Một số chính sách cụ thể

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 63)

- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ

2.2.2. Một số chính sách cụ thể

2.2.2.1. Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp gia công

Nhƣ đã phân tích, đặc điểm của công nghiệp gia công là phụ thuộc vào đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Vì vậy, sau khi gia nhập WTO, để thúc đẩy công nghiệp gia công trong tình hình mới, Trung Quốc đặc biệt chú trọng điều chỉnh chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể Trung Quốc đã có những chính sách sau:

* Trung Quốc thay thế từng bước chính sách ưu đãi đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài bằng các chính sách hoàn thiện môi trường đầu tư

Từ năm 1995 để chuẩn bị cho tình hình mới sau khi trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc đã từng bƣớc giảm dần các chính sách ƣu đãi mang tính bảo hộ công nghiệp gia công nhƣ chính sách ƣu đãi cho hành vi tái đầu tƣ, chính sách bù lỗ cho xuất khẩu, chính sách đãi ngộ đặc biệt về loại hình đầu tƣ, kỳ hạn kinh doanh…Thay vào đó, Trung Quốc chú trọng nâng cao hiệu quả các chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã có trong giai đoạn trƣớc và ban hành các chính sách mới trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.

Về chính trị : Trung Quốc tiếp tục duy trì tình hình chính trị ổn định, đoàn kết đa dân tộc để xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc thông qua việc kiên định với quan điểm “một trung tâm, bốn nguyên tắc cơ bản” nghĩa là lấy kinh tế làm trung tâm; kiên trì con đƣờng xã hội chủ nghĩa, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Mao Trạch Đông và kiên trì cải cách mở cửa.

Về đối ngoại :

- Dựa trên năm nguyên tắc chung sống hoà bình (hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi) đƣợc Ấn Độ đề xuất tại hội nghị Băng đung (Inđônêxia) năm 1957 và chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, Trung Quốc tăng cƣờng thiết lập ngoại giao với tất cả các nƣớc trên thế giới. Tính đến năm 2008, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 182 nƣớc ở các khu vực, cải thiện và bình thƣờng hoá quan hệ với 22 nƣớc láng giềng có chung biên giới trên đất liền và trên biển. Tháng 12 năm 2005, chính phủ Trung Quốc công bố sách trắng về “Con đƣờng phát triển hòa bình của Trung Quốc” đƣợc coi là thông điệp gửi điệp gửi đến thế giới cam kết của Trung Quốc về quan hệ đối ngoại với phƣơng châm “cùng có lợi, cùng thắng, cùng phát triển” nhằm mục tiêu xây dựng “một thế giới hài hòa”, hòa bình lâu dài, cùng chung thịnh vƣợng,…; một thế giới dân chủ, công bằng, một thế giới thân thiện, một thế giới bao dung rộng lƣợng” [27]. Quan điểm về “xã hội hài hòa” trên đã làm củng cố lòng tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với Trung Quốc.

- Trung Quốc xác lập phƣơng châm thực hiện “một đất nƣớc hai chế độ” và hoà bình thống nhất với Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

Năm 1997, Hồng Kông trở về với Trung Quốc. Nhà nƣớc Trung Quốc duy trì chế độ kinh tế - xã hội hiện hành của Hồng Kông theo phƣơng châm “một nƣớc hai chế độ”. Tuyên bố chung Trung – Anh và luật cơ bản của Hồng Kông xác định: Về chính trị, ngoài quốc phòng và ngoại giao do chính phủ Trung Ƣơng phụ trách quản lý ra, Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông đƣợc hƣởng “quyền tự trị cao độ”, ngƣời Hồng Kông quản lý ngƣời Hồng Kông; về kinh tế, khu hành chính đặc biệt Hồng Kông vẫn độc lập tự chủ, duy trì chế độ kinh tế hiện hành, duy trì vị trí cảng tự do, khu thuế quan độc lập, bảo đảm chính sách tiền tệ, độc lập về tài chính, đồng đôla Hồng Kông tiếp

