GATS/WTO
1.3.2.1. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Dịch vụ viễn thông cơ bản
Các dịch vụ cơ bản như điện thoại cố định và di động, thuê kênh riêng... cho phép Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), phía nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với vốn góp tối đa là 49%. Theo cam kết, hai
năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty 100% vốn nước ngoài được quyền cung cấp dịch vụ đã đăng ký cho mọi đối tượng, kể cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Ba năm sau khi gia nhập, các công ty nước ngoài được thành lập chi nhánh và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người cư trú tại Việt Nam.
Đối với dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng (FBO), Việt Nam không nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Hoa Kỳ. Trong đó, đối với các dịch vụ cơ bản như điện thoại cố định, di động, truyền số liệu, thuê kênh riêng... các đối tác nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh.
Đối với dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (SBO), trong 3 năm đầu sau khi gia nhập WTO, phía nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh. 3 năm tiếp theo, phía nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được nâng vốn góp lên mức 65%.
Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo VPN và dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị (thư điện tử, truy nhập Internet...) một số đối tác lớn sẽ được cung cấp trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát. Trong đàm phán, Việt Nam có nhân nhượng hơn là, phía nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay sau khi gia nhập và được phép tham gia tối đa 70% vốn pháp định của liên doanh.
Trong lĩnh vực dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở nước ngoài phải thông qua thỏa thuận thương mại với pháp nhân được thành lập tại Việt Nam và được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại Việt Nam. Đối với dịch vụ vệ tinh, Việt Nam cam kết 3 năm sau khi gia nhập sẽ mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Nếu thỏa mãn điều kiện cấp phép, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoàị
+ Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS): cho phép Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), liên doanh (JV) với hạn chế vốn nước ngoài 49% với dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng (FBO), 51-65% với dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng (SBO) lộ trình 3 năm.
+ Nước ngoài có thỏa thuận thương mại với nhà khai thác Việt Nam trừ dịch vụ vệ tinh có 2 ngoại lệ đối với các tổ chức/doanh nghiệp lớn với lộ trình 3 năm.
- Việt Nam mở cửa thị trường và cho phép các công ty sở hữu vốn chính của nước ngoài tham gia cung cấp trong bốn lĩnh vực bao gồm: Các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (dịch vụ điện thoại cố định và di động trên cơ sở thuê đường truyền của một công ty Việt Nam); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài, các ứng dụng trên nền Internet); dịch vụ vệ tinh; và dịch vụ cáp quang tuyến biển.
- Việt Nam cũng đã chấp nhận những quy định tham chiếu cơ bản về viễn thông (Tài liệu Tham chiếu) của WTO, thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và các quy chế bắt buộc nhằm ngăn ngừa các hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà cung cấp chính trên thị trường. Tài liệu này quy định rõ các quy chế bắt buộc cũng như những yêu cầu có quan hệ qua lại chặt chẽ.
- So với các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) thì đã có một số nhượng bộ theo hướng mở rộng hơn quyền và lộ trình tham gia của nhà đầu tư nước ngoàị
Nhà đầu tư nước ngoài có quyền liên doanh, góp vốn trên 50% vào các dự án kinh doanh dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, như thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, và thông tin trên mạng, trao đổi dữ liệu trên mạng... Trong khi theo BTA thì nhà đầu tư Hoa Kỳ chỉ được tham gia góp vốn không quá 50%.
Đối với các dịch vụ khác thì quyền của nhà đầu tư hầu như không thay đổi so với nội dung cam kết trong BTẠ Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản, phía nước ngoài chỉ được tham gia không quá 49%.
- Đối với lộ trình mở cửa: BTA đưa ra lộ trình từ 3 đến 7 năm cho việc tiếp cận thị trường dịch vụ viễn thông, nhưng theo thỏa thuận ký với Hoa Kỳ thì nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận đầy đủ thị trường viễn thông ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTỌ
Quyền tham gia thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong những dịch vụ có nhu cầu lớn, như điện thoại cố định, điện thoại di động không thay đổị Việc nâng cao tỷ lệ góp vốn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia
tăng trước mắt ít tác động đến doanh nghiệp trong nước, vì hiện tại quy mô của thị trường này còn nhỏ.
Ngoài ra, phía Việt Nam cũng cam kết cho phép đối tác nước ngoài được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng toàn chủ) của các tuyến cáp quang Việt Nam là thành viên, đồng thời được bán dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng như VNPT, Viettel, EVN Telecom(1). 4 năm sau khi gia nhập, phía nước ngoài được phép bán dung lượng trên cho các nhà cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép như FPT, VNPT, Viettel và EVN Telecom(2).
Riêng đối với các cam kết chuyển đổi hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia BCC có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng.