8 City Develop ments Ltd
3.1. Quá trình tích tụ vốn và hình thành các TNCs
Một trong những nhân tố góp phần quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các TNCs trong nƣớc đó là việc thu hút và sử dụng các TNCs nƣớc ngoài có hiệu quả của các nƣớc ĐPT CA. Trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá với các điều kiện rất khan hiếm về vốn, kỹ thuật – công nghệ, kỹ năng quản lý, tay nghề công nhân… thì chính các TNCs nƣớc ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, đầu tƣ phần nào đã giúp họp giải quyết những khó khăn trên. Thông qua sự hoạt động của TNCs nƣớc ngoài mà có nguồn vốn tích luỹ hỗ trợ công nghiệp hoá, đi đôi với việc tạo vốn
chúng còn là kênh đƣa kỹ thuật mới và kỹ năng quản lý, đào tạo tay nghề công nhân ở một trình độ nhất định. Việc lợi dụng các TNCs nƣớc ngoài để tích tụ nguồn vốn nhằm phát triển các TNCs trong nƣớc là một trong những đặc trƣng của các nƣớc ĐPT CA.
Việc tích tụ vốn của các TNCs này đƣợc thực hiện không phải bằng các biện pháp cạnh tranh tự do mà chủ yếu dựa vào các nguồn vốn viện trợ, cho vay và đầu tƣ nƣớc ngoài, kết hợp với huy động các nguồn lực trong nƣớc. Chính sự đa dạng của các biện pháp tạo lập vốn, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA có sự ổn định về nguồn vốn. Một trong những kinh nghiệm trong việc tích tụ nguồn vốn đó là việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu, thông qua xuất khẩu các công ty có thể thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn do thị trƣờng đƣợc mở rộng và từ đó tăng cƣờng vốn tích luỹ mở rộng sản xuất.
Cũng chính việc thực hiện các chính sách hƣớng về xuất khẩu nên các công ty trong nƣớc có nhiều cơ hội hơn tham gia vào thị trƣờng các nƣớc khác. Việc tăng cƣờng xuất khẩu ra nƣớc ngoài đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho các công ty trong nƣớc hình thành các chi nhánh và tạo lập các cơ sở sản xuất tại nƣớc ngoài từ đó thành lập ra các tập đoàn và các TNCs. Ngoài ra, một trong những ƣu đãi của Chính phủ đối với việc thành lập và phát triển các TNCs ở các nƣớc này đó là Chính phủ các nƣớc này đã thành lập ra một quỹ vốn nhằm hỗ trợ phát triển các TNCs bản địa, đây chính là một trong những quyết tâm rất lớn của các nƣớc này.
Ngoài những vốn tự có của doanh nghiệp thì một trong những nguồn vốn rất đƣợc chú trọng trong quá trình hình thành và phát triển đó là nguồn vốn đƣợc huy động từ thị trƣờng vốn trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên đây luôn là vấn đề nan giải của các TNCs của các nƣớc ĐPT và kém phát triển nói chung và của các TNCs nƣớc ĐPT CA nói riêng. Nhu cầu vốn đối với việc đầu tƣ, mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ, chuyển đổi ngành nghề… luôn lớn hơn nhiều so với mức cung có thể có đƣợc của chính các TNCs này, chính
vì vậy việc vay vốn lẫn nhau, vay vốn của các tổ chức tín dụng quốc tế luôn là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của các TNCs này. Mặc dù các TNCs này thƣờng đều có một hoặc nhiều công ty tài chính, tuy nhiên việc thu xếp một lƣợng vốn lớn là rất khó. Bên cạnh đó thị trƣờng tài chính của các nƣớc này đã có nhiều phát triển, nhƣng ngoại trừ một số nƣớc thuộc khối NIEs, còn lại các nƣớc khác thị trƣờng tài chính còn rất non yếu cả về lƣợng lẫn về chất, một số nƣớc trong đó có Việt Nam thị trƣờng tài chính vẫn còn ở mức rất thấp, mới chỉ bó hẹp ở việc vay vốn tại các ngân hàng, một số quỹ tín dụng và chỉ một số ít giá trị cổ phiếu đƣợc thực hiện trên thị trƣờng, không đủ đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trƣờng, đặc biệt là nhiều nƣớc còn bị hạn chế rất nhiều do chính sách chƣa theo kịp đƣợc nhu cầu phát triển của thị trƣờng.
