Do tác động của sự tiến bộ nhanh chóng của thông tin, giao thông vận tải, công nghệ đã thúc đẩy các TNCs phải mở rộng mạng lƣới cơ cấu xuyên quốc gia để đáp ứng nhu cầu phát triển, chính vì vậy chiến lƣợc này đƣợc sử dụng phổ biến, rộng khắc nhằm khai thác và chiếm lĩnh thị trƣờng khu vực và quốc tế. Mạng lƣới đƣợc hiểu là quá trình thiết lập thêm các công ty chi nhánh, thực hiện cắm nhánh, bủa vây thế lực ra các nƣớc trên toàn cầu, tạo nên hệ thống các chân rết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tập đoàn trên trƣờng quốc tế. Trong chiến lƣợc này các công ty mẹ vẫn giữ vai trò quyết định, nhƣng sự phân công trong nội bộ TNCs chủ yếu theo hƣớng chuyên môn hoá, các công ty con đƣợc quyền tự chủ cao hơn, có mối quan hệ ngang, trực tiếp.
Một trong những chiến lƣợc đƣợc đề cập chủ yếu trong chiến lƣợc mạng lƣới đó là chiến lƣợc xuất khẩu. Với chiến lƣợc này, các TNCs đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh rộng khắp, mở rộng xây dựng các cơ sở sản xuất và tiêu thụ ở nƣớc ngoài, nhanh chóng mở rộng “mạng lƣới” chi nhánh, chiến lƣợc này đƣợc các tập đoàn triển khai ở các thời điểm không giống nhau nhƣng tựu trung gồm hai quy trình:
- Quy trình 1: Tiến hành xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng có hàm lƣợng lao động lớn, vốn ít và kỹ thuật trung bình. Xuất khẩu thời kỳ này đƣợc coi là động lực chính của sự phát triển.
- Quy trình 2: Tiến hành xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có hàm lƣợng vốn lớn và hàm lƣợng kỹ thuật cao, đồng thời cũng tăng cƣờng xuất khẩu tƣ bản, đầu tƣ vốn sang các nƣớc trong khu vực, những nơi có giá lao
động còn thấp và phát triển các dịch vụ tài chính và kỹ thuật quốc tế. Thông qua xuất khẩu, các tập đoàn thực hiện cắm nhánh rộng rãi, trƣớc hết vào các nền kinh tế láng giềng, sau đó phát triển rộng ra cả các nƣớc phát triển.
Chiến lƣợc đẩy mạnh xuất khẩu của các TNCs các nƣớc ĐPT CA đã mang lại cho chúng ngày càng nhiều ƣu thế về kỹ thuật, công nghệ, tài chính… đủ sức vƣơn ra thị trƣờng thế giới và thống trị đƣợc nhiều ngành công nghiệp chế biến. Nhờ đó, các TNCs này nâng cao năng lực, tung dây chuyền sản xuất ra các nƣớc để phát huy ƣu thế của mình, lợi dụng sức lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, những cơ hội về tài chính - thị trƣờng ở các nƣớc sở tại, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của bản thân mình và nền kinh tế.
Từ thập kỷ 80, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đã mở rộng hơn hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhằm cắm rễ sâu và chi phối đƣợc các nền công nghiệp địa phƣơng. Nguyên nhân chính của việc này là: hầu hết các tập đoàn đều có số dƣ thƣơng mại lớn, giá lao động tăng, đồng tiền lên giá, chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nƣớc bị lung lay. Chính thông qua các hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tạo lập cơ sở vật chất cho sự hình thành mạng lƣới chằng chịt của TNCs, những tổ hợp kinh tế quốc dân rộng lớn bao gồm nhiều chi nhánh đã phát triển rộng khắp trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên hầu hết các chính sách đầu tƣ của các TNCs này đều có những đặc điểm cơ bản sau:
- Về quy mô: trƣớc đây hầu hết các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đều có quy mô nhỏ, từ thập kỷ 90 đến nay số lƣợng dự án có quy mô lớn ngày càng tăng, một số dự án có vốn đầu tƣ lên tới hàng tỷ USD và thu hút rất nhiều lao động.
- Về hƣớng thị trƣờng: trƣớc thập kỷ 80 chủ yếu đầu tƣ vào các nƣớc đang phát triển để tìm kiếm thị trƣờng, từ sau thập kỷ 90, do nhiều biến đổi
của nền kinh tế thế giới nên đầu tƣ của các TNCs này đã chuyển sang đẩu tƣ để tái xuất khẩu sang các nƣớc ngoài khu vực, ít nhằm vào thị trƣờng tiêu thụ tại chỗ, đây là nét đặc thù trong chiến lƣợc đầu tƣ của các TNCs này.
- Về kỹ thuật: các dự án của các TNCs này đều có trình độ kỹ thuật trung bình nhƣng thích hợp với nƣớc nhận đầu tƣ nhằm sử dụng vốn ít, đặc biệt là dùng nhiều lao động. Còn các dự án đầu tƣ ở các nƣớc phát triển thì trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn và có giá trị gia tăng cao hơn.
Nhƣ vậy, các TNCs thực hiện mạng lƣới hoá thông qua đầu tƣ và xuất khẩu để mở rộng hộ thống chi nhánh trên toàn cầu, làm hoạt động của chúng thêm sôi động, tiếp cận đƣợc với các công nghệ hiện đại của các nƣớc phát triển. Nhờ đó, các công ty tƣ bản tƣ nhân địa phƣơng đƣợc trƣởng thành, nắm bắt kỹ thuật cao, tự đầu tƣ vào hoạt động R&D ở các lĩnh vực công nghệ cao góp phần nâng cao năng lực, tạo thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trƣờng.