế đã đưa tới cho người dân khả năng chọn việc làm xa nhà và hàng triệu người dân nông thôn đã kiếm được việc làm tại các đô thị. Thêm vào đó, lưu lượng viễn thông quốc tế cũng tăng mạnh do có rất nhiều nhà đầu tư và du lịch vào Trung Quốc. Tất cả các yếu tố phát triển này đòi hỏi phải mở rộng hệ thống viễn thông để đáp ứng nhu cầu thông tin cá nhân cũng như kinh doanh.

+ Thứ hai, trong vài thập kỷ qua các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò quan trọng của viễn thông trong việc phát triển kinh tế và đã học hỏi được nhiều từ các kinh nghiệm quốc tế. Một báo cáo của Chính phủ Trung Quốc đã chỉ rõ lợi nhuận thu được từ việc đầu tư vào viễn thông cao hơn 16 lần so với đầu tư vào các lĩnh vực khác(1). Dưới góc độ truyền thống, vai trò của viễn thông là phục vụ quốc phòng và các cơ quan nhà nước. Khi kinh tế phát triển, nhiệm vụ của Viễn thông Trung Quốc là đáp ứng mọi yêu cầu dịch vụ của xã hộị Thêm vào đó, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, viễn thông cùng với năng lượng và giao thông được xác định là

những ngành công nghiệp trọng tâm và được ưu tiên phát triển. Vì thế, Chính phủ đã ban hành những chính sách phát triển mới dẫn đến bùng nổ đầu tư vào ngành Viễn thông [Hình 2.7].

Hình 2.4. Đầu tư vào viễn thông Trung Quốc giai đoạn 1989 – 2007

Nguồn: Trading Economics 2012

+ Thứ ba, sự tăng trưởng nhanh của Viễn thông Trung Quốc một phần là do kết quả của hoạt động đổi mới hệ thống quản lý nhà nước và đẩy mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực nàỵ Sự xuất hiện của các nhà khai thác trong nước và sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (hợp pháp hay bất hợp pháp, ví dụ như các dịch vụ gọi lại (call-back) và điện thoại Internet (Internet Telephony) đã dẫn tới một kỷ nguyên mới trong việc cạnh tranh thị phần giữa các nhà khai thác chính. Cạnh tranh đã làm giảm cước truy nhập dịch vụ một cách đáng kể. Ví dụ, cước lắp đặt điện thoại cố định đã được điều chỉnh 2 lần từ 2.571 CNY (tương đương với 62 USD). Cước dịch vụ di động và cước truy nhập Internet cũng giảm xuống, dẫn đến việc nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng.

2.1.2.2. Chiến lược phát triển viễn thông của Trung Quốc

Do áp lực của mở cửa thị trường, Chính phủ Trung Quốc đã có những lựa chọn chiến lược hợp lý, đưa ngành Viễn thông thực hiện những bước phát triển nhảy vọt. Tháng 10/1984, Hội nghị Thường vụ Quốc vụ viện và Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đưa ra các chỉ thị quan trọng đối với công tác viễn thông, mỗi chỉ thị có 6 điềụ Đây chính là nền tảng để hình thành một loạt các phương châm, biện pháp phát triển ngành Viễn thông:

1. Chỉ thị của Quốc vụ viện Trung Quốc 2. Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương

Cả hai chỉ thị trên đều có chung một điểm là khuyến khích, ưu tiên, vận dụng tất cả mọi nguồn lực để phát triển viễn thông, xem viễn thông là một ngành then chốt có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đối với sự nghiệp phát triển viễn thông theo phương châm 16 chữ “Thống trù quy hoạch, điều phối kết hợp, phân cấp phụ trách, liên hợp xây dựng” có nghĩa là: Thống nhất quy hoạch, kết hợp Trung ương với địa phương, phân công phân cấp phụ trách, cùng nhau xây dựng. Ngay ý nghĩa của 16 chữ này cũng đã đủ nói lên quan điểm đúng đắn của Trung Quốc đối với sự nghiệp phát triển viễn thông. Viễn thông có đặc điểm là liên hợp tác nghiệp toàn trình toàn mạng nên cần có sự thống nhất về quy hoạch, nhưng ở góc độ vận dụng phát triển thực tế, mỗi địa phương đều được khuyến khích linh động, sáng tạo theo đặc thù của mình để đưa ngành viễn thông của địa phương mình phát triển nhanh nhất.

