Điểm khác biệt giữa công nghiệp gia công Trung Quốc và công nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 105)

- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ

3.2.2. Điểm khác biệt giữa công nghiệp gia công Trung Quốc và công nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO

nghiệp gia công Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Bên cạnh những điểm tƣơng đồng, công nghiệp gia công của Trung Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt.

* Từ năm 1978, khi cải cách kinh tế Trung Quốc, đã chú trọng phát triển công nghiệp gia công, nhƣng phải tới năm 1996 Việt Nam mới thực hiện đƣợc điều này. Vì vậy, công nghiệp gia công của Trung Quốc tính đến nay đã có 31 năm tồn tại và phát triển còn Việt Nam mới có 13 năm.

* Trình độ công nghiệp gia công của Trung Quốc trƣớc khi gia nhập WTO cao hơn Việt Nam rất nhiều. Từ những năm 80, sau khi mở cửa, chính phủ Trung Quốc đã chủ trƣơng đƣa Trung Quốc thâm nhập vào kinh tế quốc tế thông qua công nghiệp gia công. Đến trƣớc khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đã đƣợc biết đến là “công xƣởng của thế giới”, nơi gia công nhiều loại hàng hoá của những thƣơng hiệu nổi tiếng. Còn Việt Nam đến thời điểm gia nhập WTO năm 2006 mới bắt đầu có tên trên bản đồ gia công của thế giới.

* Thực lực kinh tế của Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, thể hiện ở những mặt sau:

- Thứ nhất, Trung Quốc là nƣớc đông dân, tài nguyên phong phú hơn Việt Nam (Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu km2, có tài nguyên thiên nhiên

của cả vùng ôn đới và nhiệt đới , diện tích Việt Nam chỉ là 331212 km2, chỉ có tài nguyên thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa ).

- Thứ hai, Trung Quốc có một số vùng có thể chế kinh tế thị trƣờng khá rõ nét, kinh tế rất phát triển (Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao).

- Thứ ba, vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới khi gia nhập WTO cao hơn nhiều vị thế của Việt Nam. Trƣớc khi gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đã là nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới trên thế giới. Vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới rất lớn đến mức ngƣời ta có thể nói rằng “Trung Quốc không thể thiếu WTO, WTO không thể thiếu Trung Quốc”. Còn trong WTO, Việt Nam chỉ là một nƣớc nhỏ, nền kinh tế xếp thứ 169 trên thế giới [37].

* Tuy đều có lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động để phát triển công nghiệp gia công, nhƣng trình độ công nghiệp phụ trợ, dịch vụ đi kèm của Việt Nam còn rất thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các nhà cung cấp Việt Nam chƣa thể cung cấp đầy đủ các linh kiện bộ phận phục vụ sản xuất. Theo điều tra của tổ chức hợp tác phát triển nƣớc ngoài của Nhật Bản thì 50% doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng họ không thể tìm nhà cung ứng Việt Nam cho sản xuất, 20% cho rằng giá cả của nhà cung ứng Việt nam cao. Trong khi đó, năng lực phụ trợ Trung Quốc đã đạt đến trình độ quốc tế trong nhiều ngành và trở thành trung tâm chế tạo quốc tế.

* Mặc dù, Trung Quốc và Việt Nam đều có lực lƣợng kiều bào ở nƣớc ngoài, nhƣng xét về quy mô, lực lƣợng này của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam. (Lƣợng kiều bào của Trung Quốc là 60 triệu, lƣợng kiều bào của Việt Nam chỉ là gần 4 triệu). Mặt khác, những ngƣời Hoa kiều có tính cộng đồng rất cao, họ thƣờng sống tập trung ở một nơi, hầu hết quốc gia nào có ngƣời Hoa sinh sống cũng có khu phố của ngƣời Hoa. Trong khi đó, Việt Kiều ở

nƣớc ngoài có tính cộng đồng thấp hơn nhiều, ngoài thành phố California (Hoa Kỳ) mới có khu phố ngƣời Việt, còn ở những nơi khác trên giới, ngƣời Việt sống phân tán, không tập trung . Ngoài ra, do tính chất chính trị có nên tâm lý công đồng ngƣời Việt và Việt Kiều ở nƣớc ngoài có nhiều yếu tố phức tạp. Nhiều ngƣời trong số họ ra đi trong những ngày đất nƣớc sắp thống nhất, trong họ còn nhiều mặc cảm, nhiều hận thù với chế độ.

Những so sánh trên đã cho thấy tiềm lực công nghiệp gia công của Trung Quốc khi gia nhập WTO mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh đó, công nghiệp gia công Trung Quốc lại có những trở ngại mà Việt Nam chƣa gặp:

- Thứ nhất, chính vì Trung Quốc là một nền kinh tế khổng lồ, “công xƣởng của thế giới” lại khiến các nhà đầu tƣ lo sợ bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Họ lo sợ rằng : nếu nhƣ toàn bộ hàng hoá cung ứng ra thế giới đều đƣợc gia công sản xuất ở đây thì chỉ cần sự bất ổn nhỏ trong các doanh nghiệp gia công tại Trung Quốc cũng đủ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn. Vì vậy, hiện nay hầu hết các công ty nƣớc ngoài đều tìm cách giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc, bằng cách phân tán cơ sở sản xuất của mình sang các quốc gia khác có lợi thế so sánh tƣơng đƣơng.

- Thứ hai, trong suốt thời gian dài, do sự lỏng lẻo trong các chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái sản xuất tại Trung Quốc tràn lan trên thị trƣởng, gây tổn hại đến các nhà đầu tƣ và ngƣời tiêu dùng. Ở Việt Nam, tình trạng hàng giả, hàng nhái cũng đã xuất hiện nhƣng chƣa đến mức trở thành “quốc nạn” nhƣ ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)