Điều chỉnh chính sách của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 85)

8 City Develop ments Ltd

3.2. Điều chỉnh chính sách của Nhà nƣớc

Một trong những đặc trƣng trong quá trình hình thành và phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đó là việc hỗ trợ của Chính phủ. Trƣớc tiên đó là việc các nƣớc này đã rất trú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô lớn, việc đầu tƣ này luôn đi trƣớc nhu cầu phát triển, chính vì vậy việc phát triển cơ sở hạ tầng đã giảm thiểu đƣợc nhiều chi phí hoạt động và tạo đà phát triển cho các TNCs phát triển. Ngoài việc trú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhiều nƣớc ĐPT CA đã có nhiều chính sách hỗ trợ các TNCs này, đặc biệt là việc các nƣớc này thành lập một quỹ phục vụ cho việc hỗ trợ các TNCs, đây là một trong những chính sách rất mạnh dạn và thể hiện sự quyết tâm rất lớn đối với chiến lƣợc phát triển một số công ty lớn nội địa phát triển thành những tập đoàn lớn có đủ sức cạnh tranh với các TNCs lớn trên thế giới và trở thành những đầu tầu phát triển và mở ra những hƣớng đi mới cho nền kinh tế

nƣớc nhà.

Việc định hƣớng phát triển dài hạn, đúng đắn, linh hoạt và thích hợp với tình hình phát triển từng thời kỳ, đó là những chiến lƣợc nhƣ “thay thế nhập khẩu” hay “hƣớng ra xuất khẩu”… đây chính là những định hƣớng cho từng thời kỳ và đã gặt hái đƣợc rất nhiều thành công trong công cuộc phát triển đất nƣớc, nhất là trong việc phát triển các tập đoàn, TNCs lớn trong nƣớc.

Ngoài ra, các nƣớc này có nhiều chính sách rất thông thoáng giúp cho việc tƣ nhân hoá, việc phát triển của các TNCs ngày càng thuận lợi. Ví dụ nhƣ tại Singapo thì khuyến khích việc xây dựng các nhà thầu phụ cho các TNCs nƣớc ngoài, ban đầu các công ty địa phƣơng nhận làm đại lý, tiêu thụ hàng hoá, liên doanh liên kết với các công ty đa quốc gia để lắp ráp các sản phẩm, dần dần họ đã trƣởng thành và trở thành các nhà thầu phụ, sản xuất các linh kiện, phụ tùng và cuối cùng họ đã trở thành công ty con của công ty đa quốc gia. Nhờ đó họ đã sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nhƣ Sony, Philips, IBM… hoặc trở thành công ty độc lập và mạnh của Singapo. Tại Hàn Quốc, Chính phủ nƣớc này đã khuyến khích việc thành lập các xí nghiệp liên doanh bằng cách giảm thuế nhƣ: thuế lợi tức, thuế thu nhập cổ phần, thuế tài sản, thuế đất, thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… Nhìn chung việc thành lập các xí nghiệp liên doanh ở Hàn Quốc đƣợc thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, quy củ và luôn bảo vệ quyền lợi của bên Hàn Quốc trong các xí nghiệp liên doanh. Tại Đài Loan còn có thêm chính sách cho phép các công ty có thể khấu hao nhanh máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Ngoài những thay đổi về chính sách trên, chúng ta có thể thấy đƣợc 6 điểm tích cực từ phía Chính phủ các nƣớc này đáng để nghiên cứu và xem xét:

Một là, chủ trƣơng khai thác và xây dựng lợi thế so sánh tƣơng đối nhanh chóng nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Một trong

những biểu hiện đó là chi phí lao động dù có tăng lên, nhƣng trong các ngành công nghiệp có hàm lƣợng kỹ thuật cao, mức lƣơng tối thiểu trung bình công nhân vẫn thấp hơn nhiều so với chỉ số tƣơng ứng ở các nƣớc công nghiệp phát triển, điều này tạo lên một lợi thế lớn so với các nƣớc khác.

Hai là, phát huy sự năng động và linh hoạt trong việc hoạch định, thực thi chính sách trƣớc sự thay đổi của tình hình, sẵn sàng loại bỏ những chính sách không đem lại kết quả thiết thực đã hạn chế đƣợc nhiều những sai lầm và giảm bớt nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp và tăng thêm niềm tin cho các TNCs trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển.

Ba là, Xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghệ cao. Chính các khu chế xuất và khu công nghệ cao là nơi hội tụ và kết nhập năng lực, chất xám của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc nhằm hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy, đổi mới công nghệ trong cả nƣớc.

Bốn là, Tăng cƣờng đầu tƣ cho R&D, đây là yếu tố cần thiết để tăng khả năng công nghệ nên đƣợc Chính phủ các nƣớc này rất coi trọng.

