Tính đặc thù trong sự hình thành và phát triển của TNCs của các nƣớc ĐPT CA

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 29)

+ Điều kiện kinh tế của các nƣớc ĐPT CA: Những điều kiện kinh tế của các ĐPT Châu Á đã thúc đẩy sự ra đời của các TNCs phải kể đến là:

- Hầu hết các nƣớc này đều đi theo hƣớng phát triển nền kinh tế thị trƣờng tự do và phát triển kinh tế - xã hội theo con đƣờng TBCN dƣới sự chi phối từ các trung tâm công nghiệp phát triển và hệ thống TNCs TBCN.

- Các nƣớc ĐPT Châu Á có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, luật đầu tƣ với những quy định ƣu đãi thu hút TNCs vào. Nền kinh tế trong mấy thập niên trở lại đây luôn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định.

- Chiến lƣợc CNH và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng thay thế nhập khẩu và sau đó là hƣớng về xuất khẩu, thực hiện chiến lƣợc kinh tế hƣớng ngoại, các sản phẩm của các TNCs mở rộng thị trƣờng chủ yếu tại các nƣớc phát triển, chính vì vậy đòi hỏi luôn phải cải tiến và nâng cao chất lƣợng để giành ƣu thế cạnh tranh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho các TNCs trong nƣớc, có hệ thống chính sách ƣu tiên xây dựng phát triển hạ tầng tài chính… Điểm đặc biệt ở đây là các nƣớc này đã chủ động xây dựng những cơ sở hạ tầng trƣớc khi nó trở thành một nhu cầu bức thiết.

- Vai trò điều tiết của Chính phủ: cho phép tƣ nhân tự do sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trƣờng, quản lý thị trƣờng thông qua hệ thống các chính sách và đạo luật kinh tế. Khu kinh tế nhà nƣớc phát huy sứ mệnh đầu tàu đi vào CNH, nâng đỡ tạo mọi điều kiện để tƣ bản tƣ nhân phát triển. Nhà nƣớc đã hậu thuẫn vững chắc cho các cơ sở kinh tế tƣ nhân đi tiên phong trong những lĩnh vực có liên quan mật thiết đến lợi ích lâu dài của quốc gia. Chính sự nâng đỡ của Chính phủ là một trong những nguyên nhân góp phần lớn vào sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các TNCs.

1.2.3. Tính đặc thù trong sự hình thành và phát triển của TNCs của các nƣớc ĐPT CA nƣớc ĐPT CA

Tính đặc thù trong sự hình thành và phát triển TNCs của các nƣớc ĐPT CA bắt nguồn từ chính mô hình kinh tế thị trƣờng Đông Á. Đây là một nền kinh tế đƣợc thiết lập trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế, nó đƣợc vận hành theo hai cơ chế: kết hợp điều tiết thị trƣờng ở mức cao nhất với sự can thiệp của Chính phủ ở mức thấp nhất và “Chính phủ cứng” với “Thị trƣờng mềm” với vai trò của Chính phủ đƣợc đặc biệt coi trọng. Những điều này đã quy định tính đặc thù trong hình thành và phát triển TNCs của các nƣớc ĐPT CA.

1.2.3.1. TNCs của các nước ĐPT CA được hình thành cùng với quá trình công nghiệp hoá

Các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đƣợc hình thành cùng với quá trình công nghiệp hoá (CNH) ở các nƣớc Đông Á trong điều kiện trình độ tích tụ, tập trung tƣ bản đã mở rộng trên phạm vi quốc tế. Tại các nƣớc này, quá trình hình thành giai cấp tƣ sản và quá trình tích tụ tập trung tƣ bản đƣợc phôi thai ngay trong thời kỳ thuộc địa, đƣợc thực hiện không phải bằng các biện pháp cạnh tranh tự do mà chủ yếu dựa vào các nguồn vốn viện trợ, cho vay và đầu tƣ nƣớc ngoài, kết hợp với huy động các nguồn lực trong nƣớc.

Tuy nhiên, ở các nƣớc này đến giữa những năm 80, các TNCs mới đƣợc phát triển mạnh mẽ, nguyên nhân chính là do các nƣớc này đẩy mạnh công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu; xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn; tăng cƣờng thu hút và sử dụng đầu tƣ nƣớc ngoài một cách có hiệu quả; mở rộng mạng lƣới kinh doanh quốc gia cho chính các TNCs, tham gia sâu rộng vào cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thế giới… những quá trình này đã tạo tiền đề vật chất và động lực cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các TNCs.

