Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 107)

C Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSBĐ.

4 Lợi nhuận (sau thuế) của Công ty trong những

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.3.1.1. Hạn chế về thông tin

Số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chƣa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phƣơng án. Nguyên nhân sự bất cân xứng về thông tin giữa khách hàng và ngân hàng. Không có nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho việc xếp hạng tín nhiệm. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà VBARD sử dụng, tuy nhiên hiện nay nguồn thông tin từ CIC đối với các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp nhỏ thiếu cập nhật, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của ngân hàng, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu. Thị trƣờng chứng khoán chƣa phát triển ổn định, giá chứng khoán không phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy VBARD chƣa thể sử dụng những thông tin từ thị trƣờng chứng khoán để phục vụ cho việc xếp hạng doanh nghiệp vay vốn.

Thông tin chủ yếu thu thập từ CIC, tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp chủ yếu dƣới dạng thống kê số liệu, chƣa có thông tin dự báo, dự đoán về doanh nghiệp... nên không góp phần tạo nên nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy cho công tác XHTD doanh nghiệp tại VBARD nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, VBARD chƣa có một hệ thống lƣu trữ thông tin về khách hàng để phục vụ công tác xếp hạng. Điều này làm cho CBTD gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu thập và xử lý thông tin đặc biệt là với những khách hàng là doanh nghiệp đã từng có quan hệ với ngân hàng. Nếu VBARD có phòng chuyên lữu trữ về khách hàng thì thay vì phải lấy thông tin về khách hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng thông qua xem lại hồ sơ trƣớc đó hoặc sổ sách kế toán mất nhiều thời gian, CBTD sẽ đƣợc phòng này cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về doanh nghiệp trong

97

thời gian nhanh nhất.

2.3.3.1.2. Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin giữa VBARD vớ i các ngân hàng, giữa V BARD với các cơ quan có chức năng quản lý doanh nghiệp chƣa đƣợc quy định rõ ràng nên việc trao đổi thông tin thông thƣờng chỉ đƣợc thực hiện thông qua những mối quan hệ cá nhân.

Mặc dù thời gian qua nhiều chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đƣợc ban hành nhƣ Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính, thông tƣ 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính… Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ kế toán theo quy định pháp luật vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nên độ tin cậy của các báo cáo tài chính vẫn chƣa cao [55].

Không những thế, tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp đang hoạt động chƣa bắt buộc yêu cầu kiểm toán độc lập hàng năm, hoặc một số doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán nhƣng mới chỉ dừng lại kiểm toán vào cuối năm tài chính [52]. Do đó, việc chấm điểm khách hàng dựa trên thông tin tài chính của quý sẽ không thực sự đáng tin cậy. Thêm vào đó, chất lƣợng của các công ty kiểm toán độc lập cũng chƣa đƣợc đánh giá chất lƣợng một cách thực sự.

Trong quá trình thẩm định, các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do chính doanh nghiệp vay vốn lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó đƣợc kiểm chứng. Việc thẩm định thƣờng dựa trên những thông tin chủ quan do doanh nghiệp cung cấp. Trừ trƣờng hợp thật cần thiết, không phải lúc nào VBARD cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Điều này đã tạo không ít khó khăn cho VBARD trong việc phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp vay vốn.

2.3.3.1.3. Môi trường kinh tế biến động

98

vừa qua gặp nhiều biến động gây ảnh hƣởng tới kết quả của hệ thống XHTD. năm 2011 đã chỉ ra những yếu tố đã tác động không tốt đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm vừa qua, nhƣ lãi suất ngân hàng, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức cao [46]. Có thể thấy xu hƣớng chung rằng, các doanh nghiệp đƣợc điều tra đánh giá môi trƣờng kinh tế vĩ mô bất ổn và những biến động khó lƣờng của thị trƣờng làm ảnh hƣởng nhiều hơn tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhƣ: chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng, nhu cầu của thị trƣờng chững lại và các chi phí về vốn cũng tăng theo. Kết quả xếp hạng doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau có thể cho ra kết quả rất khác nhau trong một môi trƣờng kinh tế biến động nhƣ thế, do vậy việc chỉ căn cứ vào kết quả XHTD sẽ có thể dẫn đến quyết định tín dụng sai lầm.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

2.3.3.2.1. Thiết kế hệ thống XHTD nội bộ chưa hợp lý

2.3.3.2.2. Chỉ tiêu chưa được cập nhật và thiếu một số chỉ tiêu

Các chỉ tiêu trong hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn của VBARD chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên để phù hợp với tình hình hiện tại. Việc đƣa ra một mức cố định là chƣa phù hợp trong khi tình hình kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, thu nhập của ngƣời dân có xu hƣớng tăng lên hay tình hình lạm phát đang ở một mức cao.

Ngoài ra, hệ thống còn thiếu một số chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu XHTD của VBARD chƣa đề cập đến một số tiêu chí có ảnh hƣởng lớn đến mức độ rủi ro và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Có thể kể đến đó là thời hạn của khoản vay, bởi thông thƣờng khoản vay có thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao do khả năng xẩy ra những biến đổi không thể lƣờng trƣớc nhƣ hệ thống chính sách, tình hình kinh doanh của khách hàng, hiệu quả của dự án, thiên tai… là cao hơn. Bên cạnh đó là yếu tố nguồn trả nợ bổ sung của doanh nghiệp vay vốn từ tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, sự hỗ trợ và bảo đảm của công ty mẹ cũng chƣa mặt trong hệ thống chỉ tiêu.

