- Gia nhập WTO thúc đẩy mạnh mẽ Trung Quốc mở cửa càng sâu, rộng, thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ
2.2.3. Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau tám năm gia nhập WTO (2001 –
nghiệp gia công của Trung Quốc sau tám năm gia nhập WTO (2001 – 2009)
2.2.3.1. Thành tựu
Sau khi gia nhập WTO, công nghiệp gia công Trung Quốc đã phát triển vƣợt bậc. Những chủ trƣơng của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đƣợc hiện thực hóa.
- Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc liên tục tăng ấn tƣợng trong các năm. Năm 2000, FDI là 38,4 tỷ USD, năm 2001 : 44,2 tỷ USD, năm 2002 : 49,3 tỷ USD, năm 2003 : 53,5 tỷ USD, năm 2007 : 74,8 tỷ, năm 2008 : 108,9 tỷ USD, năm 2009 : 108,3 tỷ [37]. Trung Quốc giữ vững ngôi vị quốc gia có lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất thế giới.
- Trên cơ sở FDI khổng lồ thu hút đƣợc đó, sau khi gia nhập WTO, công nghiệp gia công tiếp tục là hình thức thƣơng mại chủ lực của Trung Quốc, gia công xuất khẩu chiếm tới hơn một nửa xuất khẩu của Trung Quốc. Năm 2002, xuất khẩu Trung Quốc đạt 325,57 tỷ USD, trong đó gia công xuất khẩu đạt khoảng 179,9 tỷ USD chiếm 55,3 %, tăng 32,5 tỷ so với năm 2001. Vị trí xuất khẩu của Trung Quốc trên thế giới đã từ thứ 6 năm 2001 lên vị trí thứ 5 năm 2002. Từ năm 2003 trở đi, Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trƣởng cao trong ngoại thƣơng, kim ngạch xuất khẩu đạt 760,9 tỷ USD, tăng 35,8%, trong đó, gia công xuất khẩu đạt 390,3 tỷ USD, tăng 32,9%. Thứ hạng xuất khẩu của Trung Quốc không ngừng tăng cao qua các năm. Năm 2009, Trung Quốc đã vƣợt Đức trở thành nƣớc xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu là 1200 tỷ USD, trong đó 60,2 % là từ gia công xuất khẩu [37]. Trung Quốc trở thành một mắt xích không thể thiếu trong mạng lƣới sản xuất của các công ty khu vực và trên thế giới.
- Cơ cấu gia công xuất khẩu theo ngành của Trung Quốc từ những năm sau khi gia nhập WTO so với trƣớc khi gia nhập WTO cũng có sự thay đổi lớn, từ chỗ gia công hàng may mặc là chủ yếu, Trung Quốc đã không ngừng phát triển gia công các sản phẩm cơ điện, dụng cụ chính xác có hàm lƣợng kỹ thuật cao. Trung Quốc đã trở thành “Công xƣởng sản xuất toàn cầu” sản xuất ra 70% đồ chơi, xe đạp, đầu đĩa DVD, 60% camera kỹ thuật số và 50% máy tính xách tay của thế giới [3].
Bảng 2.7
Cơ cấu giá trị gia công xuất khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (% giá trị gia công xuất khẩu)
Mặt hàng 1993 2002 2003 2004 Sản phẩm cơ điện 9 15 21 25 Máy móc 6 9 10 12 May mặc, da giầy 35 27 20 16 Đồ chơi Và các sản phẩm chế tạo khác 12 14 15 15 Sản phẩm hóa chất 5 8 8 7 Dụng cụ chính xác 5 7 7 7 Sản phẩm gỗ và giấy 8 6 4 4 Sợi, vải 10 7 5 4 Luyện kim 4 3 3 2 Thiết bị vận tải 1 2 4 6 Các mặt hàng khác 5 2 3 2 Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Viện thông tin khoa học xã hội (2006), Tài liệu mới về Trung Quốc – Một số vấn đề kinh tế, Nxb Khoa học xã họ, Hà nội.
Bình quân có 90% trong số 100 doanh nghiệp điện tử mạnh toàn cầu đã đầu tƣ vào Trung Quốc. Năm 2000 – 2002, có gần 50% kim ngạch xuất khẩu tăng thêm trong nƣớc là do các sản phẩm thông tin điện tử mang lại. Máy điều hoà không khí, máy giặt, tủ lạnh có sản lƣợng lần lƣợt chiếm 30%, 24% và 16% tổng sản lƣợng trên toàn thế giới [3], với hàng loạt những doanh nghiệp chiếm ƣu thế và thƣơng hiệu nổi tiếng. Trong số 500 TNCs đứng đầu thế giới đã có khoảng 300 TNCs đầu tƣ vào Trung Quốc. Các công ty này
mang tới Trung Quốc những hạng mục thuộc loại hình lớn, kỹ thuật cao, cách quản lý khoa học, hiệu quả kinh doanh tốt.
