Tình hình dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 56)

IV Chỉ tiêu thu nhập

2.1.3.1.Tình hình dư nợ tín dụng

c. Giai đoạn 1996 đến nay.

2.1.3.1.Tình hình dư nợ tín dụng

Tổng dƣ nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2007-2011 tăng liên tục với mức tăng bình quân 19,1% [35]. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của VBARD nhìn chung ổn định trong những năm gần đây và nằm trong mức giới hạn của NHNN.

Bảng 2.1. Dƣ nợ cho vay của VBARD

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

46

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng 33,3% 17,5% 21,2% 20,17% 17%

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTD của VBARD giai đoạn năm 2007-2011)

Bảng 2.1. cho thấy tốc độ tăng trƣởng cho vay khá bền vững qua các năm và phụ thuộc vào tốc độ phát triển của nền kinh tế, dƣ nợ cho vay tăng đều qua các năm từ năm 2007 đến năm 2011. Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao, vì vậy, mức cho vay của VBARD đạt mức tăng trƣởng cao nhất là 33,3%, năm 2008 và năm 2010, 2011 là năm kinh tế có nhiều khó khăn nhƣng mức dƣ nợ cho vay vẫn tƣơng đối cao phản ánh vị trí chiếm lĩnh của VBARD trên thị trƣờng.

Trong đó tỷ lệ cho vay trung dài hạn đang đƣợc ngân hàng duy trì xung quanh mức 40% trong 5 năm gần đây. Bảng 2.2

Bảng 2.2. Danh mục cho vay theo thời hạn vay của VBARD

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Dƣ nợ cho vay ngắn hạn 145.995 171.436 213.416 253.585 278.052 Dƣ nợ cho vay trung dài hạn 96.185 113.181 140.696 161.170 183.488 Tổng dƣ nợ cho vay 242.180 284.671 345.112 414.755 461.540 % Dƣ nợ cho vay ngắn hạn 60,00% 60,20% 60,30% 61,1% 61,3% % Dƣ nợ cho vay trung dài hạn 40,00% 39,80% 39,70% 38,9% 38,7%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2007-2011)

Tuy nhiên tỷ lệ này đƣợc xem là cao do đó ngân hàng cần thận trọng với các hợp đồng trung và dài hạn bởi rủi ro của cho vay trung dài hạn rất lớn ảnh hƣởng mạnh đến tình hình thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng. Theo chính sách tín dụng của VBARD chú trọng cho vay trung dài hạn có xu hƣớng giảm hơn so với cho vay ngắn hạn, cụ thể năm tháng đầu năm 2011 tỷ lệ cho vay trung dài hạn giảm xuống còn 38.7% so với năm 2007 là 40%. Một lý do nữa nguồn vốn huy động của VBARD chủ yếu là nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn ngắn thƣờng chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động của VBARD (73% năm 2010, 79% năm 2011).

47

Năm 2010 và năm 2011, VBARD đã tập trung thu hồi dƣ nợ đến hạn, nợ quá hạn quay vòng vốn cho vay theo chƣơng trình kích cầu của Chính Phủ và cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo chủ chƣơng của Đảng, Nhà nƣớc. Thực hiện giảm dƣ nợ ở khu vực các thành phố lớn. Kiên quyết trong chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ tại từng đơn vị thành viên, tập trung cân đối vốn để cho vay nông nghiệp nông thôn.

Về tình hình cho vay theo thành phần kinh tế, VBARD tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng truyền thống, tỷ trọng dƣ nợ cho nông dân và hộ kinh doanh cá thể chiếm trên 50% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nƣớc giảm từ 7,96% năm 2007 xuống 5,4% năm 2010 và chỉ còn 4,79% trong năm 2011. Thành phần kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ với tình hình tài chính tốt, hoạt động hiệu quả đang trở thành mục tiêu của ngân hàng. Dƣ nợ cho vay đối với đối tƣợng này trong những năm qua tăng khá mạnh từ 36,3% năm 2007 đến 43,51% trong năm 2011. Hiện nay VBARD có hơn 700 hợp tác xã vay vốn tại VBARD chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng, năm 2011 con số này là 0,3% [14]. (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Danh mục cho vay theo thành phần kinh tế của khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh nghiệp Nhà nƣớc 19.282 19.483 26.632 22.406 22.115

