RÚT RA TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan hoạt động công nghiệp gia công Việt Nam trƣớc kh

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 99)

- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ

RÚT RA TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan hoạt động công nghiệp gia công Việt Nam trƣớc kh

3.1. Tổng quan hoạt động công nghiệp gia công Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO (ngày 1/11/2007)

- Công nghiệp gia công Việt Nam còn non trẻ. Sự ra đời của công nghiệp gia công Việt Nam gắn liền với thời điểm chúng ta tiến hành cải cách, mở cửa. Mặc dù Việt Nam đổi mới từ năm 1986 nhƣng phải tới năm 1996 sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận với Việt Nam thì Việt Nam mới thực sự mở cửa với thế giới và công nghiệp gia công mới bắt đầu có điều kiện hình thành và phát triển. Nhƣ vậy, tính đến nay, công nghiệp gia công Việt Nam có gần 14 năm tồn tại và phát triển.

- Công nghiệp gia công Việt Nam phát triển không đồng đều giữa các vùng. Hầu hết khu công nghiệp tập trung ở các vùng đồng bằng : phía bắc có Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Nam Định; phía nam có Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Biên Hoà, Long An, nhƣng lại có những “vùng trắng về công nghiệp”, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 đạt dƣới 600 tỷ đồng không bằng doanh thu của một số doanh nghiệp lớn. Các tỉnh này chủ yếu nằm ở miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên nhƣ Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng. Đây cũng là những tỉnh nghèo nhất nƣớc, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, vốn đầu tƣ chủ yếu do ngân sách nhà nƣớc cấp, xa các trung tâm kinh tế lớn, chất lƣợng nguồn nhân lực, trình độ dân trí thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nƣớc.

- Lĩnh vực gia công chủ yếu là đồ may mặc và da giầy – những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp, lĩnh vực gia công có trình độ kỹ thuật

cao hơn nhƣ gia công linh kiện điện tử, máy tính, sản phẩm cơ điện và dụng cụ chính xác còn non yếu, quy mô nhỏ.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gia công chủ yếu của Việt Nam năm 2006

STT

Mặt hàng xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Tỷ trọng trong kim ngạch gia công xuất khẩu

1 Dệt may 5.436 48,2%

2 Giày dép 3.547 31,5%

3 Hàng điện tử và

linh kiện máy tính 1.880 16,7%

4 Hoá chất, hoá mỹ

phẩm và tẩy rửa 300 2,67%

5 Dụng cụ cơ khí

cầm tay 100 0,93%

Tổng 11263 100%

Nguồn : Nguyễn Thị Thìn (2006), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Khoa Kinh tế, Đại học quốc gia Hà nội.

- Chủ yếu hợp động gia công xuất khẩu đến từ các nƣớc trong khu vực châu Á và chủ yếu cũng xuất khẩu sang thị trƣờng này. Theo số liệu Bảng 3.2, Năm 2005, khu vực thị trƣờng châu Á chiếm tới 50,5% trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam; tỷ trọng khu vực thị trƣờng châu Âu chỉ đóng góp 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng châu Mỹ chiếm 21,3%; trong đó thị trƣờng Hoa Kỳ là 20,2%.

Bảng 3.2 : 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2005

STT Nƣớc, vùng, lãnh thổ Số dự án % theo số dự án Tổng 5.850 100 1 Đài Loan 1.399 23,91 2 Singapo 385 6,58 3 Nhật Bản 580 9,91 4 Hàn Quốc 1.016 17,37 5 Hồng Kông 350 5,98 6 Đảo Virgin 246 4,20 7 Pháp 159 2,72 8 Đức 61 1,04 9 Malaysia 177 3,02 10 Thái Lan 126 2,15

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005

3.2. Những cơ sở cho việc vận dụng chính sách phát triển công nghiệp gia công sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)