Tiềm năng và lợi thế của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp gia công

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 30 - 36)

- Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các đối tƣợng và

1.2.2. Tiềm năng và lợi thế của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp gia công

Trung Quốc.

Ngày 11/12/2001, Trung Quốc đƣợc chính thức công nhận là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization – WTO). Việc gia nhập WTO là bƣớc ngoặt quan trọng tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển công nghiệp gia công, đồng thời cũng đặt ra cho ngành công nghiệp này không ít thách thức. Trƣớc tình hình đó, Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc đã có những thay đổi trong chính sách phát triển công nghiệp gia công để ngành công nghiệp này có thể phát triển theo chiều sâu, giữ vững đƣợc thế mạnh trong nền kinh tế.

1.2.2. Tiềm năng và lợi thế của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp gia công nghiệp gia công

Thiên nhiên và con ngƣời đã ban tặng cho Trung Quốc những tiềm năng và lợi thế to lớn để phát triển công nghiệp gia công mà không nhiều quốc gia có đƣợc. Những tiềm năng, lợi thế cơ bản có thể kể tới là:

Trung Quốc từ lâu đã đƣợc biết tới là nƣớc có dân số đông đứng vào hàng đầu của thế giới. Tính tới năm 2009, dân số của Trung Quốc là 1,4 tỷ dân – dân số cao nhất thế giới, với số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 2/3 dân số [34] . Với lực lƣợng lao động hùng mạnh nhƣ vậy, hàng năm Trung Quốc cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho sản xuất và lƣu thông, đảm bảo nhân lực cho phát triển kinh tế. Phần đông trong số đó tập trung ở vùng nông thôn, có trình độ trung bình và thấp. Năm 1979, lao động có trình độ thấp chiếm 85,7% dân số Trung Quốc, đến nay (2009) con số này đã giảm nhƣng vẫn ở mức cao là 65,4%. [27]. Nếu nhƣ với những ngành công nghiệp khác trình độ lao động thấp là một trở ngại thì với ngành công nghiệp gia công lại không phải nhƣ vậy. Với những lĩnh vực công nghiệp gia công truyền thống nhƣ dệt may, da giầy, công nhân không cần phải có trình độ cao, chuyên môn sâu mà chỉ cần lao động phổ thông. Do đó, nguồn lao động dồi dào ở Trung Quốc lại hoàn toàn phù hợp để đáp ứng.

Bên cạnh đó, tiền lƣơng bình quân ở Trung Quốc bằng 1/10 các nƣớc công nghiệp mới (NICs) và bằng 1/30 của Nhật, Mỹ và các nƣớc tƣ bản phát triển khác [34]. Với lợi thế này, khi đặt cơ sở sản xuất gia công ở Trung Quốc, các nhà sản xuất nƣớc ngoài sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất, từ đó hạ đƣợc giá thành sản phẩm và gia tăng lợi nhuận.

Dân số cao nhất thế giới không chỉ cung cấp nguồn lao động dồi dào mà còn tạo ra cho Trung Quốc một thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ không quốc gia nào có đƣợc . Năm 2007, mức tiêu dùng tƣ nhân của Trung Quốc lên tới 890 tỉ USD [29]. Trung Quốc là thị trƣờng tiêu dùng lớn thứ năm sau Mỹ, Nhật Bản, Anh và Đức. Nhƣng với dân số lớn và đang trong giai đoạn phát triển, thị trƣờng tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn sức mua tiềm năng lớn hơn nhiều so với hiện nay. Theo dự đoán của thông tấn xã Trung Quốc, rất có thể Trung Quốc sẽ vƣợt Mỹ để trở thành thị trƣờng lớn nhất thế giới vào năm 2020. Vì

vậy, đặt cơ sở gia công tại Trung Quốc, các nhà đầu tƣ sẽ có đƣợc một thị trƣờng tiêu thụ khổng lồ mà không mất nhiều chi phí vận chuyển, hàng hóa sản xuất vừa có thể cung ứng cho thị trƣờng Trung Quốc, vừa có thể cung ứng cho thế giới.

- Trung Quốc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

Với diện tích rộng lớn 9,6 triệu km2, trải dài từ miền cận nhiệt đới đến miền ôn đới, có cả vùng núi cao xen lẫn bồn địa khô hạn và vùng đồng bằng màu mỡ ven biển, Trung Quốc là quốc gia có trữ lƣợng tài nguyên khoáng sản đứng thứ ba trên thế giới với nhiều chủng loại. Diện tích rừng ở Trung Quốc bẳng 2,5% diện tích rừng của thế giới, trữ lƣợng gỗ khoảng 2,3% trữ lƣợng thế giới. Trung Quốc là một trong những nƣớc giàu nhất thế giới về nguồn khoáng sản quan trọng nhƣ than, quặng sắt, kim loại màu. Đặc biệt là mangan chiếm 10% trữ lƣợng thế giới, vonfram chiếm 90% trữ lƣợng thế giới, molipden chỉ kém có Mỹ, antimoan chiếm khoảng 75 – 80% trữ lƣợng thế giới…[2]. Vì vây, đặt cơ sở gia công tại Trung Quốc, các nhà đầu tƣ có đƣợc một nguồn nguyên liệu, nhiên liệu ổn định, phong phú phục vụ cho sản xuất với giá rẻ hơn nhiều so với sản xuất tại nƣớc mình (vì không mất chi phí nhập khẩu nguyên liệu).