Doanh nghiệp ngoài QD 87.912 134.926 142.945 179.704 200.805

Hợp tác xã 672 1276 1063 1009 1350

Hộ sản xuất và cá nhân 134.314 155.685 183.472 211.636 237.270

Tổng dƣ nợ cho vay 242.180 284.671 345.112 414.755 461.540

% Doanh nghiệp Nhà nƣớc 7,96% 6,84% 7,72% 5,4% 4,79%

% Doanh nghiệp ngoài QD 36,30% 47,40% 41,42% 43,3% 43,51%

48

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

% Hộ sản xuất và cá nhân 55,46% 54,69% 53,16% 51% 51,4% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng hợp từ BCTD của VBARD giai đoạn năm 2007-2011

Về cơ cấu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt trong năm 2010 và năm 2011, nguồn vốn đầu tƣ cho khu vực “tam nông” của VBARD đã góp phần không nhỏ vào sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Cho vay thu mua lƣơng thực dƣ nợ năm 2011 tăng 89% so với đầu năm; cho vay xuất khẩu cà phê dƣ nợ đạt 7157 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,6% dƣ nợ cho vay nền kinh tế. Dƣ nợ cho vay đối với ngành thủy sản 19415 tỷ đồng chiếm 4,2% so với dƣ nợ nền kinh tế, trong đó chủ yếu là cho vay khai thác, nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản, thu mua kinh doanh thủy sản, chế biến bảo quản thủy sản và xuất khẩu thủy sản. Đầu tƣ khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu đối với Hộ gia đình đáp ứng nhu cầu cho thị trƣờng tiêu thụ nội địa và gia tăng xuất khẩu là lợi thế của VBARD. (Bảng 2.4)

Bảng 2.4. Thành phần danh mục cho vay theo lĩnh vực ngành nghề

Tiêu chí 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng

Tổng dƣ nợ 345.112 100% 414.755 100% 461.540 100%

Cho vay NNNT 241.858 70,08% 282.863 68,20% 313.848 68%

Thủy Sản 15.892 4,60% 17.395 4,19% 19.415 4,21%

Cà phê 6.605 1,91% 6.494 1,57% 7.157 1,55%

Cho vay trang trại 4.555 1,32% 5.750 1,39% 6.512 1,42%

Cho vay làng nghề truyền thống 7.761 2,25% 8.761 2,11% 10.018 2,17%

Cho vay tiêu dùng 36.536 10,59% 56.170 13,54% 58.023 12,57%

49 Điện 11.006 3,19% 15.229 3,67% 17.557 3,81% Điện 11.006 3,19% 15.229 3,67% 17.557 3,81% Xi Măng 6.053 1,75% 6.640 1,60% 6.985 1,51% Ngành xây dựng 39.154 11,35% 44.254,4 10,67% 46.589 10.1% Bất Động Sản 17.087 4,95% 17.255 4,16% 15.598 3,4% Ngành TM DV 14.793 4,29% 22.438 5,41% 23.778 5,15%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2009-2011)

Qua bảng trên cho thấy Dƣ nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm gần 20% dƣ nợ cho vay doanh nghiệp. Dƣ nợ ngành điện lực chiếm khoảng 4% dƣ nợ cho vay đối với nền kinh tế , dƣ nợ cho vay đối với ngành xi măng chiếm gần 2% dƣ nợ cho vay đối với nền kinh tế. Đối với cho vay kinh doanh bất động sản, dƣ nợ cho vay bất động sản chiếm gần 4% dƣ nợ cho vay đối với nền kinh tế và có xu hƣớng giảm dần do chính sách tín dụng của VBARD hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này vì đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Nếu tính cả kinh tế hộ, cá thể và đối tƣợng mua, sửa chữa nhà thì tổng dƣ nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ hơn 10% dƣ nợ cho vay kinh tế.

Bảng 2.5: Danh mục cho vay theo loại tiền của VBARD

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Cho vay VND 221.171 262.516 326.373 379.407 416.520

Cho vay ngoại tệ quy đổi VND 21.009 22.101 27.739 35.348 45.020 Tổng dƣ nợ cho vay 242.180 284.671 345.112 414.755 461.540

%Cho vay VND 91,33% 92,24% 91,96% 95,81% 90,24%

%Cho vay ngoại tệ quy đổi VND 8,67% 7,76% 8,04% 4,19% 9,76%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2007-2011)

VBARD chủ yếu thực hiện cho vay bằng đồng nội tệ, tỷ lệ cho vay bằng các đồng tiền khác nhƣ USD, EURO, CNY, JPY.. chiếm tỷ lệ rất thấp thậm chí có xu hƣớng giảm về tỷ trọng trong tông dƣ nợ cho vay qua các năm. Lý do cơ bản là đặc

50

thù danh mục cho vay của VBARD tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (dƣ nợ khu vực này hơn 70% tổng dƣ nợ cho vay) và hoạt động của lĩnh vực này chủ yếu là nội địa.

