Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 44 - 56)

- Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp và các thủ thuật mà nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các đối tƣợng và

2.1.2.Đánh giá chung về chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO

2.1.2.1. Những thành tựu chính sách công nghiệp gia công đạt được

Nhờ những chính sách khuyến khích của chính phủ, công nghiệp gia công của Trung Quốc từ năm 1979 đến 2001 đã không ngừng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của Trung Quốc.

Công nghiệp gia công phát triển qua kênh đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Do đó, thành tựu của công nghiệp gia công Trung Quốc thể hiện trƣớc hết ở thành tựu thu hút FDI qua các năm. Qua số liệu bảng 2.1 có thể thấy luồng FDI vào Trung Quốc liên tục tăng cao qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 1991 – 1993.

Bảng 2.1

Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc từ 1979 đến 2001 (Đơn vị : tỷ USD)

Năm Đầu tƣ trực tiếp

1979 – 1983 7,742 1984 2,651 1985 5,932 1986 2,834 1987 3,709 1988 5,297 1989 5,6 1990 6,596 1991 11,977 1992 58,124 1993 111,436 1994 82,68 1995 91,282 1996 73,276 1997 51,004 1998 45,5 1999 40 2000 38,4 2001 44,2

Nguồn : Lưu Lực (2001), Toàn cầu hóa kinh tế - Lối thoát Trung Quốc ở đâu, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.

Cùng với tốc độ gia tăng nhanh chóng của luồng FDI, công nghiệp gia công Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

trong nền kinh tế nói chung và trong ngoại thƣơng nói riêng. Nếu nhƣ trong những năm đầu thập kỉ 80, Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu thông thƣờng (xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản, nông phẩm) chiếm tới hơn 90% xuất khẩu thì từ đầu những năm 90 trở đi, cùng với chiến lƣợc mở cửa khu vực duyên hải và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, và từ năm 1996 đến 2001 đạt khoảng 55% tổng xuất khẩu của cả nƣớc [11].

Bảng 2.2: Cơ cấu xuất khẩu theo hình thức (1997 – 2001) (Đơn vị : tỷ USD, %)

Năm ∑Xuất khẩu Gia công xuất khẩu Xuất khẩu thƣờng và khác

1997 182,79 99,6 (54,5) 83,2 (45,5)

1998 183,81 104,5 (56,9) 79,4 (43,2)

1999 194,93 110,9 (56,9) 84,0 (43,1)

2000 249,21 137,6 (55,2) 116,6 (44,8)

2001 216,15 147,4 (55,4) 118,7 (44,6)

Nguồn: Phan Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.

Những thành quả to lớn công nghiệp gia công trên đây đã chứng minh sự đúng đắn, hiệu quả của các chính sách phát triển công nghiệp gia công ở Trung Quốc.

2.1.2.2. Những hạn chế của công nghiệp gia công và nguyên nhân * Những hạn chế của công nghiệp gia công

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, công nghiệp gia công từ khi cải cách đến trƣớc khi gia nhập WTO cũng có những hạn chế:

- Cơ cấu gia công xuất khẩu theo ngành của Trung Quốc từ những năm từ những năm 1990 đến năm 2000 chủ yếu tập trung ở ngành may mặc, da giầy. (Bảng 2.2). Đây là ngành mà Trung Quốc có lợi thế do sử dụng nhiều

nhân công giá rẻ, trình độ thấp. Hàng dệt may của Trung Quốc đã xuất hiện gần nhƣ khắp nơi trên thế giới với tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao.

Bảng 2.3

Cơ cấu giá trị gia công xuất khẩu của Trung Quốc năm 1993 (% tổng giá trị hàng gia công xuất khẩu)

Mặt hàng 1993 Sản phẩm cơ điện 9 Máy móc 6 May mặc, da giầy 35 Đồ chơi và các sản phẩm chế tạo khác 12 Sản phẩm hóa chất 5 Dụng cụ chính xác 5 Sản phẩm gỗ và giấy 8 Sợi, vải 10 Luyện kim 4 Thiết bị vận tải 1 Các mặt hàng khác 5 100

Nguồn: Viện thông tin khoa học xã hội (2006), Tài liệu mới về Trung Quốc – Một số vấn đề kinh tế, Nxb Khoa học xã họ, Hà nội.

