8 City Develop ments Ltd
3.4. Phƣơng thức hoạt động, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng.
Một trong những phƣơng thức hoạt động, xâm nhập đã mang lại không ít thành công trong việc tạo lập các TNCs có tiếng của các nƣớc ĐPT CA mà Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc ĐPT khác có thể áp dụng đó là bắt đầu xây dựng các tập đoàn mạnh bằng cách làm gia công cho các tập đoàn lớn trên thế giới, sau đó học tập công nghệ, tự trƣởng thành, tạo lập thƣơng hiệu thông qua việc ghép với các thƣơng hiệu lớn, sau đó dần hoạt động độc lập và xây dựng lên các tập đoàn lớn cho riêng mình, ví dụ nhƣ các tập đoàn Samsung, Daiwoo, Acer… và tại Việt Nam một công ty đã tƣơng đối thành công trong việc áp dụng phƣơng thức này đó là công ty FPT trong lĩnh vực tin học viễn thông. Trong thời gian hiện nay, đây vẫn là một trong những cách đi rất tốt đối với Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc khác trong công cuộc tạo lập cho mình các tập đoàn lớn.
Ngoài ra, mỗi TNCs lại chọn cho mình một chiến lƣợc riêng, từ đó tạo nên sự đa dạng và tạo nên những nét đặc trƣng riêng của từng TNCs, từ đó tạo lập lên những lợi thế của các TNCs này. Có TNCs chọn chiến lƣợc phát triển
theo mô hình mạng lƣới hoá để mở rộng thị trƣờng, trong đó có TNCs chọn hƣớng phát triển theo quy mô, có TNCs phát triển theo hƣớng thị trƣờng, có TNCs lại tập trung vào phát triển thông qua định hƣớng về kỹ thuật. Ngoài ra có TNCs áp dụng chiến lƣợc đa dạng hoá trong kinh doanh, có TNCs áp dụng phƣơng thức liên minh chiến lƣợc hoặc chiến lƣợc cải tổ, hợp nhất và sáp nhập, và trong mỗi lĩnh vực các chiến lƣợc trên lại đƣợc áp dụng một cách linh hoạt khác nhau, thích ứng với sự đòi hỏi của thị trƣờng và theo từng thời kỳ nhằm đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá đƣợc lợi nhuận cho mình.
Do đặc trƣng về sản phẩm của các TNCs các nƣớc ĐPT CA có nhiều lợi thế tƣơng tự với các lợi thế của các nƣớc ĐPT khác, đặc biệt là các nƣớc Châu Á, chính điều này khiến cho việc các TNCs này cạnh tranh với nhau tại thị trƣờng khu vực, đồng thời hạn chế rất nhiều sự phát triển của các công ty khác, điều này làm giảm đi rất nhiều lợi thế của các công ty, đồng thời tăng thêm rất nhiều rủi ro cho các công ty trong sản xuất kinh doanh, điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp các thị trƣờng của mình khi ngày càng nhiều các công ty tham gia sản xuất kinh doanh cùng một lĩnh vực trong khu vực.
Do đƣợc hình thành lâu hơn so với nhiều công ty khác, chiếm lĩnh đƣợc thị phần lớn, tạo dựng đƣợc các thƣơng hiệu nổi tiếng và đạt đƣợc nhiều lợi thế trong thị trƣờng khu vực, nên các TNCs này ít bị lấn át bởi các công ty khác mới hình thành, chính vì vậy việc đổi mới công nghệ, thích ứng linh hoạt cũng chậm hơn so với các công ty nhỏ, chính vì vậy khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng cũng bị giảm sút nhiều hơn.
Tại thị trƣờng quốc tế, đặc biệt là thị trƣờng các nƣớc phát triển Tây Âu, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA mặc dù chiếm một vị thế không nhỏ, nhƣng do điều kiện về vốn, về công nghệ và đặc biệt là xuất xứ, thƣơng hiệu của sản phẩm nên nhiều TNCs vẫn không thể vƣợt qua đƣợc các TNCs của bản địa. Bên cạnh đó, do đặc chƣng khu vực về tài chính, công nghệ, nhân lực, chính sách nên các TNCs này thƣờng xâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc
Tây Âu trong những lĩnh vực có vốn ít, công nghệ ở mức trung bình, các mặt hàng mà thị trƣờng có những yêu cầu về sản phẩm không cao, mặt hàng nhanh thay thế… nhƣ hàng chế biến, hàng dệt may, hàng điện tử điện lạnh, công nghệ thông tin… còn một số ngành công nghệ cao, chế tạo thì chƣa thể vƣợt qua đƣợc các tập đoàn lớn của các nƣớc Tƣ bản phát triển này.