Qua những bài học đắt giá trên, kết hợp với việc xem xét thực tế phát triển của các tập đoàn, TCT của Việt Nam hiện nay (xem phụ lục số 3) chúng ta thấy Việt Nam cần có những sửa đổi trong việc hình thành nguồn vốn, tạo điều kiện cho các TCT và các tập đoàn tiềm năng hình thành và phát triển thành các TNCs lớn:
- Nhà nƣớc cần nhận rõ đƣợc lợi ích của các TNCs nƣớc ngoài, cần phải định hƣớng đúng đắn để có những chính sách phù hợp nhằm tận dụng đƣợc các lợi thế của các TNCs nƣớc ngoài, thu hút các TNCs lớn vào đầu tƣ nhằm thu hút nguồn công nghệ cao, nguồn vốn ngoại tệ lớn và tạo điều kiện cho việc tích tụ nguồn vốn nhằm phát triển các tổng công ty, các tập đoàn trong nƣớc thành các tập đoàn, các TNCs mạnh, có sức cạnh tranh lớn.
- Nhà nƣớc cần có chính sách, biện pháp đồng bộ và chủ động tạo môi trƣờng tích tụ, tập trung tƣ bản và sản xuất, tạo tiền đề hình thành TNCs, tuy nhiên việc tích tụ tập trung tƣ bản này cần phải xuất phát từ bản thân nền kinh tế, không nên tiến hành ồ ạt, cần tính toán kỹ và có trọng tâm, trọng điểm.
- Chính phủ cần phải có chính sách nhằm ổn định nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua các nguồn vốn viện trợ, cho vay, đầu tƣ
nƣớc ngoài kết hợp với huy động các nguồn lực trong nƣớc để tạo lên sự đa dạng của các biện pháp tạo lập vốn.
- Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu, hƣớng về xuất khẩu đã gặt hái đƣợc nhiều thành công, tuy nhiên việc thực hiện vẫn chỉ chủ yếu trong quy mô nhỏ và điều kiện phát triển của các công ty còn yếu nên chƣa thúc đẩy nhiều trong việc tạo nguồn lực, động lực và cơ hội phát triển cho các công ty ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Chính phủ cần xem xét việc thành lập một quỹ vốn nhằm hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, các tổng công ty, các tập đoàn có tiềm năng phát triển để hỗ trợ các đơn vị này nhanh chóng phát triển, lớn mạnh cả về kinh tế lẫn trình độ công nghệ… từ đó tạo ra các tập đoàn mạnh, tạo điều kiện cho việc hình thành lên các TNCs mạnh của Việt Nam.
- Hiện nay, Việt Nam đang dần thực hiện thí điểm các mô hình tổ chức theo kiểu công ty mẹ - con, tuy nhiên số lƣợng các công ty, tổng công ty thí điểm thực hiện còn ít, sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hoạt động chƣa lớn và chƣa phát huy đƣợc sự vƣợt trội của mô hình. Chính vì vậy, nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích nhằm tạo hành lang hƣớng dẫn cho các công ty mạnh và các tổng công ty có khả năng thực hiện chuyển đổi một cách thực chất và tích cực hơn nhằm phát huy đƣợc những lợi thế của mô hình này. Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần khuyến khích các công ty này phát triển ra ngoài biên giới quốc gia thông qua các hình thức góp vốn liên doanh, liên kết, lập văn phòng đại diện hoặc thực hiện hoạt động cắm nhánh, từ đó tạo điều kiện cho các công ty này trƣởng thành và hình thành nên các TNCs mạnh.
