- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ
3.3. Một số đề xuất về chính sách phát triển công nghiệp gia công ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO rút ra từ bài học kinh nghiệm Trung
Việt Nam sau khi gia nhập WTO rút ra từ bài học kinh nghiệm Trung Quốc
Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và so sánh điều kiện cụ thể của Việt Nam giúp chúng ta có chính sách phát triển công nghiệp gia công phù hợp hơn trong giai đoạn mới, bối cảnh mới với nhiều thuận lợi và không ít khó khăn trong những năm đầu gia nhập WTO.
Từ quá trình phân tích các chính sách phát triển công nghiệp gia công sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc, đối chiếu vào những điểm tƣơng đồng và điểm khác biệt trong ngành công nghiệp gia công giữa hai nƣớc, tác giả có một số đề xuất để phát triển công nghiệp gia công Việt Nam nhƣ sau:
* Việt Nam cần nhất quán chiến lƣợc kinh tế hƣớng ngoại, chiến lƣợc phát triển kinh tế, từ đó đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghiệp gia công đối với phát triển kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng về vai trò của công nghiệp gia công thì mới có thể có những chiến lƣợc, chính sách phát triển công nghiệp gia công đúng đắn. Trung Quốc thành công trong chính sách phát triển công nghiệp gia công vì đã biết xác định công nghiệp gia công là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế, là con đƣờng ngắn nhất để phát triển đất nƣớc, tiếp thu khoa hoc công nghệ hiện đại và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế quốc tế.
* Việt Nam cần xây dựng quy hoạch thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công. Sẽ không thể duy trì đƣợc dòng vốn đầu tƣ vào công nghiệp gia công ổn định nếu hoạt động thu hút FDI tiến hành rời rạc, lẻ tẻ, tùy tiện, thiếu quy hoạch. Việc quy hoạch thu hút FDI phải gắn với tiềm năng và lợi thế của từng vùng (tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời, vị trí địa lý) đồng thời hình thành danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài và phổ biến rộng rãi cho toàn thế giới. Trong đó, xây dựng rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ…
* Nhƣ đã phân tích, gia nhập WTO đem lại cho công nghiệp gia công Việt Nam và công nghiệp gia công Trung Quốc những cơ hội và thách thức
giống nhau. Vì vậy, Việt Nam có thể học tập các điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc là thay thế thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công bằng chính sách ƣu đãi đặc biệt sang thu hút bằng môi trƣờng đầu tƣ hoàn thiện theo chiều sâu.
Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, đặc điểm của công nghiệp gia công là phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI. Trƣớc khi gia nhập WTO, để thu hút FDI cho phát triển công nghiệp gia công, Việt Nam đã thực hiện các chính sách ƣu đãi thuế đặc biệt cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công nhƣ: thuế suất của doanh nghiệp gia công là 20% trong khi thuế suất phổ thông là 25%, doanh nghiệp gia công đƣợc miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm kể từ khi có lãi, doanh nghiệp gia công đƣợc chuyển khoản lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm tính thuế tiếp theo trong vòng năm năm, các doanh nghiệp gia công đƣợc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng…
Tuy nhiên, cũng giống nhƣ Trung Quốc, sau khi gia nhập WTO, những chính sách trên đã đi ngƣợc lại quy tắc không phân biệt đối xử của tổ chức này. Vì vậy, từ kinh nghiệm Trung Quốc, để tiếp tục thu hút đƣợc vốn vào công nghiệp gia công sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần có sự chuyển hƣớng: thay thế thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công bằng chính sách ƣu đãi đặc biệt sang thu hút bằng môi trƣờng đầu tƣ hoàn thiện theo chiều sâu.