Để khắc phục những hạn chế đó và tận dụng đƣợc các thế mạnh của mình, các TCT cần tổ chức các viện, trung tâm nghiên cứu về chiến lƣợc kinh tế, chiến lƣợc tiếp thị, chiến lƣợc R&D, chiến lƣợc chuyển giao khoa học - công nghệ cho các doanh nghiệp thành viên.
- Cần chọn khâu đột phá để phát triển TNCs lên từ các công ty sản xuất, lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế so sánh và lấy hoạt động sản xuất làm hạt nhân, vì các công ty thƣơng mại của chúng ta còn yếu cả về vốn, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý, năng lực khoa học – công nghệ…
- Nhà nƣớc cần đầy mạnh quan hệ cạnh tranh, hợp tác với TNCs. Để thực hiện mục tiêu này các TCT, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách tăng lợi nhận và giảm giá thành sản phẩm, muốn vậy cần phải giải quyết các vấn đề sau:
+ Các TCT và Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lƣợc cạnh tranh thích hợp với môi trƣờng kinh doanh quốc tế, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của chính mình nhƣ: tăng cƣờng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu gắn với phong tục tập quán và bản sắc dân tộc của nƣớc mình mà đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới ƣa chộng, tạo ra những “mác hàng hoá” cho sản phẩm của riêng mình trên thị trƣờng khu vực và quốc tế.
+ Nâng cao nhận thức và hỗ trợ các TCT và doanh nghiệp Việt Nam trong việc hội nhập, nhằm tạo nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế, tiếp cận dần với các tập đoàn quốc tế lớn, từ đó tiếp thu kỹ năng sản xuất, trình độ quản lý, tiếp thị, công nghệ nƣớc ngoài. Nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của bản thân các TCT và các doanh nghiệp, cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Tập trung các nguồn lực, đầu tƣ một cách có hiệu quả vào những ngành trọng điểm, có lợi thế so sánh, ngành kỹ thuật mũi nhọn có lợi cho quốc gia và có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Trong các nguồn lực cần chú trọng nguồn vốn, vì hầu hết các TCT, doanh nghiệp VN đều thiếu vốn để phát triển.
+ Chú trọng đầu tƣ một cách thoả đáng có hiệu quả cho công tác R&D, bởi trƣớc xu thế cạnh tranh quyết liệt để đảm bảo đứng vững và giành ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng thì các TCT và DN phải luôn chú trọng đổi mới kỹ thuật – công nghệ, nâng cao trình độ cả về lý luận và thực tiễn trong sản xuất, quản lý, tiếp thụ… để sản xuất ra các sản phẩm có hàm lƣợng giá trị cao đủ sức mạnh cạnh tranh, trụ vững trên thị trƣờng.