Nhƣng khác với sự hình thành ở các TNCs của các nƣớc phát triển, các TNCs này đƣợc hình thành chủ yếu nhờ sự điều chỉnh của Nhà nƣớc dƣới sự thúc đẩy hoạt động của các TNCs nƣớc ngoài: nhà nƣớc can thiệp tƣơng đối

mạnh vào việc tạo điều kiện nâng đỡ, mở rộng phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc sáp nhập và tăng cƣờng thực lực cho các công ty để chúng trở thành các TNCs. Ngoài ra, Chính phủ các nƣớc này còn dành một nguồn tài chính lớn để xây dựng các tập đoàn kinh doanh lớn theo kiểu Chaebol Hàn Quốc nhằm biến chúng trở thành các đầu tàu kéo nền kinh tế.

Nhìn chung, TNCs của các nƣớc ĐPT CA trên cơ sở cái gốc ban đầu yếu ớt do chế độ thuộc địa để lại và phải đối mặt ngay với TNCs hùng mạnh của các nƣớc tƣ bản phát triển nên chúng đã hình thành bằng cách:

- Lợi dụng sức mạnh TNCs của các nƣớc phát triển hoạt động trên địa bàn của mình để từng bƣớc hình thành và phát triển TNCs của riêng mình.

- Tìm ra các ngành có lợi thế nhất để ƣu tiên tập trung nguồn lực phát triển, sau đó mở rộng dần thế lực ra ngoài.

- Các công ty có triển vọng phát triển thì đƣợc Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ và khuyến khích rõ ràng.

- Lợi dụng các yếu tố truyền thống nhƣ: tinh thần tự cƣờng, ý thức dân tộc cao, lòng yêu nƣớc nồng nàn, phong tục tập quán, nề nếp gia đình, tinh thần tận tuỵ với công việc… để phát huy sức mạnh tổng hợp.

- Luôn xác định sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc là nhiệm vụ trung tâm của quốc gia để từ đó có chính sách cụ thể khuyến khích, động viên TNCs phát triển trong chiến lƣợc thay thế nhập khẩu và trong chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu.

- Có kiểu đi rút ngắn, tiến thẳng vào chiến lƣợc kinh doanh đa dạng hoá.

1.2.3.2. Các TNCs của các nước ĐPT CA được hình thành trong quá trình xây dựng lại nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai

Nhằm khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hƣởng do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nƣớc ĐPT CA đã bắt đầu việc tiến hành CNH bằng việc xác định rõ ràng vai trò của các công ty tƣ nhân và các công ty nhà nƣớc,

chính phủ ủng hộ sự phát triển của các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu của các công ty tƣ nhân và tiến hành song song là cuộc cải cách ruộng đất từ đó làm cho tƣ bản tƣ doanh phát triển. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, sự phát triển của tƣ bản tƣ doanh ngày càng bƣớc vào giai đoạn mới cao hơn, trải qua các giai đoạn phát triển, xuất phát từ yêu cầu quy luật khách quan xuất hiện xu hƣớng tập đoàn hoá, hình thành một loạt quần thể xí nghiệp, khởi đầu cho sự ra đời của các TNCs.

Là một điển hình trong sự phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đài Loan và Hàn Quốc đều đã thực thi nhiều chính sách cải cách nền kinh tế và đã đạt đƣợc nhiều thành công, đặc biệt là chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và hƣớng về xuất khẩu với một loại biện pháp nhƣ: nới lỏng kiểm soát đối với xuất nhập khẩu; sự phân chia những khuyến khích về thuế; tài trợ lãi suất thấp đối với ngành công nghiệp xuất khẩu, áp dụng mạnh bạo đầu tƣ nƣớc ngoài đã kích thích đầu tƣ của các công ty tƣ nhân trong nƣớc và các công ty nƣớc ngoài. Những hành động trên dẫn đến kết quả là các lĩnh vực dệt, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, linh kiện điện tử và các đồ dùng gia dụng phát triển thành các ngành công nghiệp xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ (SME), trở thành các vệ tinh cho các tổng công ty, tạo điều kiện cho việc tích tụ vốn, mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc khác, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các TNCs của các nƣớc này.

