Nội dung cơ bản của chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 44)

- Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các đối tƣợng và

2.1.1. Nội dung cơ bản của chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO

công của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO

Từ khi bắt đầu đổi mới, với chủ trƣờng sử dụng lợi thế so sánh để tham gia vào phân công lao động quốc tế, lấy đó làm trung gian mở cửa, hợp tác với bên ngoài, công nghiệp gia công đƣợc Đảng và nhà nƣớc Trung Quốc đặc biệt chú trọng qua việc ban hành nhiều chính sách khuyến khích nhƣ:

2.1.1.1. Chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gia công hàng hóa ở Trung Quốc.

Sau khi cải cách 1978, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống các chính sách ƣu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp nƣớc ngoài gia công hàng hóa tại Trung Quốc, bao gồm các chính sách quy định cụ thể nhƣ sau:

Một là, chính sách ƣu đãi về tài chính và nguyên nhiên liệu bao gồm: - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia công có đủ ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu nguyên vật liệu bằng cách đƣa nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp này vào kế hoạch chi tiêu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng năm của nhà nƣớc.

- Kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc cho gia công không cần thông qua kế họach cân đối vật tƣ hiện hành

- Nhà nƣớc đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu trong nƣớc, nhiên liệu và điện năng cho các doanh nghiệp gia công

Hai là, chính sách ƣu đãi về thuế mang tính bảo hộ:

- Ƣu đãi về kỳ hạn kinh doanh đối với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài gia công hàng hóa: nếu kỳ hạn kinh doanh trên 10 năm, tính từ năm bắt đầu

có lãi, năm thứ nhất và năm thứ hai đƣợc miễn thuế thu nhập, từ năm thứ ba đến năm thứ năm đƣợc miễn 50%.

- Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tƣ : Hành vi tái đầu tƣ là ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài dùng số lợi nhuận thu đƣợc của xí nghiệp để tái đầu tƣ trực tiếp cho doanh nghiệp đó, hoặc đầu tƣ xây dựng doanh nghiệp khác. Để thu hút tái đầu tƣ, Trung Quốc đã có chính sách đãi ngộ rất hấp dẫn: nếu kỳ hạn kinh doanh lớn hơn 5 năm thì đƣợc trả lại 40% thuế thu nhập đã nộp đối với phần tái đầu tƣ. Riêng đối với những doanh nghiệp đầu tƣ cho các xí nghiệp gia công xuất khẩu thì có thể đƣợc trả lại toàn bộ số thuế thu nhập đối với phần tái đầu tƣ…

- Khi nhập khẩu những vật tƣ phục vụ sản xuất gia công xuất khẩu đƣợc miễn thuế hải quan. Trong ngành công nghiệp dệt: Trung Quốc đã loại bỏ các loại thuế hạn chế xuất khẩu, loại bỏ sự quản lý giấy phép hạn ngạch nhập khẩu lông cừu, bông xơ, sợi hoá học, tiến hành đồng bộ giảm thuế quan nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt. Trong ngành sản xuất đồ điện gia dụng, điện tử, Trung Quốc giảm thuế suất thuế nhập khẩu các linh kiện máy móc công trình, linh kiện hệ thống điều khiển quá trình công nghiệp, linh kiện máy photocopy, linh kiện thiết bị biến thế, linh kiện máy thƣờng dùng, vật liệu dùng cho thiết bị phát điện…

Thực chất những ƣu đãi về thuế trên là biện pháp nhà nƣớc Trung Quốc trợ giá cho hàng hoá gia công, giúp doanh nghiệp nƣớc ngoài giảm chi phí sản xuất, từ đó làm cho hàng hóa gia công tại Trung Quốc có giá thành rẻ hơn nhiều hàng hóa cùng loại gia công tại các nƣớc khác.

Nhờ những chính sách ƣu đãi về thuế, lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI đổ vào Trung Quốc liên tục tăng qua các năm. Năm 1980 lƣợng lƣợng vốn FDI cam kết vào Trung Quốc là 0,062 tỷ USD, năm 1983 là 0,096 USD, năm 1996 là 40,18 tỷ [6,129], con số này năm 2001 là 54 tỷ USD (bằng 1/3 FDI của Mỹ [18]. Hầu hết trong số đó đƣợc đầu tƣ cho công nghiệp gia công.

2.1.1.2. Chính sách tạo lập môi trường đâu tư

- Để tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, Trung Quốc đã xây dựng Bộ Luật đầu tƣ hợp tác giữa Trung Quốc với nƣớc ngoài ban hành ngày 1/7/1979. Bộ luật này đã đặt nền móng cho hoạt động gia công ở Trung Quốc. Nội dung chủ yếu của bộ luật bao gồm: thừa nhận các doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc với nƣớc ngoài là pháp nhân Trung Quốc, chịu sự quản lý và bảo vệ của pháp luật Trung Quốc; quy định phƣơng thức góp vốn có thể bằng hàng hóa, các công trình kiến trúc, nhà xƣởng, máy móc thiết bị, bản quyền công nghệ sản xuất; quy định kỹ thuật mà doanh nghiệp tiếp thu quy định vận tƣ phục vụ sản xuất xuất khẩu; quy định về thời hạn liên hợp tác.