Bảng 2.6. Danh mục cho vay theo vùng kinh tế của VBARD

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Khu vực miền núi cao Biên giới 8.140 10.192 13.422 17.430 19.816

Khu vực Trung du Bắc Bộ 17.036 20.123 24.903 30.043 33.842 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực TP Hà nội 29.176 37.186 58.799 70.225 82.926

Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng 31.155 34.362 34.212 42.542 46.091

Khu vực Khu 4 cũ 16.558 19.349 24.535 29.587 33.534

Khu vực Duyên Hải Miền trung 17.037 19.922 24.768 28.795 32.545

Khu vực Tây nguyên 17.104 18.851 23.675 27.845 29.553

Khu vực TP Hồ Chí Minh 46.676 58.197 72.692 78.403 84.189

Khu vực Đông nam bộ 23.104 25.338 28.818 32.072 36.548

Khu vực Tây nam bộ 36.196 41.097 48.267 57.812 62.496

Tổng dƣ nợ cho vay 242.180 284.671 345.112 414.755 461.540

%Khu vực miền núi cao Biên giới 3,36% 3,58% 3,89% 4,2% 4,29%

%Khu vực Trung du Bắc Bộ 7,03% 7,07% 7,22% 7,2% 7,33%

%Khu vực TP Hà nội 12,05% 13,06% 17,04% 16,9% 18%

%Khu vực Đồng Bằng Sông Hồng 12,86% 12,07% 9,91% 10,3% 9,99%

%Khu vực Khu 4 cũ 6,84% 6,80% 7,11% 7,1% 7,27%

%Khu vực Duyên Hải Miền trung 7,03% 7,00% 7,18% 6,9% 7,05%

%Khu vực Tây nguyên 7,06% 6,62% 6,86% 6,7% 6,4%

%Khu vực TP Hồ Chí Minh 19,27% 20,44% 21,06% 18,9% 18,24%

%Khu vực Đông nam bộ 9,54% 8,90% 8,35% 7,7% 7,92%

%Khu vực Tây nam bộ 14,95% 14,44% 13,99% 13,9% 13,55%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2007-2011)

Với số liệu trên cho thấy danh mục cho vay của VBARD tập trung vào các khu vực, các vùng có trình độ kinh tế phát triển và đặc biệt tập trung vào 2 thành

51

phố lớn nhất là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh và mức độ tập trung ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh của VBARD hƣớng vào nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Việt Nam mặc dù ít bị ảnh hƣởng nhƣng nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, đối tƣợng bị ảnh hƣởng nhiều nhất là các doanh nghiệp và cá nhân. Đối tƣợng cá nhân và doanh nghiệp vay vốn chủ yếu tập trung ở các khu vực này, vì vậy tập trung danh mục cho vay ngày càng nhiều vào đây rủi ro sẽ có nguy cơ gia tăng.

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của VBARD

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Nợ xấu (loại 3-5) 4.589 7.699 9.266 11.103 267.693 Tổng dƣ nợ 242.180 284.671 345.112 414.755 461.540

Tỷ lệ Nợ xấu 1,9% 2,68% 2,6% 2,76% 6,1%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2007-2011)

Năm 2008 do suy giảm kinh tế toàn cầu, do thời tiết không thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn do đó tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Năm 2009, nợ xấu của VBARD là 2,6% so với tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành là 2,64%, tỷ lệ nợ xấu của khối các tổ chức nƣớc ngoài tại Việt nam chiếm dƣới 1% trong tổng dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng đƣợc đƣa ra theo bảng dƣới đây cho thấy nợ xấu cuả VBARD phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng chƣa cao, công tác quản lý rủi ro cho cả danh mục của VBARD chƣa thật hiệu quả. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 con số đột nhiên tăng 6,1% vƣợt qua con số kế hoạch. Một lý do cơ bản dẫn đến sự gia tăng đột biến này là do thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng vàng và ngoại tệ có sự biến động cực kỳ mạnh ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Qua bảng 2.8 phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế ta thấy nợ xấu trong ngành Nông, Lâm ngƣ nghiệp, thủy hải sản có nợ quá hạn lớn hơn so với các ngành khác. Đặc biệt năm 2011 ngành nông lâm nghiệp nợ xấu là 4,75%, ngành thủy sản nợ xấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52