Để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, học tập Trung Quốc, Việt Nam có thể thực hiện các chính sách sau:
Tiếp tục củng cố và và đảm bảo môi trƣờng chính trị, xã hội ổn định. Để tạo lập môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định, cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò, nâng cao năng lực, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xây dựng và nâng cao hiệu lực của nhà nƣớc trên các lĩnh vực
từ quản lý kinh tế đến quản lý xã hội, coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng bức xúc nhƣ tham nhũng, hối lộ, tệ nạn xã hội… Bên cạnh đó Việt Nam cần kết hợp các chính sách mềm dẻo, linh hoạt với những chế tài nghiêm khắc để giữ vững sự ổn định chính trị, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, tạo nên môi trƣờng kinh doanh ổn định, an toàn cho các nhà đầu tƣ.
Về quan hệ đối ngoại : trong thời gian tới Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện đƣờng lối đối ngoại “tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Do vậy, cần tiếp tục khai thông, phát triển quan hệ hợp tác đầu tƣ trực tiếp của các nƣớc trên thế giới, trƣớc hết là Mỹ, Nhật, EU, trong khi đó không ngừng củng cố quan hệ kinh tế sẵn có với các thị trƣờng trong khu vực nhƣ ASEAN, Trung Quốc, các nƣớc công nghiệp mới NICs.
Về kinh tế : Cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định trung bình từ 7,5% đến 9 % một năm đồng thời nâng cao thu nhập cho ngƣời dân để mở rộng tiềm lực thị trƣờng.
Tiềm lực thị trƣờng không phải chỉ phụ thuộc vào dân số của đất nƣớc mà còn phụ thuộc vào sức mua của dân chúng. Một nƣớc lớn mà sức mua của dân chúng thấp thì vẫn là thị trƣờng nhỏ, ngƣợc lại, một nƣớc nhỏ mà sức mua của dân chúng cao thì lại là thị trƣờng lớn. Việt Nam không có diện tích rộng với dân số đông nhƣ Trung Quốc nhƣng chúng ta vẫn có thể có tiềm lực thị trƣờng mạnh bằng cách nâng cao thu nhập cho nhân dân thấp để tăng lƣợng cầu trong nền kinh tế. Để làm đƣợc điều đó, Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động hoạt động tuyên truyền, vận động, quảng cáo, thông tin giá cả, tƣ vấn, môi giới để khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử dụng các sản phẩm đƣợc sản xuất ở Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ cần có những chính sách kích cầu
và đầu tƣ nhƣ tăng lƣơng cho ngƣời lao động, giảm lãi suất cho vay để mở rộng sức mua của dân chúng trong cả nƣớc.
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp gia công phù hợp với thông lệ quốc tế và quy tắc của WTO. Học tập theo bốn nguyên tắc của Trung Quốc: “ Thống nhất pháp chế, minh bạch hoá, thẩm tra tƣ pháp và không phân biệt đối xử”, khi hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài, cần phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, thống nhất, công bằng.
Việt Nam cần phải rà soát lại hệ thống các văn bản, quy định trong Luật đầu tƣ nƣớc ngoài để đánh giá tính khả thi, tính trùng lặp, tính bất hợp lý của hệ thống. Trên cơ sở đó, cắt bỏ, sửa đổi những văn bản, quy định hạn chế nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ quy định về quyền mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nƣớc, quy định về tái đầu tƣ…; bổ sung các văn bản, quy định mới theo nguyên tắc đảm bảo sự ổn định, và tính dự báo nhƣ bổ sung các quy định về hình thức đầu tƣ; quy định địa vị pháp lý của các bên tham gia gia công hàng hóa; quy định về hình thức góp vốn, quy định về nguyên tắc nhất trí trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, quy định về thời hạn chuyển giao công nghệ đối với doanh nghiệp gia công.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần luật hóa sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài trong các luật chuyên ngành Luật đất đai, Luật lao động…
Cần tiếp tục phát triển nguồn nhân lực:
Những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực để nâng cao trình độ nguồn nhân lực thông qua các chính sách phát triển giáo dục đào tạo, chính sách đãi ngộ ngƣời tài. Tuy nhiên, chất lƣợng nhân lực ở Việt Nam chƣa đƣợc cải thiện nhiều, chƣa thu hút đƣợc nhiều nhân tài về Việt Nam làm
việc. Học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc, Việt Nam có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Đối với nguồn nhân lực ở nƣớc ngoài: Cần chú trọng thu hút giới doanh nhân, trí thức là ngƣời Việt và Việt Kiều đang làm việc hoặc đã về hƣu trở về nƣớc làm việc thông qua các chính sách đãi ngộ thiết thực nhƣ trả lƣơng cao theo trình độ, cấp nhà ở, bảo hiểm y tế, trợ cấp, cho doanh nhân Việt kiều đƣợc ƣu đãi cho vay vốn để khởi nghiệp… ; thực thi chính sách bảo lƣu quyền định cƣ ở nƣớc ngoài cho các trí thức ngƣời Việt về làm việc trong nƣớc; thực thi chính sách bảo lƣu quyền định cƣ ở nƣớc ngoài cho các tri thức ngƣời Việt về làm việc tại Việt Nam.