- Giá đất đai ở Trung Quốc thấp hơn nhiều quốc gia khác

Đầu năm 2009, giá đất xây dựng khu công nghiệp trung bình của Trung Quốc là 721 Nhân dân tệ / m2 (khoảng 100,1 USD) [29], nhƣ vậy giá cả đất đai để xây dựng nhà máy ở Trung Quốc chỉ bằng 1/10 Đài Loan, Hồng Kông (1000,4 USD), thấp hơn nhiều giá đất đai ở các quốc gia đang phát triển khác nhƣ Ấn Độ, Philippin, Việt Nam [2]. Với giá đất thấp nhƣ vậy, đến Trung Quốc, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí xây dựng nhà xƣởng và các khu công nghiệp gia công hàng hóa, nhờ đó tối đa hóa đƣợc lợi nhuận.

- Trung Quốc có vị trí địa lý thuận lợi cho ngoại thƣơng và môi trƣờng văn hóa giàu bản sắc

Trung Quốc nằm ở Đông Bắc Á, có biên giới đất liền và biên giới biển với 15 quốc gia. Đƣờng biên giới lục địa dài khoảng 22800 km ở ba mặt bắc, tây, nam; đƣờng bờ biển phía đông mở ra Thái Bình Dƣơng với các cảng nằm rải rác từ bắc xuống nam. Vị trí “đắc địa’ nhƣ vậy rất thuận lợi cho việc thông thƣơng, các nhà đầu tƣ tại Trung Quốc có thể dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang các nƣớc châu Á, châu Âu, và châu Mỹ.

Môi trƣờng văn hóa, xã hội cũng là một nhân tố tạo thế ổn định cho sự phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc. Nhƣ đã phân tích, sự phát triển của công nghiệp gia công phụ thuộc vào vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, do đó phụ thuộc rất lớn vào quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và thế giới. Trong khi đó, theo giáo sƣ Hồ An Cƣơng (một trong những học giả hàng đầu của Trung Quốc), bề dày văn hóa truyền thống mang đậm nét Á Đông, giàu tình hữu hảo, thân thiện của dân tộc Trung Hoa lại là những điều kiện rất thuận lợi cho Trung Quốc tạo dựng, phát triển các mối bang giao trong khu vực và tạo ảnh hƣởng tích cực đến giao thoa Đông – Tây.

- Trung Quốc có lực lƣợng ngƣời Hoa, Hoa kiều hùng mạnh sống ở khắp nơi trên thế giới. (Theo Luật Quốc tịch Trung Quốc, những ngƣời Trung Quốc và con cháu của họ đã gia nhập quốc tịch nƣớc ngoài, chỉ có thể gọi là ngƣời Hoa, Hoa duệ; còn những ngƣời Trung Quốc sống ở nƣớc ngoài vẫn bảo lƣu quốc tịch Trung Quốc mới gọi là Hoa kiều).

Hiện nay, Trung Quốc có có khoảng 33 triệu ngƣời Hoa, Hoa kiều ở nƣớc ngoài, phân bổ ở trên 160 nƣớc và khu vực. Trong đó phân bổ ở các nƣớc Đông Nam Á tới 26,91 triệu ngƣời, chiếm 81%; ở châu Mỹ 4,73 triệu ngƣời, chiếm 14,2%; ở Châu Âu 94 vạn triệu ngƣời, chiếm 2,8%; tại châu Đại Dƣơng 54 vạn ngƣời, chiếm 1,6% và ở Châu Phi 12 vạn ngƣời, chiếm 0,4%.

Ngoài ra còn có 23 triệu ngƣời Trung Quốc ở Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao. Nhƣ vậy, tổng cộng ngƣời Trung Quốc sống ở ngoài lãnh thổ lục địa Trung Quốc khoảng 55 triệu ngƣời.

