Bài học kinh nghiệm từ những thành tựu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 93)

- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ

2.3.1.Bài học kinh nghiệm từ những thành tựu

* Phải nhất quán trong quan điểm, chiến lƣợc hƣớng ngoại, chiến lƣợc phát triển kinh tế từ đó đánh giá đúng vai trò của công nghiệp gia công đối với nền kinh tế và với quá trình hội nhập quốc tế.

Thành công của công nghiệp gia công Trung Quốc trƣớc hết xuất phát từ sự thống nhất nhận thức và đánh giá đúng vai trò của công nghiệp gia công. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ ông Giang Trạch Dân và bây giờ là ông Hồ Cẩm Đào đều thống nhất, kiên định với đƣờng lối hƣớng ngoại, mở cửa với

bên ngoài của ông Đặng Tiểu Bình nêu ra từ những năm 1978 đó là “lợi dụng sự phân công quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực để tham gia hợp tác, cạnh tranh quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, nhập kỹ thuật tiên tiến là con đƣờng ngắn nhất đẩy nhanh sự phát triển kinh tế”. Nhờ nhất quán chủ trƣơng này nên trong các thời kỳ kể cả trƣớc khi gia nhập WTO và sau khi gia nhập WTO, công nghiệp gia công luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc chủ trƣơng phát triển thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của nền kinh tế, các chính sách phát triển công nghiệp gia công luôn đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình đất nƣớc. Chính nhờ vậy, công nghiệp gia công Trung Quốc đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣ trong thời gian qua, đóng góp to lớn vào thành công của nƣớc Trung Quốc ngày nay.

* Phải linh hoạt trong điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp gia công để thích ứng nhanh chóng với các quy tắc của WTO

Để chuẩn bị cho tình hình mới hậu WTO, chính phủ Trung Quốc đã biết “cân, đo, đong đếm” thực tiễn để đƣa ra chính sách thích hợp, liên tục sửa đổi điều chỉnh chính sách thu hút FDI vào công nghiệp gia công. Sau khi gia nhập WTO, nhận thấy những chính sách bảo hộ, ƣu đãi với công nghiệp gia công nhƣ trƣớc vi phạm quy tắc của WTO, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển hƣớng từ những chính sách ƣu đãi về thuế sang thực hiện những chính sách phù hợp với WTO nhƣ: hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với bối cảnh mới với mức độ chi tiết, cụ thể, minh bạch ngày càng cao.

Sự linh hoạt còn đƣợc thể hiện trong chính sách phát triển công nghệ gia công trình độ cao, thân thiện với môi trƣờng. Để thích ứng với tình hình mới khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc đã chuyển biện pháp hạn chế công nghệ lạc hậu vào nội địa bằng hàng rào thuế quan sang sử dụng hàng rào tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn môi trƣờng và công cụ pháp lý. Đồng thời

nhanh chóng điều chỉnh phƣơng hƣớng đầu tƣ, xác định rõ danh mục các ngành – vùng – lĩnh vực gia công khuyến khích đầu tƣ hậu WTO để cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài thấy rõ định hƣớng đầu tƣ của mình và để các cơ quan chức năng của nhà nƣớc có những chính sách ứng xử phù hợp với các nhà đầu tƣ.

Trung Quốc cũng đã linh hoạt chuyển từ chính sách thu hút chế tạo toàn bộ sang thu hút kỹ thuật từng phần, làm cho Trung Quốc càng tham gia sâu hơn vào phân công lao động quốc tế, biến mình thành một mắt xích không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.

* Phải biết vận dụng các nguyên tắc của WTO một cách hợp lý, tận dụng tƣ cách thành viên WTO của mình (là nƣớc đang phát triển) để dành thế thuận lợi hơn trong trật tự thƣơng mại đa biên. Trung Quốc đã tận dụng tƣ cách này để duy trì các bảo hộ đƣợc phép cho lĩnh vực công nghiệp gia công công nghệ cao và công nghiệp gia công ở miền Trung, miền Tây nhƣ vẫn áp dụng chính sách ƣu đãi đối với các dự án sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, các dự án sử dụng nhiều lao động ở miền Trung, miền Tây.

* Phải tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của những ngƣời dân yêu nƣớc đang sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài, khuyến khích họ đƣa cơ sở sản xuất về nƣớc.

Hơn 60 triệu ngƣời Hoa và Hoa kiều trên thế giới với tiềm lực kinh tế, chất xám và tinh thần hƣớng về tổ tiên cội nguồn là một lợi thế vô song mà Trung Quốc có đƣợc. Chính phủ Trung Quốc đã biết khéo léo khơi gợi cội nguồn, động viên ƣu đãi với lực lƣợng này trong suốt nhiều năm qua. Vì thế ngƣời Hoa và Hoa kiều sẵn sàng góp công, góp của, thậm chí nhiều lúc không tính toán lợi nhuận khi đầu tƣ về Đại Lục, phục vụ cho sự nghiệp chấn hƣng kinh tế quê nhà. Một số lƣợng lớn các xí nghiệp gia công của Trung Quốc hiện nay là do ngƣời Hoa và Hoa kiều làm chủ.

* Phải có những chính sách độc đáo, riêng biệt mà những nƣớc khác chƣa có hoặc làm chƣa tốt.

Sự tiên phong và độc đáo trong chính sách là một nguyên nhân quan trọng khiến công nghiệp gia công Trung Quốc đạt đƣợc những bƣớc phát triển vƣợt bậc trong các giai đoạn nói chung và giai đoạn hậu WTO nói riêng. Điển hình là khi muốn mở rộng địa bàn thu hút FDI, Trung Quốc đã rất chủ động và khác biệt khi đƣa ra định hƣớng “dò đá qua sông” với chính sách phát triển các đặc khu kinh tế. Ban đầu, Trung Quốc thí điểm mở các đặc khu kinh tế với các chính sách ƣu đãi đặc biệt ở những vùng ven biển có điều kiện tự nhiên, vận chuyển hàng hoá thuận tiện, sau đó mở rộng sang các vùng khác trong cả nƣớc.

Chính sách “đổi thị trƣờng lấy công nghệ” – lấy thế mạnh của mình đổi lấy thế mạnh của ngƣời khác cũng là chính sách rất độc đáo. Chính sách này đã tác động mạnh mẽ ngay lập tức đến các nhà đầu tƣ vì họ nhìn thấy ngay ngƣồn lợi có đƣợc từ thị trƣờng rộng lớn gần 1,4 tỷ dân của Trung Quốc.

Một chính sách rất riêng nữa của Trung Quốc không thể không nói đến là chính sách cho phép các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) thí nghiệm ứng dụng nghiên cứu của mình ở các xí nghiệp trong nƣớc. Thông thƣờng các quốc gia chỉ hƣớng đến hợp đồng gia công các sản phẩm đã có thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế, nhƣng Trung Quốc lại có hƣớng đi khác. Không chỉ chú trọng đến các sản phẩm đã có thƣơng hiệu, Trung Quốc còn thu hút các hợp đồng gia công các sản phẩm còn đang đƣợc các TNCs nghiên cứu. Chính chính sách này đã nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung Quốc so với các cƣờng quốc gia công khác, khiến các TNCs Mỹ và phƣơng Tây chuyển các công xƣởng sản xuất về Trung Quốc.

* Phải chủ động, mềm dẻo trong những chính sách phát triển công nghiệp gia công ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa

Điều này đƣợc thể hiên rõ nhất trong các chính sách mà Trung Quốc áp dụng cho miền Trung và miền Tây : chính sách giao quyền cho các địa phƣơng tự quyết định đối với các dự án gia công nhỏ hơn 30 triệu nhân dân tệ; chính sách nới rộng lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ so với các vùng khác, chính sách hỗ trợ tiền tệ qua các khoản tín dụng ƣu đãi, chính sách tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục đào tạo, kiên cố hóa trƣờng lớp….

Ngoài ra, sự chủ động, mềm dẻo còn đƣợc thể hiện trong chính sách xã hội hoá trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền Tây và miền Trung. Nhà nƣớc Trung Quốc chỉ tập trung đầu tƣ cho những công trình trọng điểm, những công trình quy mô vừa và nhỏ thì chủ động giao quyền đầu tƣ cho điạ phƣơng và các doanh nghiệp tƣ nhân trong vùng.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 93)