- Đối với nguồn nhân lực trong nƣớc : Để phát triển nguồn nhân lực trong nƣớc bao gồm ngƣời lao động và cán bộ nhà nƣớc Việt Nam cần:
+ Xây dựng cơ chế tuyển dụng linh hoạt, thiết thực, công bằng, tuyển dụng dựa vào năng lực thực sự của ngƣời lao động thay vì dựa vào bằng cấp nhƣ hiện nay.
+ Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh những cải cách giáo dục đại học chuyển từ giáo dục niên chế sang giáo dục tín chỉ. Hệ thống giáo dục này đòi hỏi giảng viên phải nghiên cứu nhiều hơn, tăng tính thực hành trong bài giảng… Trong khi đó, lƣơng của giảng viên hiện nay lại quá thấp so với xã hội, nhiều giảng viên không thể sống đƣợc bằng nghề, phải làm thêm các công việc khác. Nhƣ vậy, giảng viên không thể tập trung để nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Vì vậy, muốn phát triển nguồn nhân lực, việc làm quan trọng mà chính phủ cần làm ngay hiện nay là cần có cơ chế nâng cao thu nhập cho giảng viên để cho giảng viên có thể sống đƣợc bằng nghề, để có họ có thể cống hiến nhiều hơn cho giáo dục.
+ Khuyến khích các nhà đầu tƣ đào tạo tay nghề cho công nhân; mở rộng các trung tâm đào tạo tay nghề cho công nhân làm việc trong các doanh nghiệp gia công theo từng chuyên ngành;
+ Thuê các chuyên gia hàng đầu của nƣớc ngoài về làm việc hoặc giảng dạy ở những lĩnh vực mà Việt Nam chƣa đảm nhiệm đƣợc hoặc còn yếu…
Tiếp tục cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ phụ kèm cho đầu tƣ
Cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, hệ thống điện lƣới, thông tin liên lạc là những yếu tố không thể thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn chờ đợi nguồn đầu tƣ của nhà nƣớc hoặc sự hỗ trợ ODA của nƣớc ngoài, do đó tiến độ rất chậm. Mặt khác đầu tƣ quá nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng, với một nƣớc đang phát triển có nguồn ngân sách hạn hẹp nhƣ Việt Nam, chúng ta không thể đa dạng hoá danh mục đầu tƣ đƣợc.
Học tập kinh nghiệm Trung Quốc, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân cấp và xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nƣớc chỉ nên tập trung vào các hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng, các dự án liên quan đến nhiều điạ phƣơng và vùng lãnh thổ hoặc xuyên quốc gia hoặc các dự án ở những vùng khó khăn, còn các dự án quy mô nhỏ và vừa trong nội bộ tỉnh, huyện, xã thì phân cấp cho các địa phƣơng thực hiện xã hội hoá. Đối với các dự án cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ.