-Các chính sách phát triển viễn thông Trung Quốc

Để tăng nhanh phát triển thông tin viễn thông, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã đề ra một loạt các chính sách trợ giúp trọng điểm, ưu tiên phát triển gồm:

1. Chính sách tăng thu phí lắp đặt máy điện thoại

Việc phát triển ngành viễn thông đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nếu chỉ dựa vào đầu tư của Nhà nước thì khó lòng đáp ứng đủ. Nhà nước đã áp dụng mức phí lắp đặt khoảng 3.000 - 5.000 NDT, tương đương 4 - 7 triệu đồng. Chính sách này cũng đã đưa lại một nguồn lớn vốn đầu tư cho viễn thông Trung Quốc.

2. Chính sách hỗ trợ của chính quyền các cấp ở địa phương.

Trong quá trình phát triển viễn thông, chính quyền các cấp ở địa phương rất coi trọng thực hiện chính sách hỗ trợ. Tùy vào tình hình thực tế ở mỗi địa phương, ngành Viễn thông cũng được chính quyền địa phương cho phép thu thêm các khoản phụ phí phục vụ cho những mục tiêu nhất định.

3. Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng phát triển

Ngành Viễn thông cố gắng chuyển biến về quan niệm tư tưởng, xác định cách nghĩ phát triển lấy thị trường làm phương hướng, lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng chuyển biến cơ chế, mở rộng kinh doanh.

4. Dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin ở mức khởi điểm cao

Trong lúc thực trạng mạng lưới viễn thông Trung Quốc đang còn hết sức lạc hậu, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của ngành Viễn thông thế giới phát

triển rất nhanh và đã bắt đầu bước vào thời kỳ số hoá. Trước tình hình đó, Bộ Bưu điện đã đề ra quyết sách quan trọng là bỏ qua giai đoạn phát triển kỹ thuật thông thường như các nước phát triển đã làm, và phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, đưa mạng thông tin phát triển bằng cách đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến. Thực tiễn đã chứng minh là quyết sách này hoàn toàn đúng đắn, đối với các nước đã đầu tư hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh bằng các công nghệ cũ (viba, cáp đồng trục, tổng đài cơ điện,…) thì đứng trước xu hướng cập nhật công nghệ mới, họ sẽ phân vân. Riêng với Trung Quốc, khởi điểm là mức công nghệ rất thấp nên họ sẵn sàng từ bỏ và đầu tư công nghệ mới mà không phải tiếc rẻ các thiết bị hiện tại trên mạng lướị Chiến lược phát triển kỹ thuật thông tin của Trung Quốc được thực hiện theo ba bước sau:

- Một là, tận dụng hết kỹ thuật và nguồn vốn nước ngoài, tiến hành nhập khẩu một loạt các thiết bị có công nghệ tiên tiến để đầu tư cho mạng lưới, giải tỏa áp lực nhu cầu thông tin trong nước.

- Hai là, nhập kỹ thuật sản xuất và dây chuyền công nghệ thông qua việc hợp tác với đối tác nước ngoài, sau đó cố gắng hấp thụ, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lực sản xuất tự chủ. Điển hình là việc hợp tác của ngành Viễn thông Trung Quốc với Công ty Bell của Bỉ, chính từ việc hợp tác này mà sau này Trung Quốc có khả năng sản xuất được một số loại tổng đài điện thoại phục vụ mạng lưới trong nước và xuất khẩu cho hơn 10 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Nga, Việt Nam, Triều Tiên,…

- Ba là, từ việc nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu khoa học ở trong nước, sáng tạo ra các thiết bị công nghệ đạt trình độ quốc tế nhưng lại phù hợp với tình hình Trung Quốc.

Trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin, Trung Quốc cũng rất chú trọng xử lý các mâu thuẫn trong các mối quan hệ: giữa tăng nhanh tiến bộ kỹ thuật với đảm bảo tính hoàn chỉnh của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với nâng cao trình độ kỹ thuật chung của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo sự ổn định tương đối của thiết bị trên mạng lưới; giữa nhập khẩu và tự lực cánh sinh.

5. Huy động toàn xã hội cùng nhau phát triển thông tin

Các cấp các ngành Viễn thông đã kết hợp chặt chẽ với thực tế, sáng tạo ra các hình thức liên hợp để xây dựng thông tin gồm:

- Cùng bộ đội liên hợp xây dựng đường trục thông tin.

- Cùng với các ngành hữu quan, liên hợp xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học.

- Cùng với các ngành có mạng thông tin chuyên dùng liên hợp xây dựng mạng thông tin.

- Cùng với phát thanh truyền hình liên hợp xây dựng mạng truyền hình hữu tuyến.

- Bắt đầu cho cạnh tranh có mức độ trong lĩnh vực thông tin để huy động được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin.

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ GATSWTO Kinh nghiệm Hàn Quốc, Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)