tục đƣợc lƣu hành. Những nguyên tắc của tuyên bố chung Trung – Anh và Luật cơ bản của Hồng Kông đƣa ra đƣợc xác định duy trì 50 năm cho đến năm 2047 không thay đổi.. Hồng Kông trở về với nội địa Trung Quốc đã làm những nhân tố chính trị ngoại giao trƣớc đây hạn chế quan hệ giữa hai bên dần dần mất đi. Giữa hai bên chuyển từ quan hệ ngoại giao thành quan hệ bên trong của một quốc gia. Quan hệ này ngày càng mật thiết nhƣ Tổng bí thƣ Giang Trạch Dân nói : Trung Quốc xã hội chủ nghĩa cần có một Hồng Kông tƣ bản chủ nghĩa cần có một Trung Quốc xã hội chủ nghĩa , không bên nào xa rời bên nào”. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm cho Hồng Kông ổn định và phát triển. Tính ổn định của chính sách đối với Hồng Kông đã khiến cho đầu tƣ của Hồng Kông vào nội địa không ngừng tăng lên. Năm 1997, FDI của Hồng Kông vào Trung Quốc chỉ đạt 6,8 tỷ USD nhƣng đến năm 2005 đã đạt 19,3 tỷ USD, Hồng Kông trở thành một trong những nhà đầu tƣ lớn nhất vào Trung Quốc.

Hồng Kông trở về với Trung Quốc thuận lợi đã mang lại sự mở đầu tốt đẹp cho phƣơng châm “một nƣớc hai chế độ”. Ngày 20/12/1999, Ma Cao trở về với Trung Quốc. Cũng nhƣ Hồng Kông, Ma Cao đƣợc giữ nguyên chế độ tƣ bản chủ nghĩa và phƣơng thức sinh hoạt kinh tế - xã hội không đổi trong 50 năm cho đến năm 2049. Hiện nay, Trung Quốc đang kiên trì phƣơng châm”một nƣớc hai chế độ” để tiếp tục đàm phán đƣa Đài Loan trở về với Trung Quốc.

Việc Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, và tƣơng lai là Đài Loan nhất thể hoá về mặt kinh tế trong khuôn khổ “một nƣớc hai chế độ” đã phá vỡ hàng rào ranh giới về sự khác biệt chế độ xã hội (xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa), tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ tự do, rộng mở, đặc biệt với các nƣớc theo chế độ tƣ bản chủ nghĩa.

Môi trƣờng pháp lý là yếu tố cơ bản của môi trƣờng đầu tƣ. Đồng thời, việc gia nhập WTO đã buộc Trung Quốc phải rà soát lại toàn bộ văn bản về đầu tƣ nƣớc ngoài cho phù hợp với các quy định của tổ chức này.

Khi xây dựng và sửa đổi pháp luật, pháp quy của các bộ, ngành, Trung Quốc lấy “bốn nguyên tắc làm nền tảng”, đó là “thống nhất pháp chế, minh bạch hóa, thẩm tra tƣ pháp và không phân biệt đối xử”. Nội dung của từng nguyên tắc là:

Nguyên tắc “thống nhất pháp chế” yêu cầu các văn bản pháp luật, điều lệ, quy tắc, pháp luật, chính sách từ Trung Ƣơng đến địa phƣơng, các vùng trong cả nƣớc phải thống nhất. Nguyên tắc này không cho phép thực hiện năm điều sau: Không cho phép vi phạm hiệp định WTO và quy phạm pháp luật đối ngoại của Trung Quốc; không cho phép các văn bản quy phạm pháp luật của địa phƣơng trái với quy phạm pháp luật của Trung Ƣơng; không cho phép mâu thuẫn lẫn nhau trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các tầng nấc khác nhau; không cho phép thực hiện không công bằng, không hợp lý, không thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên; không cho phép không giải quyết những vấn đề nêu trên.

Nguyên tắc minh bạch hoá : chỉ những văn bản quy phạm pháp luật đã công bố mới chấp hành và định kỳ công bố trên các báo, tạp chí đối ngoại.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử: mọi chính sách đƣợc chế định phải phù hợp với yêu cầu đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc của WTO.

Trên cơ sở các nguyên tắc đó, ngay sau khi gia nhập WTO Trung Quốc đã ban hành, sửa đổi các quy định hƣớng dẫn việc thực hiện Luật đầu tƣ hợp tác kinh doanh nƣớc ngoài ra đời năm 1979 nhƣ : Ban hành quy định trình sáp nhập và mua lại cho doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài (11/2001); Quy định của chính phủ về cho phép doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc mua doanh nghiệp Nhà nƣớc và chuyển nhƣợng cổ phần (1/2002); sửa đổi quy định hƣớng dẫn luật

liên doanh giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc (năm 2004).

