Quá trình hình thành chính sách phát triển công nghiệp gia công ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 28)

- Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các đối tƣợng và

1.2.1.Quá trình hình thành chính sách phát triển công nghiệp gia công ở Trung Quốc

1.2.1. Quá trình hình thành chính sách phát triển công nghiệp gia công ở Trung Quốc công ở Trung Quốc

1.2.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc trước cải cách (1979)

Sau khi cách mạng thành công, nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa đƣợc thành lập năm 1949 đƣa đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 30 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc đã thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khép kín, xóa bỏ các quan hệ kinh tế hàng hóa. Việc áp dụng mô hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng : nền kinh tế Trung Quốc bị suy thoái (Năm 1976, thu nhập quốc dân, sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp có mức tăng trƣởng âm: thu nhập quốc dân – 2,7%, sản xuất công nghiệp – 2,4%, sản xuất nông nghiệp – 0,4% so với năm trƣớc); đời sống ngƣời dân bị hạ thấp (những năm 1959 – 1961 có tới 31 triệu ngƣời chết đói) [11,15]; Trung Quốc bị tụt hậu so với thế giới (năm 1960 GDP của Trung Quốc tƣơng đƣơng với Nhật Bản thì năm 1980 chỉ bằng ¼;, Đài Loan, Hồng Kông cũng có tốc độ tăng trƣởng lớn hơn). Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc tại thời điểm năm 1978 chỉ bằng -1,9 lần các nƣớc có thu nhập thấp, - 3,5 lần các nƣớc có thu nhập trung bình, - 9,2 lần các nƣớc có thu nhập trung bình cao và – 24,1 lần nƣớc có thu nhập cao [23,7]. Bế quan tỏa cảng cũng khiến cho Trung Quốc tụt hậu nghiêm trọng về khoa học và công nghệ so với thế giới, bỏ lỡ thời cơ khi làn sóng khoa học, kỹ thuật sôi động vào những năm 70 (so với Mỹ chế tạo ô tô của Trung Quốc lạc hậu hơn 40 năm, sản xuất và chế tạo cơ khí lạc

hậu hơn 25 năm. Trung Quốc nhập và sử dụng chƣa đầy 1% thành quả khoa học kỹ thuật mới trên thế giới [12,15].

Trƣớc tình hình đất nƣớc bị khủng hoảng, suy sụp nặng nề, Đảng cộng sản và Nhà nƣớc Trung Quốc đã nhận thức rõ ràng cải cách kinh tế xã hội là cấp thiết. Điều đó đƣợc đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử là Hội nghị Trung ƣơng 3, khóa XI, tháng 12 năm 1978. Tại hội nghị này Trung Quốc xác định mở cửa ra bên ngoài đi đôi với cải cách nền kinh tế trong nƣớc là quốc sách. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình xác định : “mở cửa phải vì ta là chính, dùng cho ta, mục đích là giành đƣợc lợi ích so sánh của chủ nghĩa tƣ bản” [12].

Trong cải cách, Trung Quốc đã tiến hành chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa. Ông Đặng Tiểu Bình đƣợc coi là ngƣời đã tạo ra bƣớc đột phá khi phá vỡ quan điểm truyền thống về chủ nghĩa xã hội (coi nền kinh tế kế hoạch là đặc trƣng, bản chất của chủ nghĩa xã hội). Ông cho rằng: “Kinh tế kế hoạch không phải là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tƣ bản cũng có kinh tế kế hoạch; thị trƣờng không phải là là chủ nghĩa tƣ bản, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trƣờng. Kế hoạch và thị trƣờng đều là công cụ kinh tế” [20, 292].

Với quan điểm “khép lại quá khứ, mở ra tƣơng lai”, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh quan hệ ngoại giao. Quan hệ Trung – Xô, Trung - Ấn và với các lân bang khác đƣợc cải thiện trên tình hữu nghị, nhiều quan hệ mới đƣợc thành lập với các khu vực khác nhƣ với cộng đồng kinh tế Châu Âu (1975), với Mỹ (1979)…

1.2.2.2. Sự hình thành quan điểm về công nghiệp gia công ở Trung Quốc trong cải cách mở cửa

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã xác định mục tiêu mở cửa đối ngoại là để tiếp thu thành quả kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của phƣơng tây, nâng cao năng cao năng suất lao động, phát triển lực lƣợng sản

xuất. “Chủ nghĩa xã hội muốn dành đƣợc ƣu thế hơn chủ nghĩa tƣ bản thì phải mạnh dạn tiếp thu và học tập mọi phƣơng thức kinh doanh và phƣơng pháp quản lý tiên tiến của nhân loại” [16].

Để thực hiện mục tiêu trên, với chủ trƣơng : “lợi dụng sự phân công quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực để tham gia hợp tác, cạnh tranh quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, nhập kỹ thuật tiên tiến là con đƣờng ngắn nhất đẩy nhanh sự phát triển kinh tế”; [16], Trung Quốc đặc biệt coi trọng vấn đề phát huy lợi thế so sánh, thu hút doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ xây dựng cở sở sản xuất tại Trung Quốc, coi đó là một bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách phát triển kinh tế, chính sách hội nhập. Chủ trƣơng cải cách đó đã

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 28)