- Các doanh nghiệp lớn cần đổi mới hƣớng phát triển bằng cách đa dạng hoá sản phẩm của mình. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn hiểu việc đa dạng hoá sản phẩm đơn giản là việc sản xuất thêm loại sản phẩm mới, nhƣng việc sản xuất đó vẫn trên dây chuyền công nghệ cũ và chỉ là khác kiểu dáng nhƣ việc đang sản xuất các sản phẩm thép tấm, giờ sản xuất thêm thép thanh và thép cuộn. Điều này khiến cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị hạn chế, đặc biệt là việc chịu các rủi ro của chu kỳ kinh doanh của ngành. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ cho việc đa dạng hoá sản phẩm theo nghĩa đầu tƣ thành lập các công ty con tham gia vào việc sản xuất loại sản phẩm khác, thuộc lĩnh vực khác thậm trí không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện tại, điều này giúp cho các doanh nghiệp có sự năng động hơn trong việc di chuyển các nguồn lực giữa các chi nhánh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao, giảm bớt những rủi ro theo chu kỳ của từng ngành, lĩnh vực do đã tham gia vào nhiều lĩnh vực (do khi ngành này đang trong chu kỳ suy giảm thì sẽ chuyển nguồn lực vào các công ty thuộc lĩnh vực khác
nhằm bảo toàn nguồn lực và vẫn đạt đƣợc hiệu quả của các nguồn lực, tới khi ngành đó tiến tới gian đoạn hồi phục thì chúng ta lại di chuyển vốn vào ngành này để khôi phục và phát triển, nhƣ vậy sẽ giảm đƣợc nhiều rủi ro). Bên cạnh đó, việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp một sức mạnh tổng hợp và tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng trở thành một tập đoàn, một TNCs với sức mạnh tài chính lớn.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét kỹ hơn tới việc hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của nhà nƣớc mà là nhiệm vụ của chính các doanh nghiệp, bởi vì tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu từ các doanh nghiệp, nếu không sẽ chỉ là việc hội nhập hình thức. Tham gia hội nhập các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận đƣợc các thị trƣờng mới, các thị trƣờng tiềm năng, các thị trƣờng có sức tiêu thụ lớn, các thị trƣờng khó tính, có mức phát triển cao… từ đó các doanh nghiệp mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm trong quá trình cạnh tranh, phát triển, tăng cƣờng khả năng tiếp thu cộng nghệ tiên tiến, đồng thời tạo thêm các cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hợp tác kinh doanh, mở rộng sản xuất, mở rộng cơ hội đầu tƣ phát triển, cắm nhánh, san sẻ các rủi ro khi đầu tƣ và hoạt động chỉ trong một nƣớc hoặc một khu vực. Một trong những hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế nổi bật của các doanh nghiệp đó là việc tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, để nhanh chóng tham gia hội nhập sâu rộng thì bƣớc đầu tiên các doanh nghiệp nên thực hiện đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, mở rộng hơn thị trƣờng xuất nhập khẩu và xâm nhập sâu hơn vào các thị trƣờng hiện tại. Nhằm tăng cƣờng khả năng chủ động, nhà nƣớc cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các kênh thông tin, bảo trợ, giúp đỡ trong việc thành lập các chi nhánh tại nƣớc ngoài… đặc biệt là hỗ trợ nhằm đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dƣới nhiều hình thức, không phân biệt là doanh nghiệp nhà
nƣớc hay doanh nghiệp tƣ nhân trong nền kinh tế, tuy nhiên cần ƣu tiên các doanh nghiệp lớn, các TCT, các doanh nghiệp có tiềm năng lớn nhằm tạo ra các đầu tầu khai phá.
- Các doanh nghiệp cần hợp tác hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt những cạnh tranh không cần thiết nhằm tiết kiệm các nguồn lực, phục vụ cho việc phát triển, chính việc liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp là con đƣờng duy nhất tạo lên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong làn sóng hội nhập và đặc biệt là sức cạnh tranh trƣớc các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại chính thị trƣờng trong nƣớc. Bên cạnh đó, việc hợp tác và liên kết các doanh nghiệp mở ra cơ hội hình thành lên các tập đoàn và cơ hội phát triển thành các TNCs mạnh.
