Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển của TNCs của các nƣớc ĐPT CA

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27)

của các nƣớc ĐPT CA

Bối cảnh kinh tế - xã hội tại các nƣớc ĐPT CA ngày càng phát triển và biến động khó có thể dự báo trƣớc, trong đó ẩn chứa đan xen rất nhiều những nhân tố mang tính lợi thế và hạn chế đối với sự ra đời và phát triển của các TNCs. Chúng ta sẽ đi xem một số điều kiện cơ bản ảnh hƣởng trực tiếp tới sự ra đời và phát triển của các TNCs này.

+ Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ: Để phát triển, các nƣớc ĐPT CA đã định hƣớng phát triển thông qua con đƣờng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH), chính điều này đã giúp cho các công ty trong nƣớc, dƣới sự hỗ trợ của Chính phủ đã phát triển nhanh hơn, có khả năng cạnh tranh và xâm nhập vào các thị trƣờng khác, điều này tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA. Và đây cũng chính là một trong những chiến lƣợc phát triển của các nƣớc này vì chỉ có các TNCs mạnh mới có đủ nguồn lực và khả năng nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới, từ đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển công nghệ của quốc gia và là đầu tầu tiên phong trong công cuộc CNH- HĐH đất nƣớc.

+ Xu hƣớng toàn cầu hoá, khu vực hoá: Để phát triển, các nƣớc ĐPT CA đã mở cửa thị trƣờng tham gia sâu rộng vào các xu hƣớng toàn cầu hoá, khu vực hoá (TCH, KVH) nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài, mở ra các cơ hội cho các công ty, tập đoàn trong nƣớc phát triển. Chính điều này đã trở

thành động lực và cơ hội cho việc hình thành và phát triển của các TNCs của các nƣớc này.

+ Điều kiện tự nhiên: Một trong những đặc trƣng chung của nhiều nƣớc ĐPT CA là đa số các nƣớc này đều nghèo về tài nguyên thiên nhiên, do đó chiến lƣợc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào chiến lƣợc phát triển con ngƣời, mở cửa ra thị trƣờng thế giới.

Diện tích nhỏ, đông dân khiến cho sức ép lớn về quy mô thị trƣờng gây sự bất lợi cho sự hoạt động của các TNCs, đòi hỏi họ phải có sự lỗ lực cao. Tuy nhiên vị trí địa lý có bờ biền dài, có nhiều đảo thuận lợi cho giao lƣu, tạo điều kiện hình thành trung tâm mậu dịch và các khu công nghiệp, các khu cảng biển, đó là những lợi thế trong việc thực hiện công nghiệp hoá đất nƣớc và mở đƣờng tạo thế cho sự ra đời của các TNCs.

+ Điều kiện chính trị – xã hội: Sau khi các nƣớc ĐPT CA giành đƣợc chủ quyền dân tộc, các nƣớc này đƣợc thừa hƣởng khá nhiều cơ sở vật chất trong lĩnh vực công nghiệp của các nƣớc chính quốc đã xây dựng trong suốt thời gia xâm lƣợc và cai trị, tạo điều kiện cho giai cấp tƣ sản dân tộc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tƣ bản, chống nguy cơ giảm giá của tƣ bản ở thị trƣờng quốc gia, mở rộng khai thác thị trƣờng khu vực và quốc tế. Các nƣớc này đã xác định là việc xây dựng TNCs là con đƣờng phát triển hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, sự hoạt động của các TNCs nƣớc ngoài và sự thiết lập chi nhánh của chúng ở các nƣớc này đã tạo cơ hội cho các nƣớc này tiếp cận gần gũi với loại mô hình này, từ đó học tập kinh nghiệm của chúng.

Tại nhiều nƣớc ĐPT CA vai trò tƣ bản ngƣời Hoa có vị trí, vai trò quan trọng trong việc thu hút TNCs vào hoạt động. Bên cạnh đó, thực chất hệ thống quản lý của các nƣớc này đƣợc cải tiến từ chủ nghĩa tƣ bản độc quyền Nhà nƣớc cho phù hợp với tình hình kinh tế của các nƣớc ĐPT trong thời kỳ CNH. Đây chính là yếu tố thuận lợi cơ bản đối với các nƣớc này mà không phải quốc gia nào cũng có đƣợc trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá đất

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)