- Trung Quốc tiến hành cải tạo xây dựng, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng từ các khoản tiết kiệm trong nƣớc đồng thời dựa vào nguồn vốn vay của nƣớc ngoài.

2.1.1.3. Chính sách mở rộng địa bàn thu hút đầu tư, đa dạng hóa loại hình đầu tư và chủ thể đầu tư

* Chính sách mở rộng địa bàn thu hút đầu tư qua các đặc khu kinh tế

Đất nƣớc Trung Quốc đƣợc chia làm ba vùng : vùng ven biển, vùng giữa, vùng cao, mỗi vùng có đặc điểm địa lý khác nhau. Phần lớn đƣờng biên giới lục địa nằm trong vùng núi cao hiểm trở trong khi đƣờng bờ biển phía đông lại mở ra Thái Bình Dƣơng với các cảng nằm rải rác từ bắc xuống nam. Vì điều kiện địa lý ở các vùng khác nhau nhƣ vậy nên khi mở cửa đất nƣớc năm 1978 Trung Quốc đã không đồng loạt mở cửa tất cả các vùng trong đất nƣớc, mà thực hiện phƣơng châm của ông Đặng Tiểu Bình là “Dò đá qua sông” : mỗi một hành động trƣớc khi thực hiện rộng rãi phải đƣợc xem xét kỹ và thử nghiệm ở một số vùng trƣớc , nhƣ̃ng vùng giàu có lên trƣớc thúc đẩy và giúp đỡ những vùng giàu có lên sau , cuối cù ng thƣ̣c hiê ̣n cùng giàu có , để toàn thể nhân dân đƣợc chia sẻ thàn h quả của công cuô ̣c cải cách mở cƣ̉a . Những vùng này đƣợc gọi là các đặc khu kinh tế.

Trong tất cả các vùng trong đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc đã chọn vùng ven biển làm nơi xây dựng các đặc khu kinh tế trƣớc. Cả năm

đặc khu kinh tế của Trung Quốc: Thâm Quyến, Sán đầu, Hải Nam, Hạ môn, Chu Hải đều đƣợc xây dựng ở khu vực này. Trong đó, mỗi đặc khu thu hút những ƣu thế trong thu hút FDI từ những nƣớc khác nhau. Đặc khu Thâm Quyến (tại phía nam Trung Quốc, thuộc tỉnh Quảng Đông) với đặc điểm có đƣờng biên giới phía nam giáp với Hồng Kông (cách Hồng Kông nửa giờ đi tàu thủy qua sông Thâm Quyến) nên chủ yếu thu hút FDI từ Hồng Kông. Đặc khu Chu Hải (tại phía nam thành phố Chu Hải, đông nam tỉnh Quảng Đông) chủ yếu thu hút FDI từ Macao do có biên giới phía nam nằm sát cạnh quốc gia này. Đặc khu Sán Đầu (tại phía đông thành phố Sán Đầu, thuộc tỉnh Quảng Đông) là quê hƣơng của một số lớn ngƣời Hoa, Hoa kiều sinh sống tại Hồng Kông nên có thế mạnh trong thu hút FDI từ Hồng Kông, Đài Loan và các nƣớc Đông Á nhƣ Singapo, Thái Lan… Đặc khu Hạ Môn (tại đảo Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến) cách Đài Loan 156 hải lý, cách Hồng Kông 287 hải lý nên có thể thu hút FDI từ cả Hồng Kông, Đài Loan. Đặc khu kinh tế Hải Nam (tại đảo Hải Nam, đặc khu lớn nhất) có đƣờng biển gần nhất nối Trung Quốc với Châu Âu, Châu Phi, châu Đại Dƣơng, là điểm giao hội ở vị trí cực nam nên là đầu mối giao thông đƣờng không, đƣờng biển, đƣờng bộ giữa các châu lục nên đặc biệt có thế mạnh trong thu hút FDI từ EU và Hoa Kỳ.

Để thu hút FDI vào các đặc khu kinh tế, Trung Quốc đã ban hành các chính sách ƣu đãi thuế đặc biệt nhƣ : khi hoạt động tại các đặc khu, các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài chịu mức thuế thu nhập 15%, trong khi con số đó ở những nơi khác là là 24%. Sau thời gian đƣợc miễn, giảm thuế, các doanh nghiệp xuất khẩu trên 70% sản phẩm sản xuất tại đặc khu chỉ phải chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu từ 0% đến 10% [2] . Nếu sản phẩm của các doanh nghiệp tiêu thụ trong đặc khu sẽ đƣợc miễn tất cả các loại thuế gián thu khác.