Từ những con số trên có thể kết luận sau khi gia nhập WTO, gia công xuất khẩu của Trung Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt từ mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có hàm lƣợng vốn, công nghệ và giá trị cao.
- Ở một khía cạnh khác, những năm gần đây, khu vực miền Tây Trung Quốc đã có nhiều khởi sắc, tình trạng yếu kém lạc hậu và nghèo đói đã đƣợc cải thiện đáng kể. Năm 2007, số ngƣời nghèo khó ở nông thôn đã tƣ̀ 250 triê ̣u giảm xuống còn khoảng 20 triê ̣u. Sáu năm liên tục gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm của miền Tây Trung Quốc là 10,6%. Tổng GDP của miền Tây năm 2005 đã lên tới 3,33 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong khi năm 2000 thì mới chỉ đạt 1,66 nghìn tỷ nhân dân tệ. Thu nhập ròng ở khu vực thành thị tăng với tốc độ bình quân 10% mỗi năm và ở khu vực nông thôn là 6,8%. Tính đến năm 2006, đã có hàng loạt dự án tổng trị giá tới 1 nghìn tỷ nhân dân tệ để phát triển công trình hạ tầng xã hội [29].
2.2.3.2. Hạn chế
- Mặc dù đã có những biện pháp bảo vệ nhƣng Trung Quốc hiện đang bị nhiều nhà đầu tƣ chỉ trích mạnh mẽ là không bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ của các thƣơng hiệu nƣớc ngoài. Sự quản lý của nhà nƣớc Trung Quốc trong vấn đề này còn lỏng lẻo, chƣa hiệu quả. Các thƣơng hiệu danh tiếng của nƣớc ngoài bị làm nhái làm giả tràn lan trên thị trƣờng Trung Quốc với giá rẻ mạt, chất lƣợng thấp. Trung Quốc là “công xƣởng của thế giới” nhƣng cũng đƣợc gọi là “thiên đƣờng của hàng nhái”. Hàng hóa của các doanh nghiệp nƣớc ngoài sau một thời gian sản xuất ở Trung Quốc nhanh chóng bị các cơ sở sản xuất tƣ nhân làm giả, làm nhái hàng loạt với giá rẻ bằng 1/3 tới 1/10 giá hãng. Ví dụ nhƣ điện thoại di động của các hãng Nokia, Motorola hay đồ điện gia dụng của các hãng Panasonic, Elextrolux, Philip…đều đƣợc làm nhái tại
Trung Quốc, các sản phẩm này có tên gọi gần giống với tên hãng nhƣ Hokia, Motorota, Philipic… có mẫu mã bên ngoài nhìn sơ qua giống hệt sản phẩm chính hãng nhƣng với giá rẻ hơn nhiều. Điều này đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tƣ, xuất hiện tâm lý e dè khi dự định gia công hàng hóa ở Trung Quốc. Mặt khác, tình trạng hàng giả, hàng nhái Trung Quốc tràn lan thị trƣờng còn khiến ngƣời tiêu dùng trên khắp thế giới thƣờng có tâm lý e ngại, không tin tƣởng khi sử dụng hàng sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là hàng hóa có kỹ thuật cao.
Nguyên nhân của vấn đề này nằm ở những khiếm khuyết hệ thống luật pháp và trong công tác thực thi luật pháp ở Trung Quốc. Luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc dù đã đƣợc ban hành nhƣng gần nhƣ không phát huy đƣợc tác dụng. Hàng giả, hàng nhái hiện nay đƣợc bày bán công khai trong các chợ, siêu thị, cửa hàng ở Bắc Kinh, Thƣợng Hải thậm chí còn đƣợc quảng cáo trên các kênh truyền hình Trung Quốc mà không hề chịu sự xử lý nào của các cơ quan chức năng.