KẾT LUẬN
Bằng việc nghiên cứu các giai đoạn từ quá trình hình thành tới các giai đoạn phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA, chúng ta nhận thấy rằng để có đƣợc sự phát triển nhƣ hiện nay của các TNCs này, tác nhân đầu tiên phải kể đến là những lỗ lực của Chính phủ các nƣớc này trong việc nắm bắt tình hình, dự báo xu hƣớng và đƣa ra những định hƣớng đúng đắn, từ đó có những chính sách tạo điều kiện thúc đẩy cho các TNCs này hình thành và phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng nhƣ hiện nay. Một trong những chính sách có ảnh hƣởng rất lớn đó là việc tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài để tạo điều kiện tích tụ tƣ bản và công nghệ cho quá trình hình thành các TNCs, việc đƣa ra các ƣu đãi nhằm tạo định hƣớng đúng đắn cho các công ty trong nƣớc phát triển trong các lĩnh vực có tiềm năng, việc hỗ trợ rất lớn thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ đầu tƣ và đặc biệt là chính sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đi trƣớc nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhằm tăng hiệu quả đầu tƣ của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vƣơn ra nƣớc ngoài thông qua định hƣớng tăng cƣờng xuất khẩu, tăng cƣờng hội nhập kinh tế, tham gia các hiệp định quốc tế, giảm thuế,…
Quá trình phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA mang nhiều đặc trƣng riêng của khu vực Châu Á, từ quá trình hình thành phát triển cho tới mô hình tổ chức, cơ chế quản lý kinh doanh, ví dụ nhƣ quá trình hình thành và phát triển của các TNCs này đi theo kiểu rút ngắn, quá trình hình thành của các TNCs này gắn liền với quá trình xây dựng lại nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và gắn với quá trình công nghiệp hoá đất nƣớc; mô hình và cơ chế quản lý thƣờng theo hình tháp, các mối liên kết thƣờng theo chiều dọc và rất nhiều TNCs của các nƣớc này phát triển theo mô hình chaebol, đây cũng chính là đặc thù của nét văn hoá Châu Á và rất phù hợp với các điều kiện tự nhiên, văn hoá, chính trị, xã hội của các nƣớc đang phát triển trong khu vực.
Thông qua việc nghiên cứu các động thái phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA, chúng ta nhận thấy trong thời gian qua, đặc biệt là từ những năm 1980s đến nay, các TNCs này đã phát triển rất nhanh kể cả mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng. Từ chỉ hơn trục TNCs vào những năm đầu thập kỷ 80, đến nay các nƣớc ĐPT CA đã có tới gần 10.000 TNCs với một mạng lƣới hơn 200.000 chi nhánh trải rộng trên toàn thế giới [29] và trong tất cả các lĩnh vực nhƣ công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, tài chính, dịch vụ, thƣơng mại, bất động sản, tin học viễn thông…(xem biểu đồ 6). Cùng với số lƣợng TNCs và các chi nhánh tăng lên, thì thực lực của các TNCs này cũng tăng lên với tốc độ rất nhanh cả về giá trị tài sản lẫn năng lực công nghệ và sản xuất, điều này đƣợc chứng minh thông qua việc rất nhiều công ty sau 7 năm hoạt động thì tài sản đã tăng lên gần gấp đôi (xem nội dung mục 2.2.1).
Tuy nhiên tại mỗi nƣớc, các TNCs lại có những đặc trƣng riêng nhƣ tại Hàn Quốc các TNCs đƣợc hình thành theo kiểu các chaebol, phần tài chính tài trợ cho kinh doanh chủ yếu từ nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên tại nƣớc Singapo thì các TNCs lại đƣợc xây dựng theo hƣớng các tập đoàn tƣ bản độc quyền, còn tại Đài Loan thì theo xu hƣớng công ty mẹ và các vệ tinh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì TNCs của Singapo lại tập trung đầu tƣ vào khu vực chế tạo, hƣớng vào xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động …, còn Đài Loan tập trung vào ngành nghề thay thế nhập khẩu nhằm bán sản phẩm tại chỗ và đặc biệt ở chỗ từ cuối những năm 1980 các TNCs của Đài Loan tích cực chuyển vốn ra nƣớc ngoài. Giống nhƣ vậy, các TNCs của Hàn Quốc lại ồ ạt chuyển các cơ sở sản xuất và vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài, nhƣng chủ yếu chuyển các các công đoạn sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các nƣớc khác…
Cùng với việc tăng nhanh về cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, các TNCs này tạo nhiều ảnh hƣởng tới chính nƣớc chủ nhà và các nƣớc bản địa. Với mục tiêu là gây dựng các TNCs trở thành các đầu tàu kinh tế, chính vì vậy các
TNCs của các nƣớc thƣờng là những doanh nghiệp đứng đầu một lĩnh vực then chốt hoặc có nhiều lợi thế cạnh tranh cả về nguồn lực tài chính lẫn cơ sở vật chất và công nghệ. Và trong thời gian qua, các TNCs này đã thực sự đóng