Đến nay, 30 Vụ của Ủy ban Nhà nƣớc đã rà soát hơn 2300 bộ luật và quy định hiện hành. Trong đó, bãi bỏ 830 văn bản, sửa đổi 323 văn bản. Hơn 190000 văn bản luật, quy định của các cấp chính quyền đuộc hủy bỏ hoặc sửa đổi [18] . Đến cuối năm 2002, có ba luật liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sửa đổi, ban hành, đó là : Luật liên doanh nƣớc ngoài, Luật doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với nƣớc ngoài, Luật doanh nghiệp sở hữu nƣớc ngoài. Tức là mỗi loại hình đầu tƣ vào công nghiệp gia công có một luật quy định riêng, thể hiện mức độ chi tiết, chặt chẽ, cụ thể trong khung khổ pháp lý Trung Quốc.

Việc điều chỉnh luật và hƣớng dẫn thi hành luật ở Trung Quốc trong những năm qua, Trung Quốc đã tạo nên một hệ thống luật hoàn chỉnh, nhời đó quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu quản hơn trên cả nƣớc. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các nhà đầu tƣ không ngừng đổ về Trung Quốc từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Về kinh tế:

- Trung Quốc kiên định chủ trƣơng tập trung mọi nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế từ những năm 1998. Sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc luôn đạt trung bình 10%, Trung Quốc liên tục là quốc gia có tốc độ tăng trƣởng lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhƣ vậy đã tiếp tục củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tƣ về sự ổn định và vững mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

- Tận dụng tiềm lực thị trƣờng to lớn đi liền với quá trình tăng trƣởng kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc là nƣớc có dân số lớn nhất thế giới, đồng thời Trung Quốc đã cải thiện đáng kể thu nhập bình quân của ngƣời dân Trung

Quốc. Tính đến khi gia nhập WTO (2001), thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời dân Trung Quốc đạt gần 1000 tỷ đô la, thì đến năm 2008 con số này là 2770 đô la (tăng gấp 2,7 lần), với mức thu nhập cao nhƣ vậy cộng với số dân đông nhất thế giới, Trung Quốc là một thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ, hấp dẫn tất cả nhà đầu tƣ [13].

Về phát triển nguồn nhân lực : sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đẩy mạnh các chính sách phát triển nguồn nhân lực, bao gồm nguồn nhân lực từ nƣớc ngoài và nguồn nhân lực trong nƣớc:

- Với nguồn nhân lực từ nƣớc ngoài :

Nhà nƣớc Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút đông hơn giới doanh nhân, trí thức Hoa kiều trở về nƣớc làm việc. Các thành phố lớn (Thƣợng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh…) và một số địa phƣơng khác đã thực thi chế độ đãi ngộ, trả lƣơng cao theo trình độ, cấp nhà ở, bảo hiểm y tế, trợ cấp… cho những ngƣời Hoa từ nƣớc ngoài về nƣớc làm việc. Nhờ vậy, ngày càng có nhiều Hoa kiều đảm nhận chức vụ cao trong những lĩnh vực chủ chốt nhƣ tài chính, ngân hàng, các học viện, cơ quan nghiên cứu khoa học…Tại Bắc Kinh, Thƣợng Hải hay Thâm Quyến đã có hàng ngàn công ty, xí nghiệp do Hoa kiều thành lập và quản lý.

Trung Quốc thực thi chính sách bảo lƣu quyền định cƣ ở nƣớc ngoài cho các trí thức ngƣời Hoa về làm việc trong nƣớc. Hiện nay, Chính phủ cũng đang xem xét để cho ngƣời nƣớc ngoài có quyền cƣ trú vĩnh viễn tại đây. Các quy định này đƣợc coi là một trong những bƣớc đột phá về chính sách của Trung Quốc nhằm thu hút nhiều nhân tài Hoa kiều.

Hằng năm, nƣớc này tổ chức các cuộc họp mặt, giao lƣu giữa giới trí thức trong nƣớc với hàng ngàn ngƣời Hoa đang làm việc tại nƣớc ngoài. Thông qua họp mặt, Hoa kiều hiểu thêm về đất nƣớc, những chính sách cũng nhƣ cơ hội kinh doanh tại TQ.