Năm là, chú trọng đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực, đây chính là lực lƣợng quan trọng nhất cho sự phát triển hiệu quả: kết hợp chặt chẽ những yếu tố đặc sắc của văn hoá phƣơng Đông với việc mở rộng và tiếp cận các kiến thức và thành tựu khoa học tiên tiến ở các nƣớc phƣơng Tây.

Sáu là, Xây dựng một cộng đồng “nghiệp chủ” am hiểu về kinh doanh, là lực lƣợng nòng cốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Chính vì vậy, các nƣớc này rất coi trọng việc tuyển chọn, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ này.

Từ những bài học trên, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau:

- Nhà nƣớc phải tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giảm các chi phí phụ trợ trong sản xuất kinh doanh, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng này phải đi trƣớc nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, từ đó khuyến khích các đơn vị

trong và ngoài nƣớc đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, từ đó hình thành lên các công ty lớn và các tập đoàn của Việt Nam. Để làm đƣợc điều này, Chính phủ cần dành một số lƣợng lớn tài chính để mở rộng, nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông và đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trƣớc mắt cần tập trung các nguồn lực vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng, ngành trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng. Theo kinh nghiệm của các nƣớc ĐPT CA, để làm đƣợc điều này nhanh chóng Việt Nam cần thiết phải xây dựng và phát triển mạnh các khu chế xuất, khu công nghệ cao ở những nơi gần đô thị lớn, sân bay, bến cảng…. để trở thành những địa điểm đầu tƣ tập trung và là những đầu tàu kéo nền kinh tế.

- Nhà nƣớc cần phải xác định rõ chủ trƣơng phát triển phù hợp cho từng giai đoạn và thực hiện nhất quán các chiến lƣợc phát triển dài hạn đó, theo kinh nghiệm của các nƣớc ASEAN đó là chiến lƣợc công nghiệp hoá, chiến lƣợc thay thế nhập khẩu và chiến lƣợc hƣớng ra xuất khẩu. Với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển của các TCT trở thành các tập đoàn và các TNCs mạnh thì Việt Nam cần phải kiên trì và nhanh chóng thực hiện chiến lƣợc công nghiệp hoá và đẩy mạnh việc thực hiện chiến lƣợc hƣớng ra xuất khẩu, giảm bớt các chính sách theo hƣớng “thay thế nhập khẩu”, giảm bớt những bảo hộ không còn hợp lý nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hƣớng lành mạnh hơn, giúp các thành phần kinh tế sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Nhà nƣớc cần hỗ trợ các TCT trong quá trình hƣớng ra thị trƣờng quốc tế thông qua nhiều hình thức, một trong những con đƣờng hiệu quả nhất đó là thông qua thƣơng mại.

- Tiếp tục ổn định kinh tế – chính trị – xã hội. Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu và là cơ sở của sự tăng trƣởng, thu hút và sử dụng TNCs nƣớc ngoài. Bởi vì khi nhà đầu tƣ quyết định bỏ vốn đầu tƣ dài hạn thì vấn đề ổn định kinh tế – chính trị – xã hội là vấn đề quan tâm hàng đầu, là yếu tố quan

trọng đảm bảo tính thống nhất trong toàn xã hội, tạo điều kiện cho các TNCs hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhà nƣớc cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý về lĩnh vực kinh tế, đầu tƣ nhằm tạo một “sân chơi chung”, giảm thiểu những cản trở trong các thủ tục đầu tƣ, nhà nƣớc cần quản lý điều hành vĩ mô, tích cực sử dụng linh hoạt hệ thống các đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích TNCs vì mục đích lợi nhuận mà tích cực sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho cả hai bên.

- Nhà nƣớc cần cải cách hệ thống thuế hiện hành cho phù hợp với tình hình mới, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho VN hội nhập và đi lên một cách vững chắc. Nhà nƣớc cần cải tiến thủ tục hành chính về thuế quan, giảm phiền hà về các thủ tục giấy tờ vì thuế là biện pháp quan trọng trong chính sách ƣu đãi đầu tƣ, hƣớng đầu tƣ vào các dự án, khuyến khích cần thiết về mặt tài chính để thu hút TNCs vào một quốc gia hoặc một lĩnh vực kinh tế nhất định. - Nhà nƣớc cần xem xét lại chính sách bảo hộ sản xuất trong nƣớc, đặc biệt là nhiều lĩnh vực Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh, điều này làm hạn chế rất nhiều tính hiệu quả trong các hoạt động kinh tế do rất nhiều nguồn lực đƣợc dồn vào đây nhƣng so với quốc tế thì không có hiệu quả. Một trong những ví dụ đó là ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam, sau hơn mấy trục năm bảo hộ với thuế suất nhập khẩu cao, rất nhiều ƣu đãi về đầu tƣ và sản xuất nhƣng đến nay ngành sản xuất ô tô vẫn chỉ dừng lại ở việc lắp ráp các ô tô với chất lƣợng thấp, giá trị gia tăng thấp, giá thành cao, mẫu mã hạn chế, công nghệ lạc hậu, độ thích nghi kém, ngƣời tiêu dùng phải dùng các sản phẩm chất lƣợng kém nhƣng giá thành rất cao và trong một thời gian dài không đƣợc cải thiện. Chính vì vậy, việc bảo hộ là rất cần thiết, nhƣng việc bảo hộ phải có sự xem xét lại về ngành nghề, lĩnh vực và chính sách bảo hộ phải phù hợp với từng điều kiện, từng giai đoạn và đặc biệt phải có sự điều chỉnh dần nhằm mục tiêu khuyến khích các công ty tự nâng cao năng lực của mình về

