Điểm tương đồng giữa công nghiệp gia công Trung Quốc và công nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 101)

- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ

3.2.1.Điểm tương đồng giữa công nghiệp gia công Trung Quốc và công nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Công nghiệp gia công Trung Quốc và công nghiệp gia công Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng do lịch sử, điều kiện tự nhiên và con ngƣời mang lại. Những điểm tƣơng đồng đó là:

* Giống nhƣ Trung Quốc, trong một thời gian dài Việt Nam theo đuổi chiến lƣợc thay thế nhập khẩu có tính cực đoan, gần nhƣ đóng cửa với thị trƣờng thế giới.

- Hệ thống ngoại thƣơng hoàn toàn nằm dƣới sự kiểm soát của Nhà nƣớc, mọi giao dịch xuất khẩu đều đƣợc thực hiện theo kế hoạch, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ ngoại thƣơng, và chỉ do một số lƣợng nhỏ các tổng công ty xuất nhập khẩu trung ƣơng đảm nhiệm.

- Giá cả trong nƣớc các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu hoàn toàn do Nhà nƣớc quy định và không thay đổi trong hàng thập kỷ.

- Nhà nƣớc kiểm soát toàn bộ ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu và các nguồn khác. Đồng nội tệ đƣợc định giá cao một cách giả tạo và chế độ đa tỷ giá đƣợc áp dụng đối với các đối tƣợng khác nhau. Tất cả các giao dịch ngoại thƣơng đƣợc thực hiện theo chế độ hạch toán tập trung: lãi của các công ty đƣợc nộp vào ngân sách nhà nƣớc, còn lỗ thì đƣợc nhà nƣớc bù đắp.

- Đối tác nhập khẩu và xuất khẩu là các nƣớc trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa cũ nhƣ Liên Xô, Đông Âu…, và chủ yếu là dƣới hình thức viện trợ. Tất cả những yếu tố trên đây dẫn đến một hậu quả là hoạt động công nghiệp gia công của Việt Nam và Trung Quốc trƣớc thời kỳ đổi mới chỉ đóng vai trò hết sức hạn chế trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp sản xuất không có quyền tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu, còn các tổng công ty xuất nhập khẩu hoạt động một cách thụ động, luôn trong trạng thái trông chờ ỷ lại vào Nhà nƣớc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các khoáng sản, nông sản và tiểu thủ công nghiệp, với thị trƣờng xuất khẩu chính là các nƣớc

xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung xuất khẩu chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, còn lại phải dựa vào nguồn viện trợ và đi vay từ nƣớc ngoài.

* Công nghiệp gia công của Việt Nam và Trung Quốc đều hình thành từ sau những cuộc cải cách kinh tế. Từ năm 1979 ở Trung Quốc và năm 1986 ở Việt Nam, cả hai nƣớc đã tiến hành đổi mới toàn diện chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam và Trung Quốc đã thực hiện một loạt những biện pháp cải cách hệ thống ngoại thƣơng và những cải cách nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhƣ xóa bỏ chế độ bao cấp, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại với thế giới, tạo điều kiện cho công nghiệp gia công ra đời. Sau đó, Trung Quốc và Việt Nam đều thực hiện các chính sách ƣu đãi mang tính bảo hộ để bảo vệ và tạo điệu kiện cho ngành công nghiệp non trẻ này phát triển. Vì vậy, khi gia nhập WTO, công nghiệp gia công Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản có những cơ hội và gặp những thách thức giống nhau.

* Về cơ bản mục tiêu gia nhập WTO của Việt Nam và Trung Quốc đều là để hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới, xác lập những điều kiện quốc tế thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ, tạo những điều kiện hội nhập để tăng cƣờng thu hút FDI. Mục tiêu chiến lƣợc thu hút FDI ở hai nƣớc khá giống nhau: đều tập trung vào khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ở nguồn lao động giá rẻ, ngành sử dụng nhiều lao động, công đoạn sản xuất có hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật trung bình. Thứ nữa, cả hai quốc gia đều thu hút FDI giải quyết việc làm, bổ sung nguồn vốn cho công nghiệp hoá, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, trong thƣơng mại, cơ cấu sản phẩm gia công xuất khẩu của Việt nam và Trung Quốc khá giống nhau, ví dụ : hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm sử dụng nhiều lao động…). Đó là những ngành mà cả hai nƣớc đều có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ở

nguồn lao động rẻ, ngành sử dụng nhiều lao động, công đoạn sản xuất có hàm lƣợng công nghệ kỹ thuật trung bình (sản xuất linh kiện, bộ phận, lắp ráp).

* Việt Nam và Trung Quốc đều có những tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp gia công:

- Kinh tế tăng trƣởng mạnh trong nhiều năm liên tục (trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc luôn đạt trung bình 10%/ năm, con số này của Việt Nam là 7 đến 8,5%/ năm).

- Nguồn lao động dồi dào và tiềm lực thị trƣờng to lớn: Tính tới năm 2009, dân số của Trung Quốc là khoảng 1,4 tỷ dân. Với số dân đông nhất thế giới, Trung Quốc có nguồn lao động to lớn và là thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ hấp dẫn bất cứ nhà đầu tƣ nào. Dân số Việt Nam tính đến nay số đã là 86 triệu ngƣời, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 thế giới. [29]

- Giá thành lao đông rẻ và giá thành đất đai thấp: Mức lƣơng trung bình của công nhân Trung Quốc là khoảng 145 USD/ tháng, con số này ở Việt Nam là 110 USD/ tháng. Giá đất xây khu công nghiệp của Trung Quốc trung bình khoảng 100 USD/m2, và của Việt Nam là khoảng 122 USD /m2 [30]

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: cả Trung Quốc và Việt Nam đều có trữ lƣợng tài nguyên thiên nhiên lớn với nhiều chủng loại phong phú nhƣ than, quặng sắt, kim loại màu, mangan vonfram, molipden, antimoan …

* Nguồn FDI vào công nghiệp gia công ở cả hai nƣớc cũng giống nhau: đó là các nƣớc trong khu vực Châu Á: NICs, Nhật Bản, các nƣớc ở Mỹ, Âu đầu tƣ không nhiều.

* Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có rất nhiều kiều bào đang sống tại nƣớc ngoài. Lực lƣợng Việt Kiều cũng có tiềm năng về kinh tế, chất xám. Hơn nữa, họ đều là những ngƣời luôn quan tâm đến đất nƣớc, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của đất nƣớc.

* Công nghiệp gia công ở cả Việt Nam và Trung quốc đều phân bố không đồng đều. Công nghiệp gia công Trung Quốc tập trung ở vùng đồng bằng ở miền đông và vùng ven biển, còn miền Tây và miền Trung hầu nhƣ không phát triển. Công nghiệp gia công Việt nam tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Hải Phòng, Đồng Nai… nhƣng lại có những “vùng trắng công nghiệp” nhƣ các tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 101)