- Với nguồn nhân lực trong nƣớc : Nếu nhƣ trong thế kỷ XX, tài nguyên thiên nhiên và lao động cơ băp là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển thì nay chìa khoá cho sự phát triển thuộc về chất lƣợng nguồn nhân lực. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàm lƣợng công nghệ trong sản phẩm ngày càng cao, do đó ngay cả với công nghiệp gia công, lao động cũng đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định mới thực hiện đƣợc. Ngoài ra, bên cạnh nâng cao trình độ ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các doanh nghiệp gia công, Trung Quốc cũng chú ý nâng cao trình độ cán bộ nhà nƣớc, đặc biệt cán bộ quản lý đầu tƣ vì họ là những ngƣời trực tiếp làm việc với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nƣớc ngoài.

Với ngƣời lao động: Trung Quốc rất chú trọng đầu tƣ cho ngành giáo dục, đào tạo (kinh phí đầu tƣ cho ngành giáo dục liên tục tăng, hiện chiếm khoảng 3,2% GDP của Trung Quốc, trong khi con số này ở Hàn Quốc chỉ là 2,6 %) [18].

Chính phủ đang đẩy mạnh việc cải cách, quản lý nguồn nhân tài và chuyên gia theo một cơ chế đánh giá và tuyển dụng mới tiên tiến hơn. Cơ chế tuyển dụng, bố trí công việc tại các cơ quan nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo hƣớng linh hoạt, thiết thực, công bằng: không ràng buộc hộ khẩu, có thể cộng tác thêm nơi khác để tăng thu nhập (miễn là không ảnh hƣởng đến công việc tại cơ quan)... Hệ thống tuyển dụng nhân sự đƣợc cải tiến rõ nét: chú trọng đến thực lực hơn là bằng cấp, thi tuyển công khai và khoa học, bố trí công việc phù hợp với sở trƣờng của từng cá nhân. Chính quyền địa phƣơng tại thành phố Thƣợng Hải hay Bắc Kinh thi hành chính sách đãi ngộ nhân tài không phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch.

Ngoài ra, chính phủ còn thành lập các viện nghiên cứu, quỹ hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát huy khả năng của họ; thực hiện chính sách khuyến khích các trí thức trẻ phát huy hết khả năng, sẵn sàng đề bạt họ

lên những chức vụ quan trọng nếu đủ khả năng (không còn dựa vào yếu tố thâm niên công tác thuần túy nhƣ trƣớc đây).

Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Trung Quốc đã cải thiện khá nhanh chóng cơ sở hạ tầng, tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tổ chức sản xuất trong nƣớc. Đối với những công trình trọng điểm Trung Quốc chủ động bỏ vốn ra xây dựng, những công trình còn lại Trung Quốc có sự phân cấp rất rõ ràng cho các điạ phƣơng kết hợp với các doanh nghiệp tƣ nhân thực hiện. Cho đến năm 2007, Trung Quốc đã xây dựng đƣợc hơn 80 nghìn km đƣờng sắt, hơn 15 nghìn km đƣờng bộ, trong đó 60% là đƣờng cao tốc, còn lại đa số đều là đƣờng xe hơi chuyên dụng cấp 1 và cấp 2; cải tảo sự dụng 220 nghìn km đƣờng vận tải đƣờng sông; xây dựng đƣợc hơn 30 cảng lớn, hơn 2000 cảng nhỏ; mở ra hơn 130 tuyến đƣờng biển để giao lƣu với 1500 bến cảng của hơn 165 nƣớc ở các khu vực khác nhau. Hàng không dân dụng Trung Quốc cũng đã mở ra gần 700 tuyến bay, trông đó khoảng 100 tuyến bay quốc tế với đƣờng bay dài hơn 1045 triệu, sử dụng nhiều máy bay chở khách cỡ lớn nhƣ máy bay Boeing 767, 757,747,737, MD 82… Về viễn thông, Trung Quốc đã xây dựng 65,4 nghìn trạm bƣu điện, với tuyến bƣu điện dài 5500 triệu km, đã đến 65,62 triệu máy điện thoại ở thành phố và nông thôn…. [2]

Về tình hình xã hội : Trong những năm 2001 đến nay, trong khi tình hình thế giới có nhiều biến động (chiến tranh ở Irag, Afganinstan, khủng bố ngày 11/9/2001, bạo động ở Thái Lan năm 2009 – 2010…), Trung Quốc vẫn luôn duy trì đƣợc tình hình xã hội ổn định. Với hệ thống luật pháp nghiêm minh, chính sách đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo nên dù diện tích lãnh thổ rất lớn (9,6 triệu km2), dân số đông nhất thế giới (gần 1,4 tỷ ngƣời) nhƣng Trung Quốc ít xảy ra các cuộc bạo động, hoà bình đƣợc giữ vững. Nhờ đó,

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)