Luật Điều tra và Tố tụng Hình sự của Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Trang 49)

Luật Điều tra và Tố tụng hình sự của Vương quốc Anh được Nữ hoàng thông qua, với sự tư vấn và đồng thuận của các Nghị sĩ thuộc cả Thượng viện và Hạ viện ngày 4 tháng 7 năm 1996. Luật này quy định về điều tra hình sự và tố tụng hình sự.

Kết cấu của Luật Điều tra và Tố tụng hình sự của Vương quốc Anh khá đồ sộ nhưng không quy định thành các điều luật cụ thể mà toàn bộ nội dung của luật được chia thành 7 phần chính và phần phụ lục. Cụ thể: Phần 1: Tiết lộ; phần 2: Điều tra hình sự; phần 3: Xét hỏi sơ bộ; phần 4: Phán quyết; phần 5: Đưa vụ án ra xét xử chuyển giao; phần 6: Tòa án cảnh sát; phần 7: Những quy định chung. Phần phụ lục gồm có 5 phụ lục: Phụ lục 1: Xét hỏi sơ bộ tại Tòa án cảnh sát; Phụ lục 2: Tuyên bố và ghi chép; Phụ lục 3: Lừa đảo; Phụ lục 4: Cải tiến áp dụng cho Bắc Ai-len; Phụ lục 5: Hủy bỏ.

Điều đáng nói là trong cả 7 phần và 5 phụ lục nêu trên đều không có phần nào quy định về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự do hành vi phạm tội gây ra, cũng không có quy định nào nói về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án như trong pháp luật của Việt Nam và các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law. Như vậy, Luật Điều tra và Tố tụng hình sự của Vương quốc Anh không quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự và cũng không đề cập đến việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự mà chỉ có các quy định thuần túy về điều tra hình sự và tố tụng hình sự.

* * *

Qua phân tích pháp luật tố tụng hình sự của một số nước nêu trên, chúng tôi xin rút ra một nhận xét như sau: về cơ bản, luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới không quy định việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Đặc biệt, các nước theo hệ thống pháp luật Common Law mà đại diện điển hình là Vương quốc Anh thường có sự tách biệt rạch ròi giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Một hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại có thể dẫn đến hai tố quyền là tố quyền hình sự và tố quyền dân sự. Theo hệ thống pháp luật common law thì có sự phân biệt rõ ràng giữa pháp luật về hành vi gây thiệt

hại ngoài hợp đồng và pháp luật về hình sự nên trong thủ tục tố tụng hình sự không giải quyết vấn đề về trách nhiệm dân sự. Vấn đề dân sự phát sinh khi có hành vi phạm tội không được giải quyết theo luật tố tụng hình sự mà được giải quyết theo một vụ kiện dân sự khác. Chính vì vậy, trong luật tố tụng hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật common law không có điều luật nào quy định về việc giải quyết vấn đề dân sự. Tuy nhiên, pháp luật của các nước theo hệ thống Civil Law mà đại diện điển hình là Cộng hòa Pháp lại thừa nhận và giải quyết vấn đề dân sự phát sinh do hành vi phạm tội gây ra trong cùng vụ án hình sự đó hoặc có thể tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự giống như luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tòa hình sự xét xử một lần vụ kiện chung về hình sự và dân sự để quyết định về phần hình phạt và phần bồi thường thiệt hại phát sinh trong vụ án.

Chương 2

Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo pháp luật

tố tụng hình sự việt nam

Một phần của tài liệu Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)