Moody’s và S&P

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 34)

IV Chỉ tiêu thu nhập

1.3.1.1. Moody’s và S&P

Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor's (S&P) là hai tổ chức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có thêm Fitch Investors Service. Ngày nay, các tổ chức tín nhiệm này của Mỹ hoạt động trên các thị trƣờng tài chính lớn và cả những thị trƣờng mới nổi trên toàn cầu. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này đƣợc đánh giá rất cao.

24

Moody's xếp hạng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ dựa trên 6 nhân tố chính, trong đó bao gồm 16 nhân tố phụ. Tỷ trọng các nhân tố phụ đƣợc các chuyên gia của Moody's xây dựng và điều chỉnh để có thể đánh giá đƣợc tốt nhất các doanh nghiệp trong danh mục của Moody's [41].

Bảng 1.2: Các nhân tố xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bán lẻ của Moody’s

Nhân tố xếp hạng Tỷ trọng nhân tố Nhân tố phụ Tỷ trọng nhân tố phụ Doanh nghiệp và biến động dòng tiền 13% Tính biến động của sản phẩm bán lẻ 6% Sự đa dạng hóa khu vực hoạt động 4% Tính thời vụ của dòng tiền hoạt động

kinh doanh

3% Vị thế trong ngành

bán lẻ

26.50% Doanh thu 10%

Thị phần theo phân đoạn và khả năng cạnh tranh

10% Khả năng sinh lợi và quản lý chi phí 7% Đầu vào / ra sản

phẩm

12% Chất lƣợng kinh doanh 5%

Chuỗi cung ứng 7%

Các đối thủ mới 7.50% Đầu tƣ vào chất lƣợng cửa hàng 3%

Rào cản gia nhập ngành 5% Chính sách tài chính / thanh khoản 8% 8% Các tỷ số chính 33% Nợ/EBITDA 8% RCF/Nợ thuần 8% EBITA/Lãi vay 7% FCF/Nợ thuần 3% CFO/Nợ 7% Tổng 100% 100%

25

Phƣơng pháp tính điểm của Moody's qua 5 bƣớc.

B1: Từng nhân tố phụ sẽ sẽ đƣợc đánh giá theo các hạng mức từ Aaa đến Caa bằng cách so sánh giá trị từng nhân tố phụ của công ty với giá trị chuẩn mà Moody's đƣa ra. Nhân tố đó nằm ở hạng mức nào thì sẽ ghi số 1 vào ô tƣơng ứng với nó.

B2: Sau khi đã điền số 1 vào đầy đủ các nhân tố, chúng ta nhân các ô chứa số 1 này với Tỷ trọng nhân tố phụ ở Bảng 1 và tính tổng theo từng mức xếp hạng Aaa - Caa.

B3: Điều chỉnh theo Trọng số ứng với từng hạng mức. Tổng điểm của các nhân tố phụ ở B1 nằm trong mức từ Ba trở xuống thì trọng số của hạng mức sẽ càng cao (1.5, 2.8, 3). Sự điều chỉnh mang tính thận trọng này làm cho sự sụt giảm trong nhân tố này không thể bù đắp đƣợc bởi sự gia tăng của nhân tố khác, nhằm phân biệt tốt hơn nhóm đầu tƣ (invested grade) và không đầu tƣ (speculated grade).

B4: Trong bƣớc này ta điều chỉnh điểm số ở B3 thành tỷ lệ phần trăm trên tổng điểm của các hạng mức.

B5: Nhân % điểm số ở B4 với Giá trị điều chỉnh thang đo để điều chỉnh sang thang đo của Moody's, chúng ta có tổng điểm là 4.4. So với Bảng 5 thì doanh nghiệp này đƣợc xếp hạng Aa.

Bảng 1.3: Thang điểm xếp hạng ngành bán lẻ của Moody’s

Xếp hạng Aaa Aa A Baa Ba B Caa

Tổng điểm 0-1.49 1.5-4.49 4.5-7.49 7.5-10.49 10.5-13.49 13.5-16.49 16.5-18

(Nguồn: Global Retail Industry, Moody’s)

Phƣơng pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trƣờng ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp, trong đó chú trọng vào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ.

Cụ thể hơn, để XHTD doanh nghiệp, Moody’s sẽ đánh giá dựa trên các yếu tố sau:

-Xu hƣớng phát triển của ngành và quốc gia, trong đó sẽ phân tích trên các nội dung nhƣ tính chất có thể tổn thƣơng của ngành do chu kỳ kinh tế, cạnh tranh

26

trong nƣớc và quốc tế, khuynh hƣớng pháp luật, hàng rào thƣơng mại, tính dễ bị tổn thƣơng do thay đổi công nghệ, tỷ giá hối đoái, các nhân tố chi phí…

-Chất lƣợng quản lý và quan điểm về rủi ro: Định hƣớng chiến lƣợc, triết lý tài trợ, sự bảo thủ, vấn đề lập báo cáo, quan hệ công ty mẹ và công ty con, tính liên tục của kế hoạch, hệ thống kiểm soát.

-Hoạt động kinh doanh và vị thế cạnh tranh, trong đó tập trung vào việc đánh giá vị thế của công ty liên quan đến nhóm so sánh trong cùng ngành trên các nội dung: Quan điểm về thị phần thị trƣờng, đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh và thu nhập, cơ cấu chi phí, hoạt động kinh doanh của nƣớc chủ nhà, triển vọng với vấn đề bảo lãnh của Chính phủ và trợ giúp của pháp luật.

-Vị thế tài chính và nguồn thanh toán: gồm việc phân tích một cách cẩn thận các báo cáo tài chính trong 5 năm qua hoặc lâu hơn. Cụ thể sẽ đánh giá các vấn đề: Sự linh hoạt về tài chính, tầm quan trọng của tính thanh khoản, dự trữ thanh toán.

-Cơ cấu công ty: tầm quan trọng của công ty con với công ty mẹ, điều kiện tài chính, môi trƣờng pháp lý, các bên liên doanh và các thỏa thuận liên kết.

-Bảo lãnh và thỏa thuận bảo trợ của công ty mẹ. -Rủi ro sự kiện đặc biệt.

Tóm lại, có hơn 100 chỉ tiêu nhỏ đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm đƣa ra kết quả xếp hạng cuối cùng.

So với Moody’s thì hệ thống ký hiệu xếp hạng của S&P có thêm ký hiệu r, nếu ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp có kèm thêm ký hiệu này có nghĩa cần chú ý những rủi ro phi tín dụng có liên quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 34)