Đa dạng hóa lĩnh vực và hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 74)

8 City Develop ments Ltd

2.3.2. Đa dạng hóa lĩnh vực và hình thức đầu tư

Trong thời gian tới, luồng vốn đầu tƣ trực tiếp từ các TNCs của các nƣớc ĐPT CA sẽ tăng lên trong cả hai thời kỳ ngắn hạn và trung hạn, do vài năm gần đây nền kinh tế của các nƣớc ĐPT CA đang trong quá trình khôi phục sau cuộc khủng hoảng tiền tệ vừa qua và đặc biệt là việc chuyển đổi lại các cơ cấu trong nền kinh tế để thích nghi với tình hình biến động mới trong khu vực và quốc tế, chính vì vậy nhu cầu vốn đầu tƣ vào các ngành mới, các ngành công nghệ cao, cấu trúc lại các TNCs và nền kinh tế các nƣớc trong khu vực sẽ lớn hơn. Chính vì vậy, các TNCs sẽ gia tăng đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực mới hơn nhằm giảm thiểu rủi ro, chiếm lĩnh thị trƣờng và tạo dựng cơ sở vững mạnh theo hình thức đa doanh trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển mạnh của mạng lƣới các chi nhánh nhƣ đã nêu, các TNCs của các nƣớc này đã tăng nhanh hình thức sáp nhập và mua lại M&A (Merger & Acquisition – M&A) hơn là hình thức xây dựng doanh nghiệp mới (Greenfield Investment – GI) để mở rộng đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Các TNCs này đã tác động đến động thái dòng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nó làm thay đổi xu hƣớng đầu tƣ giữa các nƣớc do nó chiếm tới hơn 20% dòng vốn nƣớc ngoài trên phạm vi toàn cầu.

Cơ cấu dòng vốn nƣớc ngoài đã thay đổi lớn do điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh của các TNCs này. Vào những năm sau chiến tranh thế giới II, hầu hết các TNCs của khu vực này hoạt động còn rất hạn chế do hầu hết các TNCs này mới đƣợc thành lập, chính vì vậy việc đầu tƣ chủ yếu còn tập trung vào việc thành lập các chi nhánh trong nƣớc và một số nƣớc đang phát triển khác, các hoạt động có tính chuyên doanh cao, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế tạo. Trong thời gian gần đây và trong thời gian tới các TNCs này chuyển sang hoạt động ở phạm vi rộng cả về tính chất

kinh doanh (đa doanh) và khu vực lãnh thổ (mở rộng ra cả nhiều nƣớc phát triển, đang phát triển và kém phát triển). Cùng với sự phát triển của thị trƣờng tài chính quốc tế, hình thức đầu tƣ gián tiếp ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó những ngành chế tạo với công nghệ hiện đại, các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm rất đƣợc các TNCs này chú ý đầu tƣ.

Xu hƣớng trong thời gian tới các TNCs của các nƣớc ĐPT CA tập trung phát triển vào các lĩnh vực: xây dựng, thƣơng mại, vận tải, tiếp theo là các lĩnh vực giáo dục & y tế, thực phẩm & chế biến, chế tạo xe gắn máy, dịch vụ thƣơng mại và lĩnh vực công cộng, tiếp theo là các ngành công nghiệp khác, ngành điện tử, ngành khách sạn & nhà hàng, ngành du lịch và ngành dịch vụ về máy móc…. (xem biểu số 6).

Nếu tổng hợp các ngành lại, thì trong thời gian tới các TNCs này có xu hƣớng tập trung đầu tƣ và phát triển trong lĩnh vực dịch vụ, sau đó là lĩnh vực sản suất công nghiệp và thƣơng mại.

Trong thời gian tới, luồng vốn đầu tƣ của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA sẽ có xu hƣớng tập trung vào các nƣớc trong khu vực thông qua việc đầu tƣ lập các chi nhánh thƣơng mại, các chi nhánh thực hiện các hoạt động dịch vụ hoặc tham gia đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất thông qua đầu tƣ trực tiếp 100% vốn hoặc thông qua liên doanh, liên danh liên kết nhằm khai thác các lợi thế, các ƣu đãi của các nƣớc này, bên cạnh đó việc sâm nhập sâu này còn vì mục tiêu phát triển các thị trƣờng trong khu vực và tạo lên một sự phân công lao động sâu sắc hơn, tăng cƣờng khả năng chuyên môn hoá tuỳ thuộc vào các ƣu đãi và lợi thế của từng nƣớc. Về các khu vực khác nhƣ khu vực Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA có xu hƣớng tập trung đầu tƣ vào một số nƣớc nhƣ Brazin, Mexico, Argentina và tại khu vực này các TNCs lại có xu hƣớng tập trung đầu tƣ vào những dự án GI. Tại khu vực Đông và Trung Âu, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA chú trọng đầu tƣ nhiều hơn vào các nƣớc nhƣ Balan, Nga, Hungary, Czech, điều này

làm cho số lƣợng các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào các nƣớc này có xu hƣớng tăng lên. Đối với khu vực Châu Phi, vốn đầu tƣ của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA vẫn giữ ở mức ổn định, điều này chứng tỏ Châu lục này vẫn chƣa nằm trên bản đồ chiến lƣợc của các TNCs trong thời gian ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn thì đầu tƣ của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA vào khu vực này sẽ đƣợc cải thiện đáng kể. Đối với khu vực các nƣớc phát triển, các TNCs này sẽ duy trì mức đầu tƣ cũ tại khu vực này nhƣng các nƣớc thuộc Tây Âu sẽ không hấp dẫn bằng Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Trong khu vực này Mỹ vẫn đƣợc coi là quốc gia thu hút đƣợc sự chú ý nhất của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA, tiếp theo là UK, Canada, Đức và Nhật Bản và theo dự đoán thì về hình thức đầu tƣ, M&A xuyên biên giới tại khu vực này trong thời gian tới sẽ có xu hƣớng tiếp tục gia tăng [34].

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 74)