Sau một thời kỳ phát triển quá nóng, chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, hầu hết các TNCs đều chuyển sang thực hiện chiến lƣợc cải tổ, hợp nhất, sáp nhập nhằm tăng cƣờng sức mạnh của TNC mẹ. Hình thức này là sự sắp xếp lại về cơ cấu tổ chức quản lý và chiến lƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian qua các tập đoàn đã cố gắng tìm ra giải pháp hữu hiệu cải tạo lại cơ cấu tập đoàn cho phù hợp với tình hình mới và tiến hành các vụ hợp nhất, sáp nhập. Quy mô hợp nhất của chúng thƣờng
nhỏ hơn so với các tập đoàn ở các nƣớc phát triển, nhƣng cũng có những vụ hợp nhất với giá trị trên 1 tỷ USD.
Nguyên nhân dẫn tới cải tổ, hợp nhất, sáp nhập các công ty, tập đoàn là: - Sự phát triển của KH-CN làm xuất hiện các ngành sản xuất với công nghệ cao và các sản phẩm mới, thúc đẩy hơn nữa cuộc cạnh tranh giành quyền chi phối thị trƣờng. Đây là một quá trình vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp, mở rộng thị trƣờng, thâm nhập chi phối lẫn nhau. Từ đó sản phẩm đƣợc sản xuất và tiêu thụ ở thị trƣờng mới.
- Chiến lƣợc này mang lại kết quả là quy mô tập đoàn lớn hơn, tỷ lệ cổ phần của các tập đoàn đều tăng.
- Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh về quản lý tài sản uỷ thác của các công ty, tập đoàn.
- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vấn đề tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng càng trở nên không đơn giản. Các tập đoàn phải cùng nhau hợp tác tạo thành tập đoàn đủ sức mạnh chi phối các tập đoàn cỡ vừa và nhỏ, củng cố vị thế doanh nghiệp.
- Chiến lƣợc này đem lại cho chúng sức mạnh tổng hợp, trực tiếp thâu tóm các cơ sở sản xuất, từ đó có nhiều cơ hội nắm bắt kỹ thuật – công nghệ – thông tin – nhu cầu…. một cách có hiệu quả để đáp ứng sự phát triển của nền KTTG. Thông qua đó luồng tƣ bản đầu tƣ tăng lên, tạo nhiều cơ hội đầu tƣ ra, quá trình nhất thể hoá kinh tế giữa các quốc gia, khu vực và quốc tế ngày càng tăng cƣờng.
Những năm vừa qua trên thị trƣờng các nƣớc ĐPT CA, làn sóng cải tổ, hợp nhất, sáp nhập các công ty để tạo thành tập đoàn tài chính hùng mạnh với khả năng cạnh tranh cao đang trở thành hoạt động có tính phổ biến.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, sự hợp nhất, sáp nhập của các tập đoàn, các TNCs đã trở thành một trong những chiến lƣợc kinh doanh, tuy nhiên không vì thế mà giảm bớt đi vị trí và vai trò của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SME), chúng chính là các vệ tinh giúp các TNCs hoạt động. Chúng là một bộ phận quan trọng của cơ cấu góp phần ổn định xã hội bằng cách tạo ra nhiều việc làm…. SME là chi nhánh của các TNCs xét theo nghĩa là những vệ tinh mềm: chúng vừa là ngƣời cung cấp linh phụ kiện, vừa là ngƣời tiêu thụ sản phẩm và là khách hàng của TNCs. Bản thân SME cũng là một TNCs, vì SME sử dụng kỹ thuật cao và hoạt động ở nhiều nƣớc. Do vậy, trong những năm đầu thế kỷ XXI, SME sẽ không bị đào thải bởi sự phát triển của TNCs, nó sẽ tồn tại và phát triển với những bƣớc đi thích hợp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
2.2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNCs CỦA CÁC NƢỚC ĐPT CA