- Mục đích của công nghiệp gia công ngoài giải quyết việc làm còn để Trung Quốc “bắc một chiếc cầu vừa phải” để thu hút công nghệ hiện đại của nƣớc ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, ở các xí nghiệp gia công Trung Quốc theo hình thức liên doanh rất khó thực hiện đƣợc mục tiêu này. Do ở tất cả các xí nghiệp này nhà đầu tƣ đều có quyền khống chế cổ phần nên thƣờng khống chế kỹ thuật. TNCs thƣờng hƣớng sự phát triển theo yêu cầu của công ty mẹ, tiến hành kinh doanh không biên giới. Doanh nghiệp liên doanh gia công chỉ là một bộ phận trong mạng lƣới chiến lƣợc toàn cầu của họ và chỉ là một xƣởng sản xuất sản phẩm trung gian. Các nhà đầu tƣ thƣờng không đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc mà chỉ thuê Trung Quốc gia công theo nghiên cứu đã có sẵn.
Không những thế, các nhà đầu tƣ còn hạn chế chuyển giao kỹ thuật cho Trung Quốc, khống chế kỹ thuật của doanh nghiệp, hạn chế khả năng học tập kỹ thuật của phía Trung Quốc. Ở các ngành chế tạo đồ điện, máy móc, thiết bị điện tử thông tin, sản xuất ô tô, xe máy… tuy FDI có mang lại kỹ thuật, nhƣng nƣớc ngoài lại quản lý rất chặt và rất ít chuyển nhƣợng. Chẳng hạn, nhà máy liên doanh sản xuất ô tô số 2 Thần Long không cho nhân viên kỹ thuật Trung Quốc xem dù chỉ là một bản vẽ linh kiện đơn giản. Nhà máy liên doanh ô tô đại chúng Thƣợng Hải tuy xây dựng trung tâm mở mang kỹ thuật nhƣng gần nhƣ không hoạt động. Trung Quốc chỉ là phân xƣởng sản xuất với kỹ thuật của nƣớc ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia hùn vốn bằng kỹ thuật không phải là để cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế mà nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng Trung Quốc, do vậy, nếu để Trung Quốc nắm đƣợc kỹ thuật thì họ không còn thị trƣờng nữa. Vì vậy, đến nay, khi đã gia nhập WTO đƣợc hơn 8 năm nhƣng Trung Quốc vẫn chƣa tạo ra những ngành nghề mũi nhọn có khả năng đứng vững trên thị trƣờng quốc tế.
- Nhƣ phân tích ở trên, một điểm nhấn trong chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc là xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế thành đầu tàu thu hút FDI đầu tƣ gia công ở Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu đó, chính phủ Trung Quốc đã giao quyền tự chủ rất lớn cho các đặc khu, từng đặc khu có quyền quy hoạch đất đai, cấp giấy phép cho các nhà đầu tƣ. Trung Quốc còn cho phép đặc khu tự đƣa ra các chính sách nhằm tạo ra sự ganh đua giữa các đặc khu. Những chính sách này rất hiệu quả nhƣng vô hình chung đã trao cho cán bộ lãnh đạo đặc khu kinh tế quyền lực rất lớn, giảm sự quản lý của nhà nƣớc với các đặc khu. Chính điều này làm cho tham nhũng ở Trung Quốc không ngừng tăng lên, làm các nhà đầu tƣ nghi ngại, trở thành một quốc nạn của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đứng thứ 78 trong số 159 quốc gia đƣợc thăm dò về tham nhũng. Theo thống kê, mỗi năm có trên 100 tỷ nhân dân tệ bị ném vào các vụ tiêu xài phung phí. Thu nhập bình quân đầu ngƣời mỗi năm của nông dân một thôn thuộc tỉnh Hồ Bắc chƣa đầy 600 nhân dân tệ, nhƣng Ủy ban nhân dân thôn này lại cho cho ăn uống tới 20.000 nhân dân tệ/ năm. Báo chí Trung Quốc cũng phản ánh: mỗi ngày, các nhà hàng, khách sạn ở thành phố Bắc Kinh đổ đi khoảng 10 tấn thức ăn thừa sau các buổi tiệc tùng; các công chức dùng tiền công để mua sắm đồ dùng, tiện nghi gia đình, lợi dụng công việc thanh tra để ăn chơi xa xỉ; lo tu bổ văn phòng, đổi ô tô đời mới; ủng hộ, quyên góp bằng công quỹ với mục đích nịnh hót cấp trên, tham ô tiền nhà nƣớc; lợi dụng chức quyền chiếm đất, đòi nhà ở rộng, trang bị xa hoa; cán bộ trẻ biến chất nhanh chóng, cán bộ lão thành cuối đời biến chất; buôn lậu và che chắn cho buôn lậu; lập quỹ đen, tham ô công quỹ, nhận tiền hối lộ...Tính tổng thiệt hại, mỗi năm nền kinh tế Trung Quốc thất thoát từ 123 tỷ USD đến 157 tỷ USD do nạn tham những, chiếm 12% - 17% GDP.