Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tăng cƣờng quản lý với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 137)

C Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSBĐ.

4 Lợi nhuận (sau thuế) của Công ty trong những

3.3.6. Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tăng cƣờng quản lý với hoạt động tín dụng

hoạt động tín dụng

Quản lý tín dụng là một mảng hết sức quan trọng trong hoạt động quản lý lĩnh vực tài chính ngân hàng của Nhà nƣớc. Chính sách quản lý tín dụng ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động tín dụng của các NHTM và do đó ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động xếp hạng tín dụng.

Trong việc hoạch định chính sách tín dụng, Nhà nƣớc cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hƣớng quá đột ngột gây ảnh hƣởng đến hoạt động của

127

NHTM. Bên cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng đang là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nƣớc cần tập trung tạo lập một môi trƣờng pháp lý lành mạnh, bổ sung, hoàn thiện đổi mới cơ chế chính sách, văn bản hƣớng dẫn hoạt động tín dụng cho các NHTM.

Song song với việc ban hành, hoàn thiện các văn bản nêu trên, Nhà nƣớc cũng cần tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát từ xa đối với hoạt động tín dụng của các NHTM. Hoạt động kiểm soát vừa phải đảm bảo quyền tự chủ của NH, vừa có biện pháp xử lý kịp thời khi có sai phạm hay rủi ro tín dụng xảy ra.

Môi trƣờng hoạt động tín dụng lành mạnh, có khung pháp lý điều chỉnh và hƣớng dẫn rõ ràng, trên cơ sở đó các ngân hàng có thể thiết lập các quy định phù hợp, các chính sách tín dụng nhất quán cho hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và nâng cao hiệu quả công tác xếp hạng tín dụng.

Kết luận chƣơng 3

Kết hợp cơ sở lý luận về hoạt động XHTD và thực trạng hoạt động XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD, cùng với phƣơng hƣớng hoạt động tín dụng và quản lý danh mục tín dụng tại VBARD, chƣơng 3 đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD để đạt đúng mục tiêu của hoạt động XHTD đối với một NHTM.

128

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro là một điều tất yếu không thể tránh khỏi đối với các NHTM. Vì vậy, điều cốt lõi nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chính là hoạt động quản lý RRTD, trong đó hạt nhân là quản trị RRTD. Việc quản lý RRTD đòi hỏi phải có triết lý tín dụng rõ ràng nhằm đặt ra những mức độ ƣu tiên về quản lý đối với từng thị trƣờng.

Có thể nói việc áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD còn rất mới mẻ, gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn là một trong những hƣớng giải quyết một cách cơ bản đối với vấn đề RRTD.

Luận văn đã đi sâu vào giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ theo thông lệ quốc tế đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn tại VBARD và đã đạt đƣợc một số kết quả về mặt lý luận, thực tế và giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại VBARD và đƣa ra một số kiến nghị

Đề tài về hoàn thiện hệ thống XHTD là một đề tài rộng và phức tạp, cần đƣợc hoàn thiện thƣờng xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, dù bản thân đã cố gắng tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu, song do hạn chế về thời gian, kiến thức, vì vậy những vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

129

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 137)