8 City Develop ments Ltd
2.3.1. Đa dạng hoá mô hình sản xuất và kinh doanh (đề án 55)
+ Việc sản xuất có xu hƣớng phi hàng loạt hoá (De-massification) và đa dạng hoá các sản phẩm: việc tổ chức quản lý sản xuất các sản phẩm đƣợc tiến hành với số lƣợng nhỏ hoặc đơn chiếc theo đúng yêu cầu và thị hiếu đa dạng của khách hàng. Ngày nay, ở một số thị trƣờng khó tính nhƣ các nƣớc tƣ bản phát triển EU, Mỹ…thì sản xuất hàng loạt chỉ còn chiếm dƣới 10% số hàng hoá sản xuất ra, trong khi đó các sản phẩm do các TNCs của các nƣớc ĐPT CA sản xuất đƣợc tiêu thụ tại các nƣớc này chiếm một phần tƣơng đối lớn.
+ Phi chuyên môn hoá: việc sản xuất sản phẩm đƣợc tổ chức quản lý theo phƣơng thức chế tạo tổ hợp các khối (mô-đun) cấu kiện, phụ kiện, chứ không từ hàng trăm, hàng ngàn cấu kiện đƣợc sản xuất chuyên môn hoá nhƣ trƣớc.
+ Phi tập trung hoá: quá trình sản xuất đƣợc phân bố và đƣợc tổ chức quản lý trên diện rộng trong các chi nhánh và đơn vị sản xuất nhỏ và vừa, với các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực phân tán trên quy mô quốc gia và quốc tế. Với mục tiêu không chỉ là chế tạo ra sản phẩm với giá thành thấp trong phạm vi một nƣớc, mà với giá thành thấp trên phạm vi toàn cầu, các TNCs này đã tiến hành tổ chức và quản lý việc phân công lao động và sản xuất vƣợt qua các đƣờng biên giới quốc gia. Nhờ các thành tựu của khoa học viễn
thông, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA tiến hành phân bố sản xuất theo hƣớng phân tán; tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ở một nƣớc, sản xuất các yếu tố cấu thành ở nƣớc thứ hai, lắp ráp ở nƣớc thứ 3, tiêu thụ sản phẩm ở nƣớc thứ tƣ và gửi lợi nhuận để đầu tƣ vào nƣớc thứ năm...
Ngoài ra, các TNCs này thực hiện phân tán sản xuất nhằm giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, tránh đƣợc hàng rào bảo hộ, chuyển giao năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm.
+ Tổ chức quản lý từ xa: Sự xuất hiện của các siêu xa lộ thông tin đã tạo khả năng tiến hành tổ chức quản lý đồng thời và rộng rãi cùng ở một nơi nhiều loại hình sản xuất và dịch vụ khác nhau. Tận dụng các thành tự này, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đã nhanh chóng phát triển các hoạt động từ xa nhằm từng bƣớc phá bỏ những cản trở của hàng rào không gian và khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi ở, thời gian làm việc và giải trí... nhằm tận dụng nhiều năng lực chuyên môn, dần giảm thiểu các chi phí do có sự cách biệt hay phân tán số lớn nhân lực về mặt địa lý nhƣ hiện nay.
+ Quốc tế hoá và toàn cầu hoá hoạt động tổ chức quản lý: Trong nền kinh tế mới mang tính chất toàn cầu, các TNCs của các nƣớc ĐPT CA đã thực hiện tổ chức quản lý các yếu tố nhƣ vốn tƣ bản, các thị trƣờng lao động thông tin và công nghệ xuyên qua các đƣờng biên giới quốc gia. Đây cũng chính là đặc chƣng của các TNCs trên khắp thế giới, tuy nhiên trong thời gian tới việc quản lý ngày càng đƣợc mở rộng hơn, không chỉ trong phạm vi một vài quốc gia, một vài khu vực mà ở rất nhiều nƣớc trên toàn cầu, điều này cũng phù hợp với xu thế đa dạng hoá ngành nghề, và các chiến lƣợc phát triển, bành trƣớng thế lực của các công ty này.
Từ những thay đổi to lớn trong sở hữu, trong quản lý tất yếu dẫn đến những thay đổi đáng kể trong lợi ích kinh tế. Ngày nay, các nƣớc ĐPT CA áp dụng chiến lƣợc kinh tế mở tiếp thu vốn đầu tƣ, kỹ thuật mới từ các trung tâm phát triển do các TNCs chuyền tải đến. Ở đây các chủ thể kinh tế là các nƣớc
và các TNCs luôn tìm ra các vùng giao thoa lợi ích để thúc đẩy nhau phát triển trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng tăng.