Quan điểm định hướng phát triển công nghiệp gia công của Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 59)

- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ

2.2.1. Quan điểm định hướng phát triển công nghiệp gia công của Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Để định hƣớng cho những điều chỉnh trong chính sách phát triển công nghiệp gia công hậu WTO, Đảng cộng sản Trung Quốc đã có những quan điểm chỉ đạo sau:

- Báo cáo của Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2002) nhấn mạnh : để hoàn thành về cơ bản công nghiệp hoá đất nƣớc đến năm 2020, Trung Quốc sẽ đi theo con đƣờng công nghiệp hoá kiểu mới”. Đây là quyết sách chiến lƣợc trọng đại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra trong giai đoạn phát triển mới nhằm xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đẩy nhanh hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Nội dung con đƣờng công nghiệp hoá kiểu mới đƣợc Đại hội chỉ rõ: “…đi con đƣờng công nghiệp hoá kiểu mới có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao, hiệu quả kinh tế tốt, tiêu hao nguồn lực thấp, ít ô nhiễm môi trƣờng, phát huy đầy đủ ƣu thế về nguồn nhân lực” [25].

Con đƣờng công nghiệp hoá kiểu mới trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc bao hàm một nội dung rất phong phú và có ý nghĩa chỉ đạo to lớn. Muốn có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao, phải đẩy nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ và phổ biến ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Để có hiệu quả kinh tế tốt là phải chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm và thích ứng với những thay đổi của thị trƣờng, phân bổ hợp lý các nguồn lực. Tiêu hao nguồn lực thấp nghĩa là phải nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng, nguyên vật liệu, giảm lƣợng chiếm dụng và tiêu hao nguồn lực, ít ô nhiễm môi trƣờng, có nghĩa là phải mở rộng sản xuất sạch, sản xuất văn minh, phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp bảo vệ môi trƣờng. Phát huy triệt để ƣu thế về nguồn nhân lực nghĩa là phải nâng cao trình độ của lực lƣợng lao động và tận dụng điều kiện giá lao động rẻ để tham gia sâu, rộng vào phân công lao động quốc tế .

Qua nội dụng nghị quyết có thể thấy định hƣớng của Đảng cộng sản Trung Quốc sau khi gia nhập WTO vẫn là tiếp tục phát triển công nghiệp gia

công, nhƣng nếu nhƣ trong cải cách (1978), Đảng cộng sản Trung Quốc hƣớng công nghiệp gia công phát triển về quy mô, theo chiều rộng – phát triển các lĩnh vực gia công truyền thống nhƣ dệt may, da giầy, thì sau khi gia nhập WTO, họ hƣớng tới phát triển công nghiệp gia công về chất lƣợng, theo chiều sâu – phát triển các lĩnh vực gia công có giá trị, hàm lƣợng kỹ thuật cao, thân thiện với môi trƣờng.

- Văn kiện đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc cũng khẳng định: “ phạm vi thị trƣờng lớn hơn, lĩnh vực rộng hơn, tầng thứ cao hơn trong cạnh tranh quốc tế bằng cách phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế, củng cố thị trƣờng truyền thống, khai thác thị trƣờng mới và ra sức mở rộng xuất khẩu” [25]. Để thực hiện mục tiêu đó, Trung Quốc đã đề ra hàng loạt chiến lƣợc nhƣ là các chiến lƣợc “bổ khuyết” – tức là thâm nhập những khoảng trống chƣa đƣợc khai thác trên thị trƣờng hiện tại, chiến lƣợc “cát cứ” – củng cố vị trí trên thị trƣờng đã chiếm lĩnh, và chiến lƣợc “nhen nhóm” – từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng mới.

Trƣớc khi gia nhập WTO, đối tác thuê gia công của Trung Quốc chủ yếu là doanh nghiệp các nƣớc Châu Á. Theo chủ trƣơng trên của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì sau khi tham gia WTO, Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố các thị trƣờng này, đồng thời mở rộng sang thị trƣờng EU và Mỹ.

- Trƣớc khi gia nhập WTO, chính sách ƣu đãi về thuế mang tính bảo hộ đối với công nghiệp gia công đã có những tác động tiêu cực, khiến cho ngành công nghiệp này phát triển không bền vững, lƣợng FDI vào công nghiệp gia công sụt giảm trong những năm cuối thế kỷ XX. Thêm vào đó, sau khi gia nhập WTO, với yêu cầu xóa bỏ bảo hộ của tổ chức này, chính sách ƣu đãi trên cũng không đƣợc phép thực hiện.

Vì vậy, sau khi gia nhập WTO, Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trƣơng xóa bỏ bảo hộ, chuyển công cụ thu hút FDI vào công nghiệp gia công sang

các yếu tố bền vững nhƣ môi trƣờng đầu tƣ, hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, để phát triển khoa học công nghệ và tạo điều kiện cho những vùng khó khăn phát triển, Trung Quốc chủ trƣơng vẫn áp dụng một số biện pháp bảo hộ hợp lý công nghiệp gia công trình độ cao và công nghiệp gia công ở miền Trung và miền Tây. Điều này không vi phạm quy tắc WTO vì các quy định của WTO đều cho phép các nƣớc có thể thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp lý với các lĩnh vực quan trọng của đất nƣớc.

- Một vấn đề khó khăn và nan giải trong đời sống kinh tế - xã hội Trung Quốc trƣớc khi gia nhập WTO là tình trạng chênh lệch thu nhập quá lớn giữa ba khu vực miền Đông, miền Trung và miền Tây. Đây không chỉ là vấn đề liên quan trực tiếp đến tiến trình hiện đại hoá toàn bộ đất nƣớc, mà còn ảnh hƣởng đến đời sống chính trị, cục diện đoàn kết dân tộc và biên giới của Trung Quốc.

Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tận dụng cơ hội WTO mang lại, Trung Quốc đã xây dựng chiến lƣợc phát triển khu vực miền Tây. Trong nội dung chiến lƣợc có nội dung phát triển công nghệ cao ở miền Đông, chuyển một phần công nghiệp gia công về miền Tây và miền Trung để giải quyết khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân ở khu vực này. Đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc (2002) : Nhà nƣớc phải ủng hộ khu vực miền Tây về các hạng mục đầu tƣ, chính sách thuế, chỉ tiêu tài chính, từng bƣớc xây dựng nguồn vốn phát triển miền Tây lâu dài, ổn định. Bên cạnh đó, cũng tại đại hội này, các nhà lãnh đạo chỉ ra rằng, các khu vực khác, đặc biệt là khu vực miền Đông, vùng kinh tế ven biển và các đặc khu kinh tế phải có trách nhiệm hỗ trợ mạnh mẽ với chƣơng trình phát triển miền Tây. Tăng cƣờng giao lƣu, hợp tác kinh tế giữa ba khu vực miền Đông, miền Trung, miền Tây, bổ sung ƣu thế cho nhau cùng phát triển.

Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản nhƣ trên, nhà nƣớc Trung Quốc đã có ban hành các chính sách phát triển công nghiệp gia công sau khi gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)