Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 48)

IV Chỉ tiêu thu nhập

1 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngƣời viết chỉ đề cập đến việc xếp hạng tín dụng tại các chi nhánh của VCB, chứ không nghiên cứu việc XHTD tại Trung tâm thông tin tín dụng Vietcombank VC

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

triển nông thôn Việt Nam

Một là, việc xếp hạng chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần luôn luôn theo

38

sát các đối tƣợng đƣợc xếp hạng để có thể có sự điều chỉnh và đƣa ra kết quả chính xác, cập nhật. Đồng thời cũng cần liên tục đổi mới khung XHTD cho phù hợp với từng thời kỳ theo sự biến động của ngành, của nền kinh tế.

Hai là, XHTD phải gắn liền với một khoản vay của khách hàng đó, tức là việc xếp hạng một khách hàng đồng thời với việc đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi vay của chính khách hàng đó đối với ngân hàng. Có nhƣ vậy, việc XHTD nội mới phát huy hiệu quả cao trong công tác quản tri RRTD của ngân hàng.

Ba là, các chỉ tiêu thông tin để đƣa vào phân tích khách hàng là doanh

nghiệp cần chú trọng đến các chỉ tiêu về quản trị rủi ro và môi trƣờng kiểm soát nội bộ. Phải bao gồm cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là điều kiện tiên quyết để việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đƣợc toàn diện và chính xác. Cần chi tiết hóa các hạng mục nhỏ trong các chỉ tiêu sao cho cụ thể, dễ hiểu, dễ chấm điểm cho các CBTD. Đặc biệt cần chú trọng đến các chỉ tiêu phi tài chính trong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật, kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhƣ hiện nay.

Bốn là, trong XHTD các doanh nghiệp, khi xét đến một số chỉ tiêu phi tài

chính cần đặt trong mối tƣơng quan với loại hình sở hữu, quy mô, ngành kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp bởi các yếu tố này có tác động lớn đến các chỉ tiêu tài chính cũng nhƣ phi tài chính của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp ngân hàng có những đánh giá chính xác về doanh nghiệp.

Năm là, cần chuẩn hóa khung điểm XHTD tiến tới tiệm cận với khung mà

quốc tế hay sử dụng để dễ dàng cho việc so sánh kết quả khi cần thiết. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thƣờng phân loại khách hàng thành 10 nhóm, ký hiệu bằng 4 chữ cái A, B, C, D và đƣợc xếp thứ tự cao xuống thấp tùy theo mức độ rủi ro đƣợc đánh giá.

Nhờ xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và các phƣơng tiện truyền thông nên việc học hỏi tiếp cận các mặt nghiệp vụ ngân hàng cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm XHTD có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ có một phần các kiến thức này đƣợc công khai, còn phần

39

lớn các kinh nghiệm, bí quyết thƣờng đƣợc coi là bí mật kinh doanh nên tƣơng đối khó tiếp cận và học hỏi. Để có thể tiếp thu những kinh nghiệm này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có thể cử cán bộ đi tập huấn hoặc thuê dịch vụ tƣ vấn của các công ty có uy tín trong lĩnh vực XHTD để giúp hoàn thiện hệ thống của mình.

Kết luận các vấn đề nghiên cứu của chƣơng I: Trong chƣơng này, luận văn đã cố gắng trình bày những cơ sở lý luận, yêu cầu đối với một hệ thống XHTD. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày một số mô hình xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng quốc tế, các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nƣớc làm cơ sở để so sánh với mô hình XHTD đang áp dụng tại VBARD sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng II của đề tài nghiên cứu này.

40

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 48)