- Nhằm tập trung các nguồn lực trong nƣớc để phát triển và thúc đẩy việc chủ động tạo ra các nguồn vốn phục vụ quá trình phát triển của mình, các TCT cần thành lập công ty tài chính làm trụ cột để huy động vốn, đây là một trong những đầu mối thu xếp cung cấp vốn đầu tƣ cho các công ty thành viên theo kế hoạch phát triển kinh tế của các dự án.
- Tạo thuận lợi về tài chính cho các công ty, nhà nƣớc cần có cơ chế cơ cấu lại vốn của các TCT, phần vốn nhà nƣớc tại TCT nên cơ cấu lại thành vốn cổ phần nhà nƣớc giao cho Hội đồng quản trị đại diện chủ sở hữu, phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốn ngoài xã hội tạo thành công ty đa dạng sở hữu, trong đó Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối. Xác định rõ tƣ cách pháp nhân của TCT về vốn và tài sản. Cơ cấu lại nợ bằng hình thức chuyển nợ thành vốn của TCT, khuyến khích các chủ nợ chuyển nợ thành vốn cổ phần tại TCT, giải quyết dứt điểm các khoản nợ dây dƣa.
- Khuyến khích và đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết, xây dựng các nhà thầu phụ, đây là hình thức hiệu quả để các nhà kinh doanh Việt Nam trực tiếp tiếp cận với các nhà kinh doanh nƣớc ngoài, từ đó học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực thành lập TNCs của nƣớc mình.
- Các tập đoàn có thể hình thành từ những cách thức khác nhau, tuy nhiên để phát huy lợi thế so sánh của tập đoàn, Nhà nƣớc cần phải khống chế một số ngành then chốt với những tập đoàn sản xuất mạnh, có nhƣ vậy mới ngăn ngừa sự phát triển “quá nóng” của tập đoàn và giảm hậu hoạ độc quyền, đồng thời Nhà nƣớc tạo điều kiện ƣu đãi cho tập đoàn kinh doanh hình thành và phát triển một cách tự do, tự giác, tự nguyện trên cơ sở khung pháp luật và định hƣớng có tính vĩ mô để tạo động lực và sự năng động cho cạnh tranh và phát triển.
- Để phù hợp với xu hƣớng đầu tƣ hiện nay của các TNCs trên thế giới vào các nƣớc ĐPT CA và việc xuất hiện nhiều hình thức đầu tƣ mới, mềm dẻo hơn dƣới hình thức cả gói chặt chẽ dƣới quyền sở hữu và kiểm soát của các TNCs trong tất cả các khâu: vốn, kỹ thuật, quản lý và thị trƣờng, chúng ta cần phải nhanh chóng thay đổi các chính sách về thủ tục hành chính, về đầu tƣ, thƣơng mại, thị trƣờng nhằm tăng thêm sức hấp dẫn của thị trƣờng VN, thu hút các TNCs vào đầu tƣ cùng với nguồn công nghệ mới, cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận kinh nghiệm mới,
nâng cao năng suất và trình độ của ngƣời lao động… tạo cơ hội cho các công ty và TCT VN phát triển mạnh hơn, vƣơn lên trở thành những tập đoàn lớn.
- Thực hiện cơ chế nhà nƣớc đầu tƣ vốn cho doanh nghiệp thông qua Công ty đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc và trong quý II năm 2005 Công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc này đã đƣợc đƣa vào hoạt động, tuy nhiên hiện nay các hoạt động của công ty này vẫn còn giới hạn bởi nhiều điệu kiện và thủ tục. Chính vì vậy, chúng ta cần tăng cƣờng phát triển và đƣa ra cơ chế hoạt động thoáng và rộng cho loại hình này theo đúng tính chất cung cầu của nền kinh tế thị trƣờng.
- Nên mở thêm một kênh chuyển đổi cho các công ty nhà nƣớc bên cạnh các hình thức đang đƣợc triển khai nhƣ cổ phần hoá, các hình thức giao bán... đề nghị cho phép các công ty nhà nƣớc không nằm trong diện Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn đƣợc chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhằm tạo sự lựa chọn cho các công ty nhà nƣớc trong giai đoạn chuyển đổi.