Liên minh chiến lược

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 46)

Trong những năm đầu thập kỷ 90, hình thức liên minh chiến lƣợc đã trở thành giải pháp chủ chốt giúp TNCs Châu Á thoát khỏi sự cạnh tranh đối đầu và khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Thông qua hình thức này, các TNCs hợp nhất đƣợc những ƣu thế về kỹ thuật - công nghệ, năng lực về sở hữu tài sản trí tuệ, về điều kiện tự nhiên của khu vực… Hơn nữa, đây là hình thức liên minh thích hợp với các sản phẩm kỹ thuật, công nghệ cao, lĩnh vực và những chi phí cho R&D lớn. Có rất nhiều thành công trong việc liên minh để cùng phát triển nhƣ: chaebol Hyundai đã hợp tác kỹ thuật với hãng Mitsubishi (Nhật Bản) để phát triển loại xe Pony (1975), sau 10 năm Pony trở thành loại xe bán chạy nhất ở Hàn Quốc và đƣợc xuất khẩu tới hơn 60 nƣớc. Công ty Itri Đài Loan đã liên kết với công ty Philips (Hà Lan) và Motorola (Mỹ) để sản xuất bán dẫn, Công ty Hàng không Singapo hợp tác về tiền vốn và nghiệp vụ với công ty Hàng không Thuỵ Sỹ và Mỹ để sáng lập ra liên minh hàng không kiểu mới nối liền ba châu: Âu - Á - Mỹ... [5/141, 144].

Các lý do chủ yếu quy định hình thức liên minh chiến lƣợc này:

- Tác động của xu hƣớng toàn cầu hoá đã buộc các TNCs cần phải tăng cƣơng lực lƣợng cả về chất và lƣợng bằng cách liên minh, thâm nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới để củng cố đƣợc sức cạnh tranh.

- Qua hình thức này, các TNCs có thể cùng nhau chia sẻ những rủi ro, chi phí cao về hoạt động R&D. Nhờ đó các công ty có điều kiện mở rộng quan hệ ngoại thƣơng với các thị trƣờng bên ngoài, làm cho mạng lƣới chi nhánh của tập đoàn trong khu vực này ngày càng trở nên quan trọng, có vai

trò lớn trong việc tăng cƣờng sức mạnh của công ty.

Những hình thức liên minh chiến lƣợc chủ yếu có thể là:

- Liên minh chiến lƣợc thông qua hiệp định ký kết các thoả thuận cùng nhau cung cấp dịch vụ hoặc tiếp thị, đây là hình thức liên minh bằng đầu tƣ tài sản, không dùng quyền cổ phiếu. Thông qua hiệp định về chức năng công việc, TNCs thực hiện liên kết thành một liên minh chứ không thông qua phƣơng thức hợp nhất tài sản để xây dựng thành một đơn vị nhỏ sản xuất, kinh doanh mới. Các thành viên vẫn giữ đƣợc tính độc lập của mình thậm chí ngoài các cam kết đã thoả thuận, họ vẫn cạnh tranh lẫn nhau.

- Liên minh chiến lƣợc bằng cách lập liên doanh và ký kết các thoả thuận tiếp thị. Hình thức này chỉ là sự quyết định hợp tác giữa TNCs trên một số lĩnh vực cụ thể: R&D, chế tạo, kỹ thuật. Đây là một hình thác bán đầu tƣ trực tiếp. Liên minh chiến lƣợc kiểu này chỉ khác liên doanh ở chỗ nó thƣờng kéo theo việc trao đổi cổ phần giữa các công ty mẹ. Mục đích của hình thức này nhằm tăng thêm tính khẳng định trong việc chuyển từ phát triển kỹ thuật sang ứng dụng sản xuất.

Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính – tiền tệ vừa qua, nhiều tập đoàn của các nƣớc ĐPT CA đã lâm vào khủng hoảng, sụp đổ, phá sản. Để cứu vãn tình thế, các tập đoàn đã sử dụng chiến lƣợc cải tổ, hợp nhất sáp nhập để tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 46)