Cộng đồng ngƣời Hoa, Hoa kiều ở nƣớc ngoài, nhất là ở Đông Nam Á, phần lớn đều làm nghề buôn bán. Trong buôn bán, ngƣời Hoa chủ yếu đóng vai trò trung gian xuất nhập khẩu. Cộng đồng ngƣời Hoa ở Đông Nam Á đƣợc coi là “kho tiền”. Số vốn của họ chiếm hơn 70% tổng số tiền vốn của toàn bộ ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài, chi phối tới 60% các nền kinh tế trong vùng. Thái Lan có khoảng 3,5 – 5 triệu ngƣời Hoa và Hoa kiều, chiếm tới 90% các tập đoàn tài phiệt ở Thái, kiểm soát 12 trong 15 ngân hàng thƣơng nghiệp với tổng vốn tài sản số vốn tài sản là 26,3 tỷ USD bằng 71,2 % tổng số vốn tài sản của toàn bộ ngân hàng thƣơng nghiệp, nắm giữ 4 trong 5 tập đoàn tiền tệ của Thái Lan. Ở Indonexia, ngƣời Hoa và Hoa kiều nắm giữ 70% tổng số tƣ bản tƣ nhân, làm chủ 73% trong tổng số 200 doanh nghiệp lớn nhất nƣớc, quản lý 10 tập đoàn lớn ở nƣớc này. Ở Philipin, Hoa kiều chiếm 2% dân số nhƣng chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch buôn bán của 67 công ty thƣơng mại lớn nhất, nắm giữ hầu hết các xí nghiệp vừa và nhỏ, sở hữu ¾ số cửa hàng buôn bán. Trên thế giới có 49 ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài là tỷ phú. Ngƣời giàu nhất có tài sản trên 7 tỷ USD [2]. Lực lƣợng ngƣời Hoa ở Đông Á có thực lực kinh tế hùng hậu nhất. Trong “bốn con rồng” ở khu vực này có tới “ba con rồng” là Đài Loan, Hồng Kông, Singapo thuộc về xã hội ngƣời Hoa hoặc lấy cộng đồng ngƣời Hoa là chủ thể.

Hoa kiều không chỉ giỏi kinh doanh mà còn rất thành đạt về khoa học kĩ thuật. Ở Mỹ, nơi có trình độ khoa học kĩ thuật cao nhất thế giới, trong số 13 vạn nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật hàng đầu, ngƣời Hoa và Hoa kiều chiếm hơn 3 vạn ngƣời. Những chuyên gia kỹ thuật cao trong số họ đều có mặt trên mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, hơn ½ chủ tịch các phân hội thuộc Hội

công trình cơ giới của Mỹ, hơn 1/3 kỹ sƣ thuộc công trình Apollo đổ bộ lên mặt trăng, 1/3 kỹ sƣ cao cấp trong xí nghiệp máy tính điện tử lớn nhất của Mỹ IBM đều do ngƣời Hoa đảm nhận. Ngƣời Hoa ở Mỹ, Tây Âu đƣợc coi là “kho nhân tài”. Tại các thành phố lớn của Nhật Bản nhƣ Tokyo, Osaki…số ngƣời Hoa làm trong các ngành nhiều trí thức nhƣ nghệ thuật, kiến trúc… chiếm 12,5% tổng số ngƣời làm nghề này [2].

Cộng đồng ngƣời Hoa và Hoa Kiều ở nƣớc ngoài sống rất đoàn kết, định cƣ tập trung trong các khu phố ngƣời Hoa, có tinh thần dân tộc mạnh mẽ, có mối liên hệ mật thiết tự nhiên với Trung Quốc. Họ thông hiểu ngôn ngữ, quen thuộc văn hoá, hiểu rõ thị trƣờng, có những cơ sở dòng họ, gia đình, bạn bè ở nội địa, do đó họ dễ dàng hiệp thƣơng, dễ khắc phục trở ngại, dễ hoà hợp trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Với những đặc điểm trên, lực lƣợng ngƣời Hoa và Hoa kiều ở nƣớc ngoài là một lợi thế vô cùng to lớn của Trung Quốc mà không nƣớc nào có đƣợc. Khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi đầu tƣ vào công nghiệp gia công, họ sẽ không ngần ngại hƣởng ứng nhiệt tình.

Tổng hợp những phân tích trên đây có thể thấy Trung Quốc có tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp gia công trên từ mọi khía cạnh : lực lƣợng lao động; thị trƣờng tiêu thụ, lực lƣợng lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trị địa lý, nền văn hóa, lực lƣợng Hoa kiều ở nƣớc ngoài. Với những lợi thế nhƣ trên, theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi thế tƣơng đối của David Ricacđô, Trung Quốc nên tham gia vào phân công lao động quốc tế, thực hiện gia công hàng hóa cho thế giới, làm nhƣ vậy cả Trung Quốc và doanh nghiệp nƣớc ngoài đều đƣợc lợi. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đó, khi cải cách Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc đã lựa chọn phát triển công nghiệp gia công thành ngành công nghiệp mũi nhọn, dùng công nghiệp gia công làm “cây cầu” để hội nhập, mở cửa với thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)