Ở khía cạnh khác, trong thời gian qua, Việt Nam chủ yếu đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông nhƣ cầu, đƣờng, các yếu tố khác của kết cấu hạ tầng nhƣ hệ thống điện, nƣớc, xử lý chất thải chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải quan tâm đến các lĩnh vực này
nhiều hơn để có đƣợc một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện, hiện đại.
* Phát huy tinh thần dân tộc của Việt Kiều, ngƣời Việt ở nƣớc ngoài, từ đó kêu gọi họ đầu tƣ vào trong nƣớc.
Ngƣời Việt và Việt Kiều sống ở nƣớc ngoài tuy không nhiều nhƣ ngƣời Hoa và Hoa Kiều của Trung Quốc nhƣng cũng là một lực lƣợng có tiềm lực về kinh tế, chất xám, có lòng hƣớng về cội nguồn, dân tộc.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cách thức để kêu gọi ngƣời Việt ở nƣớc ngoài hƣớng về quê hƣơng nhƣ tổ chức hội ngƣời Việt ở nƣớc ngoài, tổ chức những buổi gặp thân mật giữa các quan chức cấp cao của chính phủ với ngƣời Việt và doanh nhân ngƣời Việt ở nƣớc ngoài , tổ chức hội nghị ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài lần thứ nhất vào tháng 11 năm 2009 tại Hà Nội, tổ chức các hoạt động để tuyên truyền những thành tựu trong đổi mới của đất nƣớc, những khó khăn và tồn tại trong phát triển kinh tế.
Học tập kinh nghiệm Trung Quốc, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trên đồng thời tổ chức thêm các hình thức hoạt động mới nhƣ :
- Tổ chức các buổi tiệc, buổi gặp mặt, hội thảo giữa doanh nhân trong nƣớc với doanh nhân trong nƣớc để họ có cơ hội giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
- Đẩy mạnh thành lập những thƣơng hội Việt Kiều với các hoạt động thƣờng niên. Nếu ở Trung Quốc, lƣợng ngƣời Hoa kiều lớn nên Hoa kiều ở một thành phố lập đƣợc một thƣơng hội, thì ở Việt Nam có thể mở thƣơng hội cho doanh nhân ngƣời Việt ở từng nƣớc hoặc khu vực, ví dụ thƣơng hội ngƣời Việt tại Nga, thƣơng hội ngƣời Việt tại Ucraina, thƣơng hội ngƣời Việt ở Đức… Thông qua các thƣơng hội, Việt Nam có thể truyền bá những chính sách ƣu đãi của Đảng và nhà nƣớc, những cơ hội kinh doanh trong nƣớc đến
với ngƣời Hoa kiều. Mặt khác, đây cũng là nơi để cho doanh nhân ngƣời Việt có thể hợp tác kinh doanh.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động khơi dậy tình cảm quê hƣơng của ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Do sự khác biệt giữa cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài với cộng đồng ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài đã phân tích ở trên nên ngoài những chính sách có thể học tập ở Trung Quốc nhƣ trên, Nhà nƣớc cần có những chính sách tuyên truyền, giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá một cách mềm dẻo, khôn khéo để nâng cao tính cộng đồng cho họ, giúp họ xoá đi những mặc cảm, những hận thù.
* Phát triển công nghiệp gia công trình độ cao, thân thiện với môi trƣờng Lĩnh vực gia công của Việt Nam chủ yếu sử dụng lao động, hàm lƣợng công nghệ rất thấp nhƣ da giầy, dệt may. Những lĩnh vực này dù xuất khẩu với số lƣợng lớn thì lợi nhuận lại không cao. Để nâng cao giá trị của hàng hoá gia công, Việt Nam cần phát triển các lĩnh vực gia công có hàm lƣợng công nghệ cao hơn nhƣ gia công máy móc điện – điện tử, gia công linh kiện, gia công phần mềm… Muốn nhƣ vậy, học tập kinh nghiệm Trung Quốc, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đƣa các lĩnh vực gia công trình độ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng vào danh mục các mặt hàng khuyến khích đầu tƣ và có