Nhờ những chính sách đó mà từ khi hình thành, các đặc khu kinh tế luôn là những nơi thu hút FDI chủ yếu của Trung Quốc. Trƣớc khi gia nhập WTO, tới 96% FDI Trung Quốc thu đƣợc là từ các đặc khu kinh tế.

Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tới đây thành lập nhiều loại hình doanh nghiệp gia công, bao gồm:

- Doanh nghiệp liên doanh: giữa chủ thể kinh tế nƣớc ngoài với chủ thể kinh tế Trung Quốc cùng đầu tƣ kinh doanh, đƣợc phép trở thành pháp nhân theo pháp luật hiện hành. Hợp tác gia công theo hình thức này, cách thức góp vốn của các chủ thể rất đa dạng, phía Trung Quốc có thể góp vốn bằng đất đai, nhà xƣởng…, phía nƣớc ngoài góp vốn bằng thiết bị nhà xƣởng, bản quyền công nghệ…

- Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh: hình thức đầu tƣ này thực chất là hợp doanh theo kiểu hợp đồng. Phía doanh nghiệp nƣớc ngoài thuê một doanh nghiệp Trung Quốc gia công sản phẩm, hai bên vẫn là chủ thể kinh tế độc lập, không đƣợc phép thành lập pháp nhân mới.

- Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài: là doanh nghiệp toàn bộ vốn do chủ ngoại đầu tƣ từ đầu, trở thành pháp nhân Trung Quốc.

Cả ba loại hình đầu tƣ trên đều đƣợc thực hiện qua kênh đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI. Mặc dù Trung Quốc khuyến khích tất cả các loại hình đầu tƣ, nhƣng trong thời gian đầu sau cải cách, với mục đích kiểm tra, thăm dò tình hình, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu thực hiện đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh.

* Chính sách đa dạng hóa chủ đầu tư

Trung Quốc thực hiện chính sách khuyến khích nhiều đối tƣợng đầu tƣ khác nhau, gồm:

Chính sách khuyến khích đầu tư đối với Hoa kiều và người Hoa

Trung Quốc rất muốn đƣợc tiếp cận với vốn, kỹ thuật và bí quyết sản xuất của ngƣời Hoa và Hoa kiều, họ sẽ là những ngƣời trung gian tốt nhất để giúp Trung Quốc mở cửa ra bên ngoài, là cầu nối để Trung Quốc mở rộng thƣơng mại, đầu tƣ với thế giới. Loại hình hợp tác đầu tƣ xoay quanh đặc điểm dân tộc, truyền thống văn hoá chung này có sức sống mãnh liệt và có

tiềm lực rất to lớn, tạo nên sự khác biệt lớn của các nhà đầu tƣ ngƣời Hoa và Hoa kiều vào Trung Quốc so với các nhà đầu tƣ khác trên thế giới.

Vì vậy, chính phủ Trung Quốc ngay từ khi đổi mới đã đặc biệt chú trọng đến các chính sách thu hút FDI vào công nghiệp gia công của cộng đồng ngƣời Hoa và Hoa kiều ở nƣớc ngoài nhƣ:

- Các doanh nghiệp Hoa kiều về nƣớc đầu tƣ hai năm đầu đƣợc miễn thuế, ba năm sau giảm một nửa.

- Các doanh nghiệp Hoa kiều nhập khẩu các thiết bị máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, linh kiện rời, linh kiện phụ kiện, linh kiện đồng bộ, xe cộ dùng trong sản xuất cũng nhƣ các phƣơng tiện giao thông và đồ dùng trong sinh hoạt với số lƣợng hợp lý đƣợc miễn nộp thuế quan nhập khẩu, thuế thống nhất công thƣơng, miễn giấy phép nhập khẩu.

Nhờ những chính sách trên, từ khi sau khi cải cách, ngƣời Hoa và Hoa Kiều luôn luôn là các nhà đầu tƣ lớn nhất của Trung Quốc. Trong lƣợng FDI đầu tƣ vào Trung Quốc có tới khoảng 75% là của ngƣời Hoa và Hoa kiều ở nƣớc ngoài, phần lớn trong số đó đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh gia công hàng hóa [31].

Chính sách khuyến khích đầu tư với các TNCs và các nước tư bản lớn Lý do có sự khuyến khích với đối tƣợng này là vì các TNCs, các nƣớc tƣ bản phát triển có tiềm lực to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý. Hợp tác với họ sẽ giúp Trung Quốc tiếp thu đƣợc những tiến bộ kỹ thuật , cách thức tổ chức sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới. Để thu hút đối tƣợng này, Trung Quốc đã nỗ lực mở rộng quan hệ đối ngoại với Châu Âu và Hoa kỳ; đồng thời cho phép TNCs và các nƣớc tƣ bản lớn đầu tƣ gia công hàng hóa dƣới hình thức hợp tác liên doanh với doanh nghiệp trong nƣớc.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)