chất, tiến tới bỏ dần sự bảo hộ để thúc đẩy sự cạnh tranh tự do, lành mạnh hoá nền kinh tế.

- Để tạo điều kiện phát triển các TCT và các công ty lớn thành những tập đoàn mạnh, Nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đặc biệt nhƣ: chính sách bao tiêu sản phẩm, đầu tƣ hỗ trợ về xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp, có những chính sách ƣu đãi đặc biệt về thuế, nguồn vốn cho những dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của các nƣớc ĐPT trong khu vực trong quá trình hình thành và phát triển TNCs, thì Nhà nƣớc cần dành một lƣợng vốn lớn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, tạo thêm khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tuy nhiên để có hiệu quả thì quan trọng nhất là phải xem xét, lựa chọn đúng các doanh nghiệp có tiềm năng để đầu tƣ, hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả việc hỗ trợ, có những hình thức quản lý vốn hỗ trợ hiệu quả nhằm tránh thất thoát, tránh tệ nạn xã hội phát sinh.

- Nhà nƣớc cần có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sử dụng các nguồn công nghệ tiên tiến thông qua các ƣu đãi về đầu tƣ, đƣa ra những ràng buộc về công nghệ và các tiêu chuẩn công nghệ trong hoạt động đầu tƣ. Đặc biệt, nhà nƣớc cần có những chế tài đối với các công nghệ không đạt tiêu chuẩn nhƣ: phạt với mức phạt cao, tạm dừng hoạt động hoặc rút giấy phép đầu tƣ, bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện cải tiến kỹ thuật, trong đó các tiêu chuẩn về môi trƣờng cũng cần phải có sự quan tâm đích đáng.

- Nhà nƣớc cần xem xét về phƣơng thức giá chuyển giao của các chi nhánh TNCs tại Việt Nam và các nƣớc trong khu vực để giảm bớt các tổn thất cho nhà nƣớc và gây bất lợi cho các công ty của Việt Nam trong quá trình cạnh tranh. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần nghiên cứu và khắc phục sớm tình trạng sau một thời gian liên doanh với nƣớc ngoài, đối tác Việt Nam dần bị yếu thế và buộc phải nhƣợng cổ phần lại cho bên đối tác nƣớc ngoài. Vì điều

này ảnh hƣởng rất nhiều tới việc liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh giữa Việt Nam và các đối tác nƣớc ngoài nhằm mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra các tiền đề hình thành lên các tập đoàn lớn.

- Nhà nƣớc phải xác định rõ vai trò dẫn đƣờng và là ngƣời quản lý của mình thông qua việc đảm nhận một vai trò lớn hơn, áp đặt hơn và quyết đoán trong quan hệ với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính Phủ chỉ chấp nhận các dự án đầu tƣ khi nào những khả năng thắng lợi tƣơng đối chắc chắn rõ ràng. Các hoạt động của nƣớc ngoài tiếp tục bị kiểm soát và điều tiết theo cách thức phù hợp với lợi ích quốc gia.

- Có những chính sách khuyến khích đào tạo thông qua việc giành một khối lƣợng lớn tài chính, ƣu tiên cho giáo dục, đào tạo và chiến lƣợc R&D, gắn đào tạo với chiến lƣợc phát triển của các công ty, tăng cƣờng hình thức liên kết với nƣớc ngoài trong đào tạo, đồng thời xử lý kịp thời và nghiêm minh với những cán bộ sai trái.

- Nhà nƣớc phải xác định rõ nhiệm vụ và hỗ trợ các công ty nâng cao công tác đào tạo đội ngũ cán bộ vì thực tế hoạt động sản xuất hiện nay rất cần có đội ngũ cán bộ tiếp nhận và hƣớng dẫn đầu tƣ có trình độ năng lực và am hiểu sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tƣ đúng mục tiêu đề ra. Đây là đội quân chủ lực, cốt cán điều hành hoạt động của các công ty. Về nguyên tắc đào tạo phải đi trƣớc một bƣớc, có nhƣ vậy mới bắt kịp đƣợc sự tiến độ về KH-CN trên thế giới và khu vực, tạo thế đứng vững trong cạnh tranh. Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho những cán bộ có năng lực, chuyên mông giỏi, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động phấn đấu.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)