1.2.3.3. Quá trình hình thành và phát triển TNCs của các nước ĐPT CA theo kiểu rút ngắn

Đây là sản phẩm tất yếu của quá trình tích tụ, tập trung hoá sản xuất kinh doanh trên phạm vi thế giới trong điều kiện TNCs của các nƣớc công nghiệp hoạt động mạnh mẽ ở khu vực Châu Á, do đó chúng là hình thức chủ yếu của nền sản xuất hiện đại và toàn cầu hoá. Sự hình thành và phát triển của

các TNCs này trong những năm qua xét cho cùng là sản phẩm tất yếu phù hợp với các quy luật khách quan và những xu thế phát triển của thời đại nhƣ: tác động của quy luật cạnh tranh, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận [5/39].

Dù đƣợc hình thành từ những cách thức nào thì phƣơng thức quản lý kinh doanh ở TNCs của các nƣớc ĐPT CA đều có những đặc trƣng chung:

- Mục tiêu thành lập là nhằm tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trƣờng quốc tế thu đƣợc lợi nhuận cao. Để giành ƣu thế trong cạnh tranh, các TNCs này đã tận dụng các lợi thế về quy mô, tập trung hoá các nguồn lực, chuyên môn hoá sâu giữa các chi nhánh thành viên mà TNCs có khả năng cạnh tranh toàn diện đối với mọi hình thức trên thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Tuy nhiên các TNCs này có những cách thức thực hiện mục tiêu đó theo những cách thức riêng nhƣ: tổ chức mở rộng các chi nhánh từ các khu vực giáp ranh rồi lan toả sang các khu vực khác; quy mô các chi nhánh thƣờng không lớn; thực hiện phân bố địa hình các chi nhánh chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Với mạng lƣới chi nhánh rộng lớn sản xuất và tiêu thục trên khu vực, các TNCs này đã thúc đẩy sự phát triển của KH-CN phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất trong vùng, do đó nó tận dụng đƣợc lợi thế tƣơng đối trƣớc sức cạnh tranh của các TNCs phát triển khác địa bàn.

- Tổ chức mô hình quản lý thƣờng theo chiều dọc, các công ty thành viên đầu chịu sự kiểm soát về mọi mặt của tập đoàn với sự tập trung hoá và tính hình thức rất cao trong việc ra quyết định.

- Phần lớn các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đƣợc phát triển theo mô hình chaebol nên chủ yếu thực hiện theo chế độ sở hữu theo “gia đình”, tức là thƣờng do ngƣời đứng đầu dòng họ, gia đình kiểm soát, chi phối, hiện tƣợng chỉ bổ nhiệm con cái và những ngƣời thân vào các chức vụ quản lý là hiện tƣợng phổ biến. Phần lớn sự chuyển giao quyền lực quản lý giữa các thế hệ ở

các TNCs này đƣợc thực hiện mà không cần có sự kiểm tra nào về mặt chất lƣợng của các nhân sự đƣợc bổ nhiệm. Theo nghiên cứu chin (1985) cho thấy 24,5% trong tổng số chủ tịch của các công ty Hàn Quốc là ngƣời sáng lập, 18,4% là thuộc thế hệ thứ 2 của ngƣời sáng lập, 21,2% đƣợc đề bạt từ nội bộ tập đoàn và 35% đƣợc thuê từ ngoài [13/15].

Nói chung, dƣới sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài sự ra đời của TNCs của các nƣớc ĐPT CA là một khách quan kinh tế. Chính những điều này đã tạo ra những cơ sở vật chất, tiền đề cần thiết cho sự bành trƣớng để vƣợt biên giới quốc gia sang địa bàn quốc tế, hình thành nên các TNCs, đây cũng chính là mô hình phát triển phổ biến trong nền kinh tế thị trƣờng. TNCs của các nƣớc ĐPT CA tuy ra đời sau song có những đặc điểm nổi bật là: có cách thức đi nhanh, tiến mạnh nhờ vai trò Chính phủ trợ giúp rất tích cực; nhờ tiếp thu kinh nghiệm ở TNCs của các nƣớc phát triển; nhờ có tổ chức năng động kết hợp đƣợc các yếu tố truyền thống tốt đẹp của Đông Á; có chiến lƣợc kinh doanh năng động, cơ cấu tổ chức linh hoạt, cách chiếm lĩnh thị trƣờng rút ngắn, kết hợp đặc thù của mô hình kinh tế thị trƣờng Đông Á... nên chúng đã góp phần ngày càng nhiều vào đội quân TNCs quốc tế hùng hậu trên thế giới ngày nay.

CHƢƠNG 2

ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TNCs CỦA CÁC NƢỚC ĐPT CA

2.1. MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TNCs CỦA CÁC NƢỚC ĐPT CA

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)