Tuy nhiên, do sử dụng lao động trình độ thấp nên giá trị gia tăng của một đơn vị hàng hóa dệt may rất thấp, phải sản xuất với số lƣợng lớn thì lợi ích kinh tế của mặt hàng này mới đáng kể. Mặt khác, nếu chỉ dựa vào gia công dệt may thì Trung Quốc không tiếp thu đƣợc nhiều công nghệ hiện đại trên thế giới vì ngành công nghiệp này có kỹ thuật tƣơng đối đơn giản, phổ thông.

- Về nhập khẩu, trƣớc khi gia nhập WTO, thị trƣờng nhập khẩu phục vụ gia công của Trung Quốc chủ yếu là từ các nƣớc con rồng châu Á và Nhật Bản. Ngƣợc lại, trong lĩnh vực này, EU và Mỹ chỉ đóng vai trò khiêm tốn. Năm 1993, Châu Á và Nhật Bản chiếm gần 75% giá trị nhập khẩu phục vụ gia công của Trung Quốc. Đến 2002, tỷ lệ này đã giảm nhƣng vẫn đạt mức khá cao khoảng 61% , EU và Mỹ chỉ chiếm 18% [11]. Chủ yếu hàng hóa nhập khẩu từ EU và Mỹ vẫn là phục vụ cho tiêu dùng nội đia, chỉ có số ít là phục vụ gia công. Điều này cho thấy, trƣớc khi gia nhập WTO, Trung Quốc chủ yếu gia công cho các nƣớc trong khu vực châu Á, còn khu vực châu Âu và châu Mỹ còn khá hạn chế. Điều này đƣợc thể hiện khá rõ trong bảng 2.3.

Bảng 2.4

Nguồn nhập khẩu của Trung Quốc theo hình thức thương mại và thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1993 Thế giới Các con rồng Nhật Bản EU 15 Mỹ Khác ∑nhập khẩu 100 28 22 15 10 25 Nhập khẩu thƣờng 37 3 8 8 5 13 Nhập khẩu phục vụ gia công 35 18 8 2 2 6 Nhập khẩu khác 28 7 7 6 3 6

Năm 2002 Thế giới Các con rồng Nhật Bản EU 15 Mỹ Khác ∑nhập khẩu 100 29 18 13 9 31 Nhập khẩu thƣờng 44 8 6 8 5 16 Nhập khẩu phục vụ gia công 41 17 8 2 2 11 Nhập khẩu khác 15 3 3 3 2 4

Nguồn : Nguyễn Anh Minh (2005), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế

- Xét về xuất khẩu, số liệu trong bảng 2.4 và hình 2.1 cho thấy năm 2002, tỷ trọng giá trị sản phẩm gia công xuất khẩu của Trung Quốc đến các nƣớc Châu Á chiếm khoảng 49% , thấp hơn tỷ trọng giá trị nhập khẩu phục vụ gia công từ những nƣớc này (61%) (11). Trong khi đó, tỷ trọng tƣơng ứng của EU và Mỹ gộp lại tuy chỉ đạt 40% nhƣng lại cao hơn nhiều so với tỷ trọng nhập khẩu (18%).

Bảng 2.5.

Nguồn xuất khẩu của Trung Quốc theo hình thức và thị trƣờng

Năm 1993 Thế giới Các con rồng Nhật Bản EU 15 Mỹ Khác ∑xuất khẩu 100 29 17 13 18 22 Xuất khẩu thƣờng 47 12 10 7 6 13 Gia công xuất khẩu 48 16 7 7 13 6 Xuất khẩu khác 5 0 0 0 0 4 Năm 2002 Thế giới Các con rồng Nhật Bản EU 15 Mỹ Khác ∑xuất khẩu 100 27 15 15 21 22 Xuất khẩu thƣờng 42 8 6 7 7 17 Gia công xuất khẩu 55 18 9 8 14 7 Xuất khẩu khác 3 1 0 0 1 1

Nguồn : Nguyễn Anh Minh (2005), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế

Biểu đồ 1.1 : Thị trường gia công của Trung Quốc năm 2002 12 17 20 2 12 4 6 24 5 14 7 25 0 5 10 15 20 25

Nhật Bản Đài Loan Hàn Quốc Hồng Kông EU15 Mỹ

Nhập khẩu Xuất khẩu

Nguồn: Gaulier, G.F Lemonie, D. Unial- Kesenci (2005) “ China’s Intergration in East Asia : Production sharing, FDI and High – tech trade”; CEPII Working Paper No 2005 – 09, June, Table 2

Nhƣ vậy, trƣớc khi gia nhập WTO, họat động gia công của Trung Quốc chủ yếu dựa vào nhập khẩu từ Châu Á nhƣng phần lớn lại đƣợc xuất khẩu sang Hồng Kông, EU và Mỹ.

Những con số trên đã phản ánh rõ nét vị trí của công nghiệp gia công Trung Quốc trên thế giới : các công ty châu Á sử dụng Trung Quốc làm cơ sở sản xuất để phục vụ cho thị trƣờng EU và Mỹ. Với vị trí đó, mặc dù trở thành một đầu mối liên kết quan trọng trong mạng lƣới sản xuất Châu Á nói riêng và thuộc chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty trên thế giới nói chung nhƣng công nghiệp gia công Trung Quốc có tính rủi ro rất cao do hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty châu Á. Hơn nữa, với vị trí nhƣ vậy, Trung Quốc chỉ đƣợc hƣởng một phần nhỏ trong toàn bộ lợi ích mà gia công xuất khẩu sang EU và Mỹ đem lại, đồng thời không tranh thủ đƣợc tiềm lực to lớn về vốn và công nghệ từ những cƣờng quốc này.

- Nghiên cứu Bảng 2.1 có thể thấy sau khi thu hút FDI đạt mức kỷ lục năm 1993 (111,436 tỷ USD), thì từ năm 1994 đến năm 1999 lƣợng FDI vào Trung Quốc có xu hƣớng giảm dần (Năm 1994 : 82,68 tỷ, năm 1995: 91,282, năm 1996: 73,276 tỷ, năm 1997 : 51 tỷ, năm 1998 : 45,5 tỷ; năm 1999 : 40

tỷ). Công nghiệp gia công Trung Quốc đƣợc thực hiện qua đầu tƣ FDI. Vì vậy, qua số liệu giảm dần của FDI có thể rút ra kết luận trong giai đoạn này sự phát triển công nghiệp gia công có sự sụt giảm, phát triển không bền vững. - Công nghiệp gia công Trung Quốc trƣớc khi gia nhập WTO gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, làm cho môi trƣờng nƣớc, không khí của dân cƣ bị hủy hoại, đồng thời ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế. Phần lớn các xí nghiệp gia công đều xả thải trực tiếp ra môi trƣờng mà không xử lý nhƣ : công ty hoá học Tứ Xuyên đã thải chất nitrate ammonium ra nguồn nƣớc sông Tô Giang, phụ lƣu sông Dƣơng Tử, công ty sản xuất ti vi tại tỉnh Hồ Nam để cadium ngấm vào đất khiến dân chúng bị ung thƣ, suy phổi [22]…Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tác hại của vấn đề môi trƣờng đối với mức tăng trƣởng của Trung Quốc lên đến từ 4% tới 5%.

- Trƣớc khi gia nhập WTO, công nghiệp gia công ở Trung Quốc phân bố không đồng giữa các vùng miền. Các xí nghiệp gia công chủ yếu đặt ở miền Đông, còn ở miền Tây và miền Trung công nghiệp gia công gần nhƣ chƣa phát triển, ở những vùng này kinh tế nghèo nàn khó khăn, thu nhập thấp. Điều này thể hiện rõ nhất trong phân bổ FDI của Trung Quốc trƣớc khi gia nhập WTO vì công nghiệp gia công đƣợc đầu tƣ qua kênh này. Mặc dù thu hút đƣợc lƣợng FDI tăng cao qua các năm, nhƣng tới 96% số FDI này đầu tƣ vào các đặc khu kinh tế, mà cả năm đặc khu kinh tế của Trung Quốc đều ở vùng

đồng bằng duyên hải phía đông.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên xuất phát từ mặt trái, kẽ hở của những chính sách phát triển công nghiệp gia công ở Trung Quốc trƣớc khi gia nhập WTO. Đó là:

- Trong giai đoạn đầu cải cách, do Trung Quốc đặt mục tiêu xuất khẩu càng nhiều càng tốt, lấy số lƣợng và giá thấp làm biện pháp cạnh tranh để nhanh chóng thoát khỏi suy thoái, tạo việc làm cho nhân dân và hội nhập với kinh tế quốc tế, nên công nghiệp gia công chủ yếu hƣớng vào các ngành công nghệ đơn giản nhƣ da giầy, dệt may, vải sợi… Mặt khác, cũng vì quá chú trọng phát triển quy mô nên trong thời gian trƣớc khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc không quan tâm đúng mức đến mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng của doanh nghiệp gia công. Các hàng rào thuế quản để bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc đƣợc dựng lên nhƣng thực thi và kiểm tra còn rât lỏng lẻo.

Hơn nữa, để bảo vệ lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp nƣớc ngoài thƣờng thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại nƣớc mình, còn các khâu sản xuất cần nhiều lao động thì mới đặt tại Trung Quốc. Do đó, doanh nghiệp gia công Trung Quốc chỉ thu hút đƣợc các dự án đầu tƣ trong các ngành có trình độ kĩ thuật thấp.

- Chính sách ƣu đãi của Trung Quốc quá thiên lệch đối với ngƣời Hoa và Hoa Kiều. Mặc dù, trong chính sách Trung Quốc có chủ trƣơng mở rộng đối tƣợng đầu tƣ là các TNCs và các nƣớc tƣ bản ở Châu Âu và Mỹ, nhƣng trong thực tế những chính sách này chƣa đƣợc thực hiện cởi mở. Trung Quốc vẫn giới hạn lƣợng vốn FDI của các TNCs, chỉ cho phép TNCs đầu tƣ dƣới dạng liên doanh với doanh nghiệp nhà nƣớc, qua đó kiểm soát số vốn và hoạt động của các nhà đầu tƣ này. Trong khi đó, với tinh thần “dân tộc”, các chính sách ƣu đãi đối nhà đầu tƣ là ngƣời Hoa và Hoa kiều ở Đài Loan, Hồng Kông, Macao lại thông thoáng hơn rất nhiều (không giới hạn lƣợng vốn đầu tƣ, đƣợc hỗ trợ ngoại tệ, đƣợc bù lỗ xuất khẩu…). Điều này khiến các TNCs có tâm lý e ngại khi đến Trung Quốc.

- Trong chính sách thu hút FDI vào công nghiệp của Trung Quốc trƣớc khi gia nhập WTO, các yếu tố thị trƣờng, môi trƣờng đầu tƣ chƣa trở thành yếu tố cơ bản mà nặng về các chính sách ƣu đãi mang tính bảo hộ.

Tuy nhiên đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay, các ƣu đãi về thuế không phải là điểm hấp dẫn nhất. Từ những năm cuối thế kỷ XX, đa số các quốc gia đều thực hiện chính sách : nếu các doanh nghiệp đƣợc ƣu đãi thuế thu nhập tại nƣớc đầu tƣ thì sẽ phải nộp một khoản thuế tƣơng đƣơng tại nƣớc của mình, do đó, nguồn lợi từ các ƣu đãi thuế các nhà đầu tƣ không đƣợc hƣởng mà lại thuộc về chính phủ. Vì vậy, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không còn “mặn mà” với những chính sách ƣu đãi thuế của Trung Quốc nhƣ trƣớc, làm cho FDI vào Trung Quốc từ những năm 1995 đến năm 2000 có xu hƣớng giảm.

Ở một khía cạnh khác, các chính sách ƣu đãi thuế có tính bảo hộ đối với công nghiệp gia công còn có tác động xấu đến các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc và nền kinh tế. Trong cùng một điều kiện thị trƣờng, doanh nghiệp trong nƣớc vốn đã có tiềm lực nhỏ hơn doanh nghiệp nƣớc ngoài lại phải chịu thêm việc không đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế nên rất khó khăn trong cạnh tranh. Tình hình còn xấu hơn khi nhiều doanh nghiệp trong nƣớc đã lợi dụng chính sách ƣu đãi về thuế này để lừa đảo, trốn thuế bằng cách đầu tƣ vốn ra nƣớc ngoài, sau đó lại từ nƣớc ngoài đầu tƣ trở lại trong nƣớc với tƣ cách là ngƣời đầu tƣ nƣớc ngoài để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế. Họ xây dựng chi nhánh công ty ở nƣớc ngoài, sau đó chi nhánh công ty lại hùn vốn liên doanh với công ty chính ở trong nƣớc. Xét bề ngoài là thu hút FDI, nhƣng thực tế lƣợng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lại không tăng thêm. Vì vậy, sau hơn năm hoạt động (1978 – 2000), chính sách ƣu đãi thuế của Trung Quốc không còn là chính sách tối ƣu để thu hút FDI và phát triển công nghiệp gia công.

Những phân tích trên đây cho thấy, chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc đến cuối thế kỷ XX không còn phù hợp, cần phải đƣợc điều chỉnh để tạo cho ngành công nghiệp này sức phát triển mới đúng với tiềm năng của nó, đặc biệt sau khi Trung Quốc trở thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển công nghiệp gia công của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 44 - 56)