là 4,91%vƣợt xa mức nợ xấu bình quân của danh mục cho vay, sở dĩ nhƣ vậy trong phần cho vay với lĩnh vực này, VBARD thực hiện cho vay theo tinh thần nghị quyết TW7 cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Mặt khác do nền kinh tế toàn cầu suy giảm, chỉ số lạm phát cao ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn vốn trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên đây là lĩnh vực lợi thế cạnh tranh của ngân hàng và mặc dù lĩnh vực này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết các yếu tố khách quan nhƣng tỷ lệ nợ quá hạn đối với lĩnh vực này có xu hƣớng giảm rõ rệt qua các năm. Căn cứ vào kết quả nợ xấu theo lĩnh vực ngành nghề, giúp cho VBARD điều chỉnh danh mục cho vay theo hƣớng những lĩnh vực có tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm. Một điều cần chú ý là cho vay tiêu dùng những năm vừa qua VBARD có xu hƣớng gia tăng trong khi tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này có xu hƣớng tăng mạnh 0,7% năm 2007 lên đến 1,88% năm 2011. Điều này cũng là một cơ sở để VBARD lựa chọn lại kết cấu danh mục cho vay và xem xét hệ thống XHTD nội bộ một cách phù hợp hơn.

Bảng 2.8: Nợ xấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Nợ xấu (tổng cộng) 1,9% 2,68% 2,6% 2,67% 6,1%

Nông lâm nghiệp 3,85% 4,46% 4,1% 3,9% 4,75%

Thủy hải sản 3,1% 5,8% 4,21% 4,01% 4,91%

Cà phê 3,5% 3,3% 3,8% 3,3% 3,78%

Công nghiệp 0,79% 1,68% 1,7% 1,8% 2,89%

Thƣơng mại dịch vụ 0,57% 1,1% 1,8% 1,98% 2,47%

Cho vay tiêu dùng 0,7% 0,3% 1,08% 1,53% 1,88%

Khác 1,46% 1,8% 2,3% 2,4% 2,93%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2007-2011)

Bảng 2.9: Nợ xấu danh mục cho vay theo Vùng kinh tế

Tiêu chí 2008 2009 2010 2011

53

Tiêu chí 2008 2009 2010 2011

Miền núi cao Biên giới 3.58% 1.5% 3.89% 2% 4.2% 1.5% 4.3% 0.9%

Trung du Bắc Bộ 7.07% 2.9% 7.22% 1.8% 7.2% 1.4% 7.4% 3.3%

TP Hà Nội 13.06% 2.4% 17.04% 4% 16.9% 4.3% 17.7% 6.4%

Đồng Bằng Sông Hồng 12.07% 2.6% 9.91% 2% 10.3% 1.3% 10.6% 1.3%

Khu 4 cũ 6.80% 1.8% 7.11% 1.8% 7.1% 1.3% 7.3% 1.5%

Duyên Hải Miền trung 7.00% 3% 7.18% 3% 6.9% 2.8% 7.1% 3.0%

Tây nguyên 6.62% 3.9% 6.86% 2.5% 6.7% 1.9% 6.6% 2.4%

TP Hồ Chí Minh 20.44% 2.2% 21.06% 3.1% 18.9% 9.2% 17.1% 17.6%

Đông nam bộ 8.90% 2.6% 8.35% 2.5% 7.7% 2.2% 8% 2.3%

Tây nam bộ 14.44% 3.4% 13.99% 2.3% 13.9% 1.6% 14% 2%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng của VBARD giai đoạn 2007-2011)

Dƣ nợ đối với 2 thành phố lớn là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dƣ nợ danh mục cho vay và có xu hƣớng ngày càng mở rộng trong danh mục cho vay, đặc biệt đây là nơi tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp lớn nhất, và có số chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu >5% nhiều nhất, vì vậy tỷ lệ nợ xấu của 2 thành phố trên luôn ở mức rất cao, thậm chí năm 2011 tỷ lệ nợ xấu Hà nội là 6,4% và thành phố Hồ Chí Minh là 17,6% (đây là thành phố có tỷ lệ nợ xấu lớn nhất).

Cụ thể về số lƣợng chi nhánh của VBARD có tỷ lệ nợ xấu vƣợt quá 5% ngày càng xu hƣớng gia tăng, năm 2011 con số này là 43 chi nhánh trên tổng 159 chi nhánh chiếm 27% số chi nhánh của VBARD, trong đó có 30 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Số chi nhánh có mức nợ xấu đáng báo động trên chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn có dƣ nợ lớn nhất là thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.10: Số lƣợng chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu >5% tại VBARD

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011

Số chi nhánh 9 12 12 23 43

54

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 56)