- Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các đối tƣợng và
1.2.3. Nhiệm vụ của chính sách phát triển công nghiệp gia công cuả Trung Quốc
Trung Quốc
Chính sách phát triển công nghiệp gia công Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.2.3.1. Nâng cao hiệu quả và quy mô của công nghiệp gia công gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội
Nhƣ đã phân tích ở trên, phát triển công nghiệp gia công chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế khổng lồ cho Trung Quốc, những lợi ích kinh tế này là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc tăng trƣởng.
Ngoài lợi ích kinh tế, phát triển công nghiệp gia công còn giúp Trung Quốc giải quyết hàng loạt các vấn đề khó khăn trong xã hội nhƣ:
- Giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời lao động trình độ thấp – bộ phận chiếm phần lớn trong lực lƣợng lao động ở Trung Quốc, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Đây là lợi ích quan trọng, riêng biệt của công nghiệp gia công, các lĩnh vực công nghiệp khác không thể thực hiện đƣợc.
- Đa số ngƣời ở độ tuổi lao động chƣa có việc làm ở Trung Quốc tập trung ở nông thôn, vì vậy, phát triển công nghiệp gia công ở nông thôn sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các vùng, miền, tạo nên sự phát triển đồng đều trong cả nƣớc.
- Ngành nông nghiệp Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp gia công phát triển góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hợp lý: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từ đó thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Góp phần nhất định vào việc phát triển trình độ khoa học kĩ thuật trong nƣớc. Gia công giúp các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận đƣợc với kĩ thuật
công nghệ hiện đại và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nƣớc ngoài. Nhờ đó rút ngắn khoảng cách tụt hậu công nghệ so với thế giới, đồng thời nâng cao sức sản xuất trong nƣớc, tăng năng suất lao động, phát triển lực lƣợng sản xuất.
- Tạo điều kiện cho dân chúng trong nƣớc đƣợc tiêu dùng các sản phẩm chất lƣợng tốt, giá rẻ. Hầu hết các nhà đầu tƣ đến Trung Quốc đều muốn chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn này. Vì vậy, hàng hóa gia công ở Trung Quốc đều đƣợc cung ứng ra thị trƣờng trong nƣớc, dân chúng nhờ vậy đƣợc đa dạng hóa trong tiêu dùng, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao.
Vì vậy, trong các chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc ngoài những chính sách giúp doanh nghiệp gia công mở rộng thị trƣờng, gia tăng lợi nhuận nhƣ nhóm chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào công nghiệp gia công, cần có những chính sách hƣớng tới giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ nhóm chính sách phát triển công nghiệp gia công ở những vùng nông thôn, miền núi….
1.2.3.1. Điều tiết, quản lý công nghiệp gia công Trung Quốc
Bên cạnh những tác động tích cực, công nghiệp gia công cũng có những tác động tiêu cực đến Trung Quốc, đó là:
- Để duy trì khả năng cạnh tranh và giữ gìn tài sản của mình, doanh nghiệp nƣớc ngoài chủ yếu chỉ thuê gia công những công đoạn sản xuất đơn giản, do đó nếu để công nghiệp gia công phát triển tự nhiên thì Trung Quốc chỉ tiếp thu đƣợc công nghệ trình độ thấp và đã lạc hậu hơn so với các nƣớc phát triển. Trung Quốc sẽ luôn chậm hơn một bƣớc, không bao giờ “đuổi kịp” trình độ công nghệ của thế giới.
- Mặt khác, để tiết kiệm chi phí và sử dụng công nghệ trình độ không cao nên doanh nghiệp gia công thƣờng có lƣợng xả thải lớn, gây ô nhiễm môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi
trƣờng sống của nhân dân và của thế hệ tƣơng lai, làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững.
Từ những phân tích trên cho thấy công nghiệp gia công đem lại rất nhiều lợi ích cho Trung Quốc nhƣng cũng làm nảy sinh không ít vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, trong hệ thống các chính sách phát triển công nghiệp gia công, bên cạnh các chính sách phát huy tối đa các lợi ích, Trung Quốc cũng cần ban hành các chính sách điều tiết, quản lý để giảm thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực của ngành công nghiệp này đến xã hội nhƣ nhóm chính sách phát triển công nghiệp gia công trình độ cao, thân thiện với môi trƣờng.
Nhận thức đƣợc điều đó, từ những năm 1979, chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách kinh tế để phát triển và quản lý công nghiệp gia công. Những chính sách này liên tục đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đặc biệt, để chuẩn bị cho quá trình gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và nhất là sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách mới để phát triển công nghiệp gia công cho phù hợp với điều kiện hậu WTO, tạo đà cho sự phát triển một đất nƣớc Trung Quốc hùng mạnh về kinh tế.
CHƢƠNG 2