Chiến lược đa dạng hoá trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 43)

Hầu hết các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đều chọn chiến lƣợc đa dạng hoá kinh doanh làm chiến lƣợc tăng trƣởng, tức là sự tăng trƣởng thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng, mang tính liên ngành, đa ngành. Về thực chất, chúng chủ yếu thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trƣờng, nghĩa là chúng thực hiện chiến lƣợc sản xuất kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm trên thị trƣờng khác nhau để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng trƣởng hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn trong sản xuất và tăng vị thế tập đoàn doanh nghiệp.

Bảng số 3: Mức độ đa dạng hoá của 10 chaebol hàng đầu (1982)

Tên chaebol Số công ty chi nhánh Số lƣợng các ngành công nghiệp chaebol hoạt động Chỉ số đa dạng hoá (H’)* Samsung 42 57 0.940 Hyundai 37 33 0.847 LG 59 57 0.688 Daewoo 28 56 0.866

Sunkyung 20 21 0.464 Sangyung 21 15 0.667 Korean Explosive 26 23 0.771 Hanjin 16 33 0.844 Daelim 13 28 0.877 Lohle 32 26 0.860 Tổng 294 Trung bình 29 35 0.772

* H’: tính từ 0-1, Số càng cao độ đa dạng hoá càng rộng.

Nguồn: Trần Lan Hương, “Đặc điểm và tác động của chaebol đối với mô hình công nghiệp hoá Hàn Quốc”, tạp chí Những vấn đề KTTG, số 1(51), 1999, trang 46.

Nhìn chung các TNCs của các nƣớc ĐPT CA mở rộng sản xuất sản phẩm ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Từ sản xuất thiết bị viễn thông, ô tô, hàng điện tử, đóng tàu tới tài chính ngân hàng - bảo hiểm và buôn bán lẻ. Chúng ta có thể thấy rõ mức độ đa dạng hoá kinh doanh của 10 chaebol hàng đầu của Hàn Quốc vào năm 1982 tại bảng số 3. Ba chaebol trong số đó đã tham gia trên 50 ngành công nghiệp khác nhau, trung bình mỗi chaebol có mặt ở 35 ngành công nghiệp [5/137].

Hoạt động đa dạng hoá xuất phát từ những động cơ chính sau:

- Do nhu cầu phải thích ứng với các điều kiện thay đổi của thị trƣòng hay đổi mới công nghệ.

- Do trình độ phát triển còn ở mức chƣa cao nên cần đa dạng hoá để giảm bớt rủi ro.

- Nhằm sử dụng những nguồn lực còn nhàn rỗi chƣa đƣợc tận dụng hết, tạo thêm việc làm trong công ty.

- Chủ động điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất, quản lý cho phù hợp với những thay đổi bất trắc có thể xảy ra để kịp thời ứng phó với mọi sự biến đổi trên thị trƣờng.

cách mạng KH- CN đòi hỏi các tập đoàn luôn phải nâng cao năng lực công nghệ để theo kịp xu thế phát triển, đảm bảo sự sống còn của tập đoàn, thích ứng với đòi hỏi của cạnh tranh và phát triển.

- Tạo cơ hội cho các tập đoàn thâm nhập vào thị trƣờng thế giới, nắm bắt thành tựu tiến bộ trên thế giới.

Đó là những động cơ chủ yếu khiến các tập đoàn đẩy mạnh kinh doanh đa dạng hoá. Thông thƣờng chúng áp dụng ba mô hình đa dạng hoá hoạt động kinh doanh sau:

+ Liên kết theo chiều dọc: các công ty lớn thâm nhập rộng rãi vào các ngành khác, nhƣng những ngành này có quan hệ với ngành hiện đang kinh doanh của công ty nhƣ những bƣớc trung gian của sản xuất, lƣu thông. Những năm gần đay, hình thức này xuất hiện dƣới hình thức đa dạng hoá, tức sự liên kết giữa các công ty ở những ngành sản xuất khác nhau, không có mối liên hệ trực tiếp với ngành sản xuất chính của hãng để hình thành các công ty lớn kinh doanh trên quy mô quốc tế.

+ Liên kết theo chiều ngang: là sự liên kết làm tăng tỷ lệ các công ty lớn trong một ngành nhất định, là sự tập trung một tỷ trọng lớn sức sản xuất của một ngành bằng những mối liên hệ gắn bó nội tại cả về kinh tế và kỹ thuật để hình thành ra các công ty quốc tế khổng lồ.

+ Liên kết conglomerate: tiến vào các ngành công nghiệp tăng trƣởng mới, không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh ban đầu. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các công ty nhánh chủ yếu là tài chính, điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tƣ, thƣơng mại, công ty bảo hiểm…. Conglomerate với cơ cấu điều hành kiểu mạng lƣới, trực tiếp từ trung tâm tới cơ sở tác nghiệp, đồng thời gián tiếp kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh qua sự giao động giá cả cổ phiếu của nó trên thị trƣờng chứng khoán. Do vậy chiến lƣợc đa dạng hoá kinh doanh là một chiến lƣợc đầy khó khăn, phức tạp, đôi khi còn phải gánh chịu mức rủi ro lớn.

Chính vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro trong việc áp dụng chiến lƣợc đa dạng hoá kinh doanh, vào cuối thập kỷ 80s, đầu thập kỷ 90 hình thức liên minh chiến lƣợc đƣợc các TNCs của các nƣớc ĐPT CA áp dụng xen kẽ và phần nào đã giải quyết đƣợc những khó khăn, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 43)