99

+ Mức độ bảo đảm bằng tài sản bảo đảm chƣa đƣợc ngân hàng xây dựng trong việc chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Về thực chất của hệ thống XHTD là việc xem xét khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp tuy nhiên ngân hàng cần tính đến phƣơng án bảo đảm tín dụng nhằm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh toán đƣợc nợ.

+ Mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có độ nhạy cảm khác nhau với sự thay đổi chính sách, vì vậy nếu doanh nghiệp hoạt động trong một ngành mà chính sách kinh tế của nhà nƣớc có nhiều biến động thì doanh nghiệp sẽ khó có thể kinh doanh có lãi và khả năng trả nợ vay ngân hàng. Ngoài ra cần xem xét đến các chính sách bảo hộ ƣu đãi của Chính phủ Nhà nƣớc để đánh giá xu hƣớng phát triển của ngành.

+ Chỉ tiêu đánh giá tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh, không bị biến động bất thƣờng do sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Sự biến động của yếu tố thiên nhiên cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nhạy cảm với yếu tố này nhƣ: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… và là những đối tƣợng hƣớng tới của VBARD.

2.3.3.2.3. Công tác thu thập dữ liệu chưa tốt

Công việc thu thập dữ liệu chƣa đƣợc thực hiện tốt, nhân viên thẩm định dựa quá nhiều vào số liệu do doanh nghiệp tự cung cấp mà chƣa quan tâm đúng mức đến các nguồn thông tin khác nhƣ: thông tin từ cơ quan thuế, ngân hàng khác, phƣơng tiện thông tin đại chúng …

2.3.3.2.4. Căn cứ xác định thang điểm, điểm chuẩn chưa rõ ràng

Hiện tại, hệ thống XHTD nội bộ của VBARD xây dựng thang điểm, điểm chuẩn theo từng loại khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự đa dạng trong từng loại khách hàng nên việc nếu chỉ áp dụng một thang điểm chung cho từng loại khách hàng sẽ có thể dẫn đến việc XHTD không còn đƣợc chính xác. Ngoài ra, việc đƣa ra điểm chuẩn cho từng chỉ tiêu cũng mới chỉ dựa theo một số hệ thống XHTD tiên tiến mà chƣa có sự điều chỉnh một cách thỏa đáng cho phù hợp với đặc điểm của VBARD. VBARD chia khách hàng ra thành 10 hạng căn cứ

100

vào số điểm khách hàng có đƣợc từ hạng AAA đến hạng D. Khách hàng bị xếp hạng CCC trở xuống sẽ không đƣợc vay tiền. Thực tế, nếu chúng ta coi hạng khách hàng là biến kết quả, thì các biến nguyên nhân để xác định đƣợc biến kết quả trên chính là các đánh giá về tính hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân vay tiền. Nhƣ vậy, nó tƣơng tự việc xác định biến kết quả PD. Điểm khác biệt quan trọng là trong trƣờng hợp thứ nhất đƣợc xác định theo phƣơng pháp “rời rạc”, trƣờng hợp thứ hai đƣợc xác định theo phƣơng pháp “liên tục” dựa trên các mô hình toán. Nhƣ vậy, VBARD có thể dựa luôn vào kết quả của PD để tái xếp hạng khách hàng. Điều này vừa đảm bảo tính logic vừa đảm bảo tính khoa học [23].

2.3.3.2.5. Thiếu hệ thống giám sát chất lượng hệ thống chấm điểm tín dụng

Hệ thống XHTD là một quy trình quan trọng và cần thiết trong hoạt động của VBARD. Kết quả XHTD của hệ thống có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của VBARD, quyết định việc tăng hay giảm dƣ nợ của VBARD. Do vậy, hệ thống cũng cần có sự giám sát chất lƣợng để có thế đảm bảo sự vận hành trơn tru, hạn chế sai sót trong kết quả xếp hạng.

2.3.3.2.6. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn

Nhƣ đã trình bày ở trên, để chấm điểm XHTD doanh nghiệp một cách chính xác, đòi hỏi ngƣời CBTD không chỉ nắm vững nghiệp vụ, mà còn am hiểu về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhƣ: môi trƣờng kinh doanh, thị trƣờng đầu vào, thị trƣờng đầu ra, tiềm năng phát triển của ngành… Để tích lũy đƣợc khối lƣợng kiến thức sâu rộng nhƣ vậy không thể trong một sớm một chiều mà cần phải có thời gian. Hiện nay tại VBARD, tỷ lệ số lƣợng CBTD có trình độ đánh giá thẩm định tốt là không nhiều, nguyên nhân chủ yếu bởi đội ngũ cán bộ lâu năm có kinh nghiệm đều đã lên quản lý hoặc phần đông chuyển sang các NHTM khác với đãi ngộ cao hơn trong khi đội ngũ CBTD mới tuyển vào chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khối lƣợng công việc. Không những thế, hoạt động bổ túc kiến thức cũng nhƣ nâng cao kiến thức cho đội ngũ CBTD của VBARD chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức, dẫn

101

đến việc một số CBTD của VBARD không đƣợc tiệm cận với những kiến thức về tài chính và những biến động kinh tế thời gian qua.

102

Kết luận chƣơng 2

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong những ngân hàng thực hiện hệ thống XHTD sớm nhất với đầy đủ hệ thống chỉ tiêu xếp hạng. Trên cở sở lý luận hệ thống XHTD, chƣơng 2 đã phân tích đầy đủ phƣơng pháp và ý nghĩa áp dụng của hệ thống XHTD đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD. Bên cạnh đó, chƣơng 2 đã đánh giá những ƣu điểm và những hạn chế của hoạt động XHTD đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD, và đây là cơ sở để chƣơng 3 đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hoạt